Những Nhà Dân Chủ tại Việt Nam Nhận Thấy Có Lối Thoát

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Những Nhà Dân Chủ tại Việt Nam Nhận Thấy Có Lối Thoát

Trong khi Tổng Thống Bush chuẩn bị thăm viếng Việt Nam, những nỗ lực dân chủ đã chuyển động, một chỉ dấu rằng khả năng kiểm soát của chế độ bàn tay sắt đã bị soi mòn.

Bài viết của John M. Glionna,
Times Staff Writer
Ngày 12 Tháng 11, 2006

Trần Ngọc Hà ngồi trên một cái ghế gỗ bọc nhựa xanh, trong một khu rừng nhỏ cách xa thành phố ồn ào khoảng chục dặm. Trong ván bài để mang đến sự thay đổi chính trị cho quê hương bị kềm kẹp bởi Cộng Sản, ông ta biết rằng đây là nơi duy nhất mà Ông có thể an toàn nói chuyện một cách tự do.

Để có thể vượt khỏi sự kiểm soát của tai mắt của nhà nước, người chủ bút tờ báo chui này đã yêu cầu ký giả Tây Phương phải đi những con đường lòng vòng suốt 4 tiếng đồng hồ – khởi đầu từ 4 giờ sáng, bằng xe taxi và xe gắn máy, dùng nhiều mật khẩu suốt dọc đường (“Ông muốn uống cà phê không?” “Không, tôi thích đi câu cá hơn”) dọc đường.

Nói chuyện nhỏ nhẹ và mắt luôn cảnh giác, ông ta nói rằng lực lượng những nhà đối kháng cuối cùng đã thấy được niềm hy vọng trong sự tối tăm: Gần đây đã có một vài đảng chính trị mới được hình thành tại Việt Nam không cần xin phép nhà nước – đây là một chỉ dấu rất chắc chắn là bàn tay sắt của Đảng Cộng Sản đã dần dà mất đi quyền lực đối với văn hóa và sự suy nghĩ của người dân Việt Nam.

Ông Hà nói: “Đây là một sự xuyên phá”. Vì không muốn nhà nước nhận diện nên ông ta đã dùng một tên giả. “Một Bản Tuyên Ngôn đã được 118 người trong nước ký tên, đây là những người can đảm đã dám để tên và địa chỉ thật. Trước đây, chắc chắn họ đã bị bỏ tù hoặc bị giết.”

Nhiều năm qua, Ông Hà và nhiều nhà đối kháng đã đẩy mạnh việc đòi hỏi nhân quyền và hệ thống đa đảng tại một trong những nước Cộng Sản cuối cùng còn lại trên thế giới. Hoạt động trong những ổ người dân, họ phát triển tân thành viên như cha ông họ đã từng làm trong thời kỳ chống Pháp và quân đội Mỹ, họ đã chỉ trích những cái sai của Đảng Cộng Sản như tham ô, nhũng lạm và tước đoạt đất đai.

Hiện nay, những nhà dân chủ Việt Nam cảm nhận rằng đây là cơ hội chưa từng có từ trước đến nay để quảng bá cho công cuộc đấu tranh – để mang những sự phản kháng bí mật ra đường phố. Trong tuần này, Tổng Thống Bush và những nguyên thủ quốc gia khác trên thế giới sẽ viếng thăm Việt Nam và dự cuộc Họp Thượng Đỉnh APEC tại Hà Nội. Việc này được diễn ra trong khi Quốc Hội Hoa Kỳ đang dự tính mở cấm vận kinh tế cho một nước mà đã từng là kẻ thù quốc gia, trong cuộc chiến Việt Nam, và là một nước đang chuẩn bị vào WTO.

Ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ Tịch Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng, gọi tắt là Đảng Việt Tân, phát biểu là: “Chỉ trong 10 tháng tình hình Việt Nam đã thay đổi nhiều hơn là cả 10 năm qua. Chỉ trong một thời gian thật ngắn, những nhóm đấu tranh cho dân chủ đã nổi lên thách thức chế độ độc quyền hiện nay.”

Những nhà đối kháng biết rằng cánh cửa cơ hội này sẽ rất ngắn. Vì lo sợ bị mang hình ảnh tiêu cực, các viên chức nhà nước đã phần nào giảm di những đàn áp đối với các nhà đối kháng. Trong tuần qua, ba công dân Hoa Kỳ gốc Việt , trước đây bị kết tội âm mưu bạo động chống nhà cầm quyền Hà Nội, đã được xử rất nhẹ và sẽ bị trục xuất về nước. Nhưng những nhà đối kháng cũng nói là ai cũng biết là nhà nước sẽ nhanh chóng áp dụng trở lại các biện pháp mạnh bạo.

Trong phòng tiếp tân của khách sạn tại thành phố một thời mang tên Sài Gòn, nhà đấu tranh dân chủ Đỗ Nam Hài vừa bồn chồn nhắp cà phê vừa phản ảnh lời kêu gọi hành động của thế giới. Ông nói: “Chấp nhận giao thương và kinh tế phải đi đôi với nhân quyền và dân chủ. Nếu thế giới cho điều thứ nhất mà không đòi hỏi điều thứ hai thì đó sẽ là một sự thất bại đau đớn cho dân tộc Việt Nam”. Những nhóm đấu tranh cho nhân quyền đã kêu gọi Hoa Kỳ có thái độ cứng rắn hơn đối với Việt Nam về cách Việt Nam đối xử với những người đối kháng, và một vài dân biểu quốc hội Hoa Kỳ đã có nỗ lực ngăn chặn việc giao thương giữa hai nước vì lý do này. Các nhóm nhân quyền cho biết là hàng mấy trăm tù nhân chính trị hiện đang bị cầm tù tại Việt Nam, trong khi đó nhà cầm quyền Việt Nam thì chối là các nhà đối kháng không bị cầm tù, và chỉ có những người vi phạm pháp luật là bị trừng trị.

Trước áp lực quốc tế, trong tháng qua Việt Nam đã công bố một nghị quyết ra đời cách đây một thập niên cho phép chính phủ giam giữ người dân 2 năm mà không cần xét xử, với lý do là bảo vệ an ninh quốc gia. Nhiều người cho rằng việc làm đó chưa đủ.

Dân Biểu Zoe Lofgren (Đảng Dân Chủ San Jose) trong tháng qua đã gửi một lá thư tới Tổng Thống Bush yêu cầu Ông quảng bá những nỗ lực tranh đấu cho nhân quyền ở trong nước Việt Nam trong chuyến đi tham dự Hội Nghị APEC sắp diễn ra. Bà Lofgren nhấn mạnh là bất chấp việc áp lực tiếp tục gia tăng, Hà Nội vẫn “kiên định từ chối cải tiến tình trạng nhân quyền tại Việt Nam một cách đáng kể”.

Vào năm 2004, lần đầu tiên, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã gọi Việt Nam là một “quốc gia cần đặc biệt quan tâm”, và liệt kê ra những vi phạm nhân quyền và quyền tự do tôn giáo.

Bà Sara Colm, một chuyên gia nghiên cứu cao cấp thuộc Human Rights Watch nói rằng: “Tại Việt Nam ngày hôm nay người dân không được phép nói về những điều căn bản như nhân quyền và dân chủ. Những từ ngữ này đã đưa nhiều người vào tù”.

Viên chức nhà nước đã bố ráp các quán cà phê internet mà các nhà đối kháng sử dụng để phổ biến những tài liệu bị chính quyền CSVN cấm đoán. Vào Tháng 9 vừa qua, nhà cầm quyền Việt Nam đã phóng thích một nhà đối kháng sau khi bị giam giữ 4 năm. Tội của ông ta là đã dịch một bài viết đăng trên trang mạng của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ có tựa đề là “Dân Chủ Là Gì ?”.

Tuy nhiên, các nhà đấu tranh cho dân chủ cho biết là họ đã có những thắng lợi mới.

Ông Hà nói trong cuộc phỏng vấn ở trong rừng: “Càng ngày càng có nhiều ngưòi Việt có nguy cơ bị bắt giam vì sử dụng các quán cà phê internet để phát biểu quan điểm. Người dân không còn tin ở chủ nghĩa Mác Lê nữa. Ảnh hưởng của Đảng Cộng Sản ngày một yếu đi”.

Tuy vậy, Ông Hà cho biết là các phong trào dân chủ đã chuẩn bị cho hoàn cảnh đó. Chính quyền kiểm soát 600 tờ báo và 100 đài phát thanh trên toàn quốc. Những người đối kháng chỉ có 2. Nhưng sẽ có những tờ báo mới sẽ được tung ra. Và người lao động đang có nỗ lực thành lập các công đoàn để nhà nước không còn có thể quấy nhiễu những người chủ trương.

Ông Hà nói: “Có 3 triệu người sử dụng internet ở Việt Nam. Nhưng chỉ có 10% có máy vi tính ở nhà. Nhà nước đã tuyên chiến với các quán cà phê internet, vì vậy chúng tôi phải tiếp tục nỗ lực để truyền được tiếng nói ra bên ngoài”.

Nhưng chiến thắng vẫn còn xa tầm tay.

Vào Tháng 2, Đỗ Nam Hải và một nhà đối kháng khác đang ở trong một quán cà phê internet thì 10 công an ập vào. Họ đã tra vấn người thanh niên 47 tuổi này trong vòng 5 giờ đồng hồ, kết ông vào tội “vi phạm an ninh quốc gia và gửi tài liệu có hại cho nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghiã Việt Nam”.

Ông Hải cho biết là kể từ đó, điện thoại của Ông đã bị cắt 3 lần và Ông đã bị mang về đồn công an để tra vấn rất nhiều lần. Ông cũng cho biết là vì áp lực của công an Ông đã bị mất việc làm kỹ sư ở ngân hàng. Khi công an biết là Ông đã nộp đơn xin một việc khác tại một cơ quan bảo hiểm, thì Ông cũng mất công việc đó luôn.

Ông nói: “Khi tôi tới cà phê internet thì họ luôn hiện diện ở đó. Họ đứng ngay sau lưng tôi, nhìn qua vai tôi”.

Công an cũng áp lực cha mẹ ông Hải, là những cựu đảng viên Cộng Sản, nói là con của họ là một người phản động đang có âm mưu lật đổ chính quyền.

Ông Hải nói rằng, vào Tháng 10, sau khi Ông cùng soạn một bản tuyên ngôn đòi hỏi dân chủ cho Việt Nam, thì sự sách nhiễu gia tăng. Trong nhiều tuần lễ, mỗi ngày Ông bị gọi lên đồn công an để tra vấn.

Ông nói: “Vẫn là những câu hỏi cũ, lập đi lập lại, chẳng hạn như ‘ông liên lạc với ai? tên họ là gì ? Họ ở đâu ?”.

Gần đây, ông Hải đã lấy quyết định là không tới đồn công an nữa. Ông phải lẩn tránh công an. Ông nói: “Chưa có chuyện gì xẩy ra cho tôi. Nhưng tôi biết là họ vẫn đang rình rập”.

Nhà đối kháng Nguyễn Chính Kết tự biết Ông là một người bị chính quyền CSVN để ý.

Ông Kết thở mệt nhọc khi chạy vội và vào phòng khách sạn. Ông ngồi sụp xuống ghế, gạt mồ hôi trán và vội vã ngoái cổ nhìn phía sau.

Ông nói: “Tôi biết họ đang theo tôi. Mấy tên ác ôn đó lúc nào cũng theo dõi”.

Sau khi ký tên vào lá thư ngỏ công bố việc hình thành một liên minh mới của những nhà đối kháng tranh đấu cho dân chủ, thành viên của những đảng phái chính trị bị cấm hoạt động, vị cựu giáo sư về Xã Hội Học và nhà dịch sách này gần đây đã bị bắt giam cùng với 2 người khác tại một quán cà phê tại đây và bị buộc phải trải qua những buổi tra vấn hàng ngày.

Phản ứng của nhà nước đối với việc làm của Ông Kết đã khiến Ông mất cả 2 nghề nghiệp là giáo sư và dịch giả. Nhân viên nhà nước đã lục lọi nhà của nhà dân chủ 54 tuổi này và tịch thu 2 máy vi tính cũng như làm bản sao các tài liệu. Kể từ đó, họ đã ngày đêm chất vấn Ông về cái mà họ gọi là những tư tưởng phản động.

Ông Kết nói: “Cuộc sống của tôi chẳng còn gì khác ngoài cuộc đấu tranh chính trị. Tôi chỉ là một người rất bình thường và tôi sợ công an. Nhưng điều mà họ không biết là vì đàn áp họ đã cho tôi thêm năng lực để tiếp tục. Mục tiêu cuối cùng của cuộc đấu tranh này là tự do và dân chủ, không chỉ cho riêng tôi mà cho cả 84 triệu người dân Việt. Ý nghĩ đó làm cho tâm hồn tôi thanh thản. Tôi sẵn sàng hy sinh cuộc đời tôi cho viễn ảnh tươi đẹp đó ”.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bìa sách "Quyền lực và vấn đề kiểm soát Quyền lực trong Xã hội" của tác giả Lê Anh Hùng

Giới thiệu sách mới: “Quyền lực và vấn đề kiểm soát quyền lực trong xã hội”

“Vấn đề quyền lực là vấn đề mấu chốt của chính trị. Và chính trị liên quan đến bất kỳ ai, kể cả những người khăng khăng rằng họ không dính líu gì đến chính trị cả. Như bản thân chính trị, quyền lực là một vấn đề phức tạp, đa chiều, khó hiểu và trong cuốn sách này tác giả giúp chúng ta hiểu dễ hơn, tốt hơn về quyền lực, về tầm quan trọng của quyền lực và vì sao cần kiểm soát quyền lực trong xã hội, cũng như nhiều cách để kiểm soát quyền lực.” (TS Nguyễn Quang A)

Giá tính thuế tài nguyên

Tít bài báo trên nên đổi lại: “UBND tỉnh tăng giá tính thuế tài nguyên, doanh nghiệp xin trả lại mỏ cát.”

Doanh nghiệp đấu giá mỏ cát năm 2023, lúc mà giá tính thuế là 150 ngàn đồng/khối. Cuối 2023, UBND tỉnh Quảng Ngãi tăng giá tính thuế lên 230 ngàn đồng/khối. Doanh nghiệp sẽ phải nộp thêm 13,9 tỷ đồng nếu tiếp tục khai thác. Họ đã quyết định xin trả lại mỏ.

Ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở hôm 1/7/2024 - Bộ máy phình to, chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh. Ảnh: FB Kim Van Chinh

Bộ máy phình to và chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh

Bộ máy ăn lương ngân sách nhà nước ở cấp xã, thôn phình to có nguy cơ tăng chi NSNN là tất yếu.

Gần đây ngành công an lại triển khai cán bộ công an chuyên trách xuống các xã. Tổng cộng có gần 10.000 xã, mỗi xã có 3 cán bộ công an thành ra tăng 30.000 biên chế công an ăn lương.

Chưa hết, mới đây nhất (1/7/2024), các địa phương (theo chỉ đạo chung) chính thức ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở (thường gọi là dân phòng). Theo con số chưa chính thức… cả nước sẽ có khoảng 300.000 dân phòng chính thức được ăn phụ cấp.

Một căn cứ cưỡng bức lao động lừa đảo qua mạng tại Cambodia năm 2022. Ảnh: Reuters

Đường dây lừa đảo trực tuyến liên quan Trung Quốc gia tăng hoạt động tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có số người dùng mạng xã hội thuộc hàng đầu trên thế giới và đang dần trở thành một trung tâm lớn về tin giả và lừa đảo tuyển dụng qua không gian mạng.

Đây là nội dung được nêu ra trong buổi hội thảo trực tuyến về nội dung “Lừa đảo qua mạng và buôn người ở Campuchia và Việt Nam,” do Viện Hòa Bình (USIP), có trụ sở tại Hoa Kỳ, tổ chức hôm 2/7/2024.