Fidel Castro chết, nên vui hay buồn?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sáng sớm hôm nay, thứ Bảy 26 tháng 11, 2016, hàng ngàn người dân Cuba đang định cư tại Miami xuống đường vui mừng trước tin tức lãnh tụ độc tài Cuba Fidel Castro qua đời.

Họ có lý do, tuy nhiên, nếu bình tâm đọc lại nửa thế kỷ lịch sử đầy máu, nước mắt, hy sinh và chịu đựng của các thế hệ Cuba từ tháng Giêng 1959, họ sẽ lấy làm hối tiếc hơn là hả dạ, vui mừng.

Giống như hòn đảo nhỏ nơi một thời có nhà tù nổi tiếng Alcatraz Island chỉ cách bờ San Francisco hơn một dặm mà xa ngàn trùng, Cuba chỉ cách Key West, Florida 90 dặm mà hoàn toàn cách biệt với phần còn lại của thế giới tự do. Bởi vì Cuba là một nhà tù CS.

Lẽ ra Fidel Castro dù bao nhiêu tuổi cũng nên sống để một ngày trả lời trước lịch sử Cuba về cái chết của ít nhất 33 ngàn người dân Cuba mà chính y có trách nhiệm ra lịnh tử hình. Nhiều tài liệu cho rằng con số người bị giết lên đến cả trăm ngàn.

Chỉ sáu tháng đầu năm 1959, đoàn quân dưới quyền của Castro đã xử tử 550 người Cuba chỉ vì bị gán ghép tội “chống đối chính quyền cách mạng” hay đã từng “phục vụ trong chế độ Fulgencio Batista”.

“Cuba Archive”, một đề án phi lợi nhuận phục vụ nhân quyền tai Cuba đã tổng kết được danh sách của 8,200 người bị mất tích dưới chế độ Castro và đề án này hiện đang tiếp tục được tổng kết.

Tiến sĩ Lago, thuộc đại học Havard, dựa theo các báo cáo của lực lượng tuần dương Mỹ đã ước lượng số người dân Cuba chết trên đường vượt biển là 77 ngàn.

Nhiều người bị giết trên đường vượt biển, không nằm trong danh sách đó, là do trực thăng của công an Cuba thả bao cát cho bè chìm, bắn thẳng xuống bè, ra lịnh tàu hải quân Cuba tông vào những chiếc bè mong manh. Trường hợp tàn sát “The Canimar River” hay “Tugboat massacre of 1994” trong đó nhiều trẻ em bị giết được ghi nhận nhưng vô số trường hợp khác sẽ không được biết, ít nhất cho đến ngày chế độ CS Cuba sụp đổ.

Fidel Castro không chết vì bị xử bắn, không chết vì bị tra tấn như hàng ngàn tù nhân Cuba chết sau những trận đòn hỏi cung vô cùng tàn nhẫn theo báo cáo của Human Rights Watch hay Freedom House mà chỉ chết già sau 57 năm sống trên giàu sang nhung lụa và cai trị quốc gia đảo này bằng nhà tù và sân bắn.

Không giống như hàng ngàn người Cuba bị xử tử, bị giết trong tù hay chết trên đường vượt biển, Fidel Castro ra đi trong trong nhẹ nhàng, êm thắm như chưa từng nợ ai một giọt máu nào.

Ai sẽ trả lại cho nhà thơ Armando Valladares tám ngàn đêm của một thời tuổi trẻ khi ông bị giam, bỏ đói, tra tấn và chính mắt chứng kiến bạn tù bị xử bắn trong suốt 22 năm chịu đựng mọi cực hình tàn khốc trong nhà tù của Fidel Castro?

Ai sẽ trả lời cho cái chết của 14 ngàn thanh niên Cuba, trong số 50 ngàn được gởi đi làm bia đỡ đạn tại Angola theo lịnh của quan thầy CS Liên Xô?

Các lãnh tụ độc tài cá nhân bắt đầu từ nhiều gốc gác khác nhau nhưng chỉ kết thúc đời họ bằng một trong hai cách: chết già trong quyền lực hay bị lật đổ.

Những kẻ gây ra tội ác tày trời như Fidel Castro không có quyền được chết già mà phải sống để trả lời trước lịch sử về các tội ác mà y đã gây ra.

Trần Trung Đạo

Nguồn: FB Trần Trung Đạo

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…

“Đồng chí” Nguyễn Phú Trọng vừa là người khởi xướng, vừa giữ vai trò tiên phong trong chỉnh đốn đảng đã hơn một thập niên. Trong hơn một thập niên chỉ đạo – sắp đặt mọi thứ, đặc biệt là nhân sự, kết quả chống tham nhũng là gì ngoài hậu quả tham nhũng càng ngày càng trầm trọng? Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Phú Trọng và ‘trách nhiệm chính trị’

Ông [Trọng] đã tự mở chiếc “Pandora Box” ra và nay thì nhân dân đã thấy thật sự bộ máy của nhà nước do đảng Cộng sản lãnh đạo là một tập hợp của những ổ tham nhũng lớn với sự băng hoại từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trùm cuối được nhiều người xác định chính là thể chế và không bao giờ đập được chuột mà không vỡ bình vì chính cái bình đó là môi trường sinh ra chuột.

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đại diện Lưỡng viện Quốc Hội Hawaii (phải) trao Nghị quyết Cờ Vàng cho Đại diện Cộng đồng (giữa)

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 29/4 – 5/5/2024

Nội dung:

– Thông báo về các sự kiện đặc biệt tại Geneva, Thụy Sĩ nhân dịp Vietnam UPR 2024;
– Cựu TNLT Châu Văn Khảm gặp mặt thân hữu tại Houston;
– San Jose treo cờ tưởng niệm Quốc hận 30/4/1975;
– Lưỡng viện Quốc hội Hawaii và thành phố Honolulu ra Nghị quyết Vinh danh Cờ Vàng và Lễ Tưởng niệm Quốc hận 30/4 tại Hawaii;
– Cộng đồng tại Houston, TX tưởng niệm 30 tháng Tư;
– Hình ảnh các cuộc biểu tình Ngày Quốc hận 30/4 tại Vương Quốc Bỉ, Đức, Úc Châu;
– Mời theo dõi các cuộc hội luận.