Lãnh đạo độc tài Equatorial Guinea bị tòa Pháp xử về Tài Sản Phi Pháp

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Teodorin Obiang, 47 tuổi là Phó Tổng Thống của Equatorial Guinea, con của đương kim Tổng Thống Teodoro Obiang Nguema Mbasogo đang cầm quyền từ 37 năm qua, sẽ bị tòa án Pháp xét xử vào ngày 2/1/2017 về tội rửa tiền, thâm lạm của công, tham nhũng và biển thủ công qũy. Đây là một mốc điểm quan trọng trong vụ án lịch sử kéo dài từ hơn 10 năm qua, giữa một bên là những người dân can đảm yêu chuộng công lý, công bằng tại Equatorial Guinea và các Tổ Chức Phi Chính Phủ Transparency International France, SHERPA và một bên là Teodorin Obiang, đại diện cho guồng máy độc tài, tham nhũng, bòn rút của công để làm giàu bất chính.

Vụ này báo hiệu cho số phận tương lai các thành phần độc tài còn đang tại chức hay không còn cầm quyền trên thế giới: không còn có thể nương náu an toàn dù ở bất kỳ nơi nào để thụ hưởng tài sản phi pháp (TSPP).

Tài sản phi pháp của Teodorin Obiang được ước lượng lên hơn 600 triệu Euro, trong một xứ mà hơn phân nửa dân số sống dưới mức nghèo đói. Ông Obiang đã dùng tiền của công qũy quốc gia, đến từ dịch vụ bán dầu hỏa, để mua một biệt thự tại số 42 Avenue Foch, gần Khải Hoàn Môn (Arc de Triomphe), gồm 6 tầng, 101 phòng, với diện tích 5000 thước vuông, trị giá ít nhất 100 triệu Euro. Trong những lần viếng thăm Paris, Teodorin Obiang đã tốn cho chi phí ở khách sạn 5 sao Crillon hơn 580.000 Euro trong 5 năm qua. Ngoài ra Teodorin còn mua hàng chục chiếc xe loại sang như Maserati, Rolls Royce, Bentley, Ferrari, Aston Martin… trị giá tổng cộng hơn 5 triệu Euro.

JPEG - 40.7 kb
Ông Teodorin Obiang. Ảnh: Afrik

Vào tháng 9/2011, cơ quan công lực Pháp đã niêm phong 11 chiếc xe loại sang của Teodorin Obiang. Vào ngày 14/2/2012, trát tòa của 2 vị quan tòa Roger Le Loire và René Grouman, cho phép các nhân viên công lực thuộc cơ quan chuyên trách về các tội phạm tài chánh lớn OCRGDF đã lục soát toà biệt thư của Obiang niêm phong và tịch thu hơn 200 món đồ có giá trị, trong đó có một đồng hồ trị giá 3 triệu Euro, các bức tranh của Bộ sưu tâp Yves Saint Laurent-Pierre Bergé trị giá 18,3 triệu Euro, các chai rượu qúy Petrus, Romanée-conti trị giá hàng ngàn Euro một chai. Ngày 18/3/2012, Obiang bị truy tố về các tội tham nhũng; biển thủ của công, vào tháng 7 2012, một trát tòa Âu Châu ra lệnh bắt Obiang trong không gian Schengen được ban hành và được Interpol công bố.

Hơn một năm rưỡi sau, vào ngày 27/6/2013, cơ quan chuyên biệt AGRASC (Agence de Gestion et de Recouvrement des Avoirs Saisis et Confisqués) của Pháp, chuyên đi truy lùng, tịch thu tài sản phi pháp các thành phần tội ác, độc tài đã đem 11 chiếc xe của Teodorin Obiang bị tịch thu ra bán đấu giá tại Paris và thu lại được 2,8 triệu Euro. Trong những trường hợp tịch thu liên hệ đến Tài Sản Phi Pháp (TSPP), cơ quan AGRASC được quyền bán các TSPP này trước khi có bản án. Vào năm 2012, AGRASC đã bán 1.330 tài sản trị giá 1,7 triệu Euro trước khi tòa xử.

JPEG - 68.7 kb
Bộ xe đắt tiền của ông Obiang bao gồm 7 chiếc Ferrari, 5 chiếc Bentley, 4 chiếc Rolls-Royce, 2 chiếc Lamborghini, 2 chiếc Porsche, 2 chiếc Maybach và một chiếc Aston Martin.

Theo luật sư xã hội William Bourdon, Chủ Tịch NGO Sherpa, đây là chiến thắng đầu tiên của Công Lý trong trận chiến thu hồi TSPP và truy tố các thủ phạm, có một giá trị rất lớn vì sẽ là tiền lệ (jurisprudence) cho các vụ xử các thành phần độc tài khác trong tương lai, ngay cả đối với các thành phần lãnh đạo độc tài CSVN dù đang tại chức hay đã về hưu để thụ hưởng khối lượng TSPP đến từ việc thâm lạm của công, biển thủ của công, tước đoạt tài sản của người khác.

Cùng lúc đó tại Hoa Kỳ, Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ đã công bố vào tháng 10/2014, việc thu hồi 70 triệu MK tài sản của Obiang tại California, trong đó một bất động sản trị giá 30 triệu MK tại Malibu, un phi cơ riêng trị giá 38 triệu MK và nhiều xe hơi loại sang. Đây là vụ mới nhất trong chương trình Kleptocracy Asset Recovery Initiative (KARI) của Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ. Trong 15 trường hợp thu hồi TSPP các viên chức chính phủ của 14 quốc gia, bị tố cáo tham nhũng rửa tiền, cơ quan KARI đã thu hồi được 600 triệu MK trên một tổng số 1,2 tỷ MK.

Vụ tịch thu TSPP tại Paris của Teodorin Obiang đã xảy ra trong khuôn khổ cuộc điều tra bắt đầu từ tháng 12/2010 tiến hành bởi 2 quan tòa Roger Le Loire và René Grouman liên quan đến các dữ kiện về việc tậu bất động sản và tài sản quan trọng tại Pháp của Tổng Thống 3 quốc gia Phi Châu – Denis Sassou Nguesso của Congo, Teodoro Obiang Nguema của Equatorial Guinea, cố Tổng Thống Omar Bongo Ondimba của Gabon.

JPEG - 65.1 kb
Biệt thự của Obiang tại Malibu, California, trị giá 60 triệu Mỹ Kim. Ảnh: Carrillo/Celebrityhomephotos.com

Kết luận

Trong tương lai các vụ truy tố ra tòa các lãnh đạo độc tài và thu hồi TSPP của họ sẽ được hưởng nhiều thuận lợi do tiền lệ của vụ xử Teodorin Obiang. Những thuận lợi này đến từ các yếu tố:

  • Công Pháp Quốc Tế (Convention Merinda UNCAC United Nations Convention Against Corruption 31/10/2003) về chống rửa tiền ngày càng được áp dụng rộng rãi.
  • Nhiều quốc gia, công luận, NGO ngày càng quan tâm đến nhu cầu ngăn chặn các vụ rửa tiền, tham nhũng quy mô, với các đạo luật chống rửa tiền trên bình diện quốc gia, nhằm chống khủng bố và sự thất thoát tài chánh.
  • Việc truy lùng và thu hồi TSPP ngày càng phổ biến nhằm đem lại Công Lý cho người dân, bắt đầu từ vụ Tổng Thống Marcos vào năm 1986. Sau hơn 20 năm truy lùng, Ủy Ban Do Tổng Thống Phi Aquino lập ra (Presidential Commission on Good Governement) đã thu hồi lại được 4 Tỷ MK trên tổng số 10 Tỷ MK TSPP của Marcos.
  • Nhiều cơ quan chuyên biệt để truy lùng và thu hồi TSPP được thành lập và nối kết với nhau về dữ kiện, FATF (Hoa Kỳ), SOCA (Anh), AGRASC (Pháp), với các phương tiện truy lùng điện tử tinh vi và trải rộng.
  • Việc thu hồi TSPP không có giới hạn thời gian và không bị ảnh hưởng bởi việc đổi người thụ đắc. Mới đây, vào tháng 9/2016 Hoa Kỳ đã quyết định hoàn lại cho Nigeria một số tiền 550 triệu MK, TSPP thụ đắc bởi tướng độc tài Sani Abacha, dù Abacha đã chết từ năm 1998, và dù TSPP đã được chuyển nhượng xuống hàng con cháu.
  • Lãnh đạo CSVN sẽ phải đối diện với Công lý về hình sự, về trách nhiệm ra lệnh các hành động đàn áp, hại người, trưng thu tài sản bất hợp pháp, biển thủ công qũy quốc gia Việt Nam một cách quy mô, cho dù họ ở tại Việt Nam hay đã ra ngoài nước. Về phần các TSPP, các tài sản sẽ được thu hồi một phần đáng kể để đền bù cho các nạn nhân và xử dụng vào phần canh tân đất nước sau đó.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.