CSVN chạy trốn ác mộng Formosa!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ông Trần Hồng Hà lại chọc giận thiên hạ vào những ngày đầu năm 2017 khi ký quyết định công bố 10 sự kiện nổi bật của ngành Tài nguyên – Môi trường năm 2016. Trong 10 sự kiện này hoàn toàn không có biến cố cá chết hàng loạt xảy ra ở 4 tỉnh miền Trung do công ty gang thép Hưng Yên Formosa gây ra vào đầu tháng 4 năm 2016.

Nhưng trong 10 sự kiện được chọn, có hai sự kiện là hệ quả của biến cố Formosa được đưa vào phần đầu của danh sách lựa chọn. Đó là:

– Hội nghị trực tuyến của Chính phủ về công tác bảo vệ môi trường và ban hành chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31-8-2016 về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường.

– Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia giai đoạn 2016 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Đây là bản quy hoạch được Bộ Tài nguyên – Môi trường vội vã soạn thảo nhằm khỏa lấp những lỗ hổng trong việc theo dõi vấn đề xả nước thải cực độc của công ty Formosa.

Trong khi đó, Bộ Tài nguyên – Môi trường lại lấp liếm đưa một số sự kiện hoàn toàn không liên hệ trực tiếp đến môi trường. Ví dụ như:

– Ban hành chương trình hành động của Ban cán sự đảng, Ban chấp hành Đảng bộ Bộ TN-MT thực hiện nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XII.

– Phát hiện mới về khoáng sản đồng và quặng urani tại xã Đăk Ruồng, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

– Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020.

Rõ ràng là ông Trần Hồng Hà đã làm theo chỉ thị của ông Nguyễn Phú Trọng và Bộ chính trị để dàn dựng ra một quyết định nhằm vào hai mục tiêu.

Trên mặt dư luận, coi biến cố Formosa không đáng kể và mọi việc đã được giải quyết xong. Tức là vụ cá chết hàng loạt không có ảnh hưởng lớn lên môi trường biển miền Trung.

Trên mặt nội bộ, không truy cứu trách nhiệm những cán bộ liên hệ trong vụ Formosa vì sẽ gây ra những phân hóa trầm trọng trong nội bộ do chính sách đầu tư sai lầm và guồng máy ăn chia với các tập đoàn đầu tư ngoại quốc.

Nói cách khác, chủ tâm của lãnh đạo CSVN là cố tình loại bỏ biến cố cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung ra khỏi các tài liệu, văn kiện của đảng và chính quyền.

Một biến cố đã làm ảnh huởng đến đời sống của hàng triệu người dân sống về nghề biển, du lịch, dịch vụ tại 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế lại không được nhắc đến trong 10 sự kiện môi trường, cho thấy là lãnh đạo CSVN đang tìm cách trốn chạy ác mộng Formosa.

Thật vậy, biến cố cá chết hàng loạt đã buộc công ty Formosa phải bồi thường 500 Triệu Mỹ Kim và hiện nay nhà máy thép chưa có thể chính thức vận hành theo quy định của Bộ Tài nguyên – Môi trường, cho thấy đây không phải là biến cố… nghe qua rồi bỏ ngoài tai.

Tại sao CSVN lại cố tình chạy trốn ác mộng Formosa?

Thứ nhất, hiện có ít nhất 6 nơi trên lãnh thổ Việt Nam đang có nguy cơ bộc phát thành những thảm họa môi trường như đã xảy ra tại Vũng Áng do công ty Formosa gây ra. Đây là hệ quả của 30 năm mở cửa vận động đầu tư một cách bừa bãi, tạo ra những ngòi nổ không chỉ về môi trường mà tác động đến lãnh vực chính trị, xã hội. CSVN không muốn nhắc đến Formosa là nhằm che đậy những lo âu của chính họ về một số sự cố môi trường có thể bùng nổ ở Thái Nguyên, Quảng Ngãi, Ninh Bình, Đồng Nai, Cần Thơ trong thời gian tới. CSVN hoàn toàn bó tay trước những thảm họa môi trường không thể tránh khỏi do 2 yếu tố: tham lam và kém cỏi.

Thứ hai, Formosa đã nhận tội, nhưng chưa có cán bộ cao cấp nào ở Hà Tĩnh cũng như Trung Ương đứng ra nhận tội về biến cố cá chết hàng loạt. Với một biến cố đã gây tác hại đến đời sống của hàng triệu người dân, gây ô nhiễm môi trường biển kéo dài từ 40 đến 80 năm mà không có một cán bộ nào bị kỷ luật, hay ít ra là bị cảnh cáo, cho thấy là lãnh đạo CSVN đã a tòng với nhau để trốn trách nhiệm, a tòng với kẻ gây tội để tiếp tục hưởng lợi riêng. Trong khi đó, Nguyễn Phú Trọng làm rùm beng vụ truy tố Trịnh Xuân Thanh đang bỏ trốn, cũng như buộc Quốc hội bàn thảo việc kỷ luật một cán bộ đã về hưu để “xử” Vũ Huy Hoàng, cho thấy là lãnh đạo CSVN cố tình dùng chiêu bài đánh tham nhũng để khỏa lấp trách nhiệm về sự cố Formosa.

Thứ ba, để dập tắt phong trào khiếu kiện của bà con ngư dân hiện đang xảy ra trên địa bàn Hà Tĩnh nên phải nhanh chóng cho sự cố Formosa chìm xuồng. Nói cách khác, lãnh đạo CSVN cố tình coi Formosa đã sang trang, vì thế sẽ cho công an ra tay đàn áp và ngăn chận mọi cuộc tụ họp nộp đơn khiếu kiện tại Tòa án Thị Xã Kỳ Anh hoặc biểu tình phản đối trước cổng Formosa. Mục tiêu của CSVN là nhằm ngăn ngừa những biến động chính trị – xã hội do sự căm phẫn của ngư dân về chính sách bồi thường thiệt hại đang rơi vào vòng luẩn quẩn, bế tắc do sự phân biệt đối xử và guồng máy tham nhũng của chính quyền.

Ông Vũ Minh Sơn, vụ trưởng Vụ thi đua – Khen thưởng và Tuyên truyền của Bộ Tài nguyên – Môi trưởng giải thích rằng việc không đưa biến cố cá chết hàng loạt do Formosa gây ra trong 10 sự kiện môi trường 2016 là vì không đóng góp gì cho sự nghiệp phát triển đất nước. Giải thích này càng cho thấy não trạng của lãnh đạo đảng CSVN đang có vấn đề về tầm nhìn phát triển đất nước, và sự vô trách nhiệm, vô lương tâm của họ trong suốt giai đoạn giải quyết vấn nạn Formosa.

Không coi biến cố cá chết hàng loạt là một sự cố môi trường lớn trong năm 2016, lãnh đạo CSVN vừa không thành thật với nhân dân, vừa tự lừa đảo chính mình trong khả năng ngăn ngừa và giải quyết những vấn nạn của đất nước, và chắc chắn sẽ tiếp tục đưa Việt Nam tới các thảm họa môi trường to lớn khác trong nay mai.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng bí thư đảng CSVN kiêm chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại phiên thảo luận chung Đại hội đồng LHQ khóa 79, hôm 22/09/2024. Ảnh: AP

Tô Lâm ở Mỹ: đừng hy vọng để rồi thất vọng!

Trong chuyến đi Hoa Kỳ, ông Tô Lâm đọc những bài diễn văn soạn sẵn đầy những hình ảnh và từ ngữ lung linh về “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” về “kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại,” nhưng đằng sau đó là gì?

Tuyến cáp quang biển nối kết Internet Việt Nam với thế giới. Ảnh: Internet

Đáng lo

Tôi có một người bạn thường về làm ăn ở Việt Nam. Anh nói một trong những vấn đề đáng lo nhất ở Việt Nam là các cán bộ, nếu không muốn nói là, tất cả các cán bộ, đều không tha thiết làm việc gì cả nếu chúng không có lợi cho bản thân họ. Lợi ích cho quốc gia? Mặc kệ! Mỗi người chỉ biết lo, trước hết, cho lợi ích của chính họ.

Văn Bút Mỹ (Pen America) kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt khi gặp gỡ Tô Lâm. Ảnh: Getty Images

Văn Bút Mỹ kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt với Tô Lâm

“Chúng tôi cũng kêu gọi Tổng thống Biden và chính phủ Hoa Kỳ đưa vấn đề nhân quyền vào trọng tâm của quan hệ ngoại giao với Việt Nam và vận động trả tự do cho những người vẫn đang bị giam giữ bất công,” bà Anh-Thu Vo, Giám đốc nghiên cứu và vận động của PEN America, đưa ra kiến nghị.

Người Việt Nam biểu tình phản đối TBT - Chủ tịch nước Tô Lâm trước trụ sở LHQ ở New York hôm 22/9/2024. Nguồn: RFA/ Facebook Việt Tân

Tổ chức phi chính phủ gửi thư ngỏ đề nghị Mỹ và các nước phương Tây cấm vận TBT Tô Lâm

Các nhóm tham gia bức thư ngỏ bao gồm Việt Tân, Hội Anh Em Dân Chủ, ACAT tại Bỉ, Pháp và Đức đã liệt kê trong bức thư năm điểm đáng chú ý về vấn đề vi phạm nhân quyền mà ông cựu Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã thực hiện bao gồm: Bắt cóc quốc tế, sử dụng bạo lực với dân, đàn áp những người bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động xã hội, bắt các nhà hoạt động phải sống lưu vong, kẻ thù của Internet.