Tokyo Không Mấy Quan Tâm Chuyến Viếng Thăm của Nguyễn Tấn Dũng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng, khách mời của Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe, bước xuống phi trường Haneda (Tokyo), vào chiều ngày 18 tháng 10, được một vị Thứ trưởng Ngoại giao và ông Hatori (Đại sứ Nhật tại Hà Nội) đón tiếp. Sau ông Dũng mấy tiếng đồng hồ bà Condoleezza Rice, Ngoại trưởng Hoa Kỳ, cũng đáp xuống phi trường này mà người ra đón là ông Aso, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật. Tin tức quan trọng tại Nhật vào tối hôm đó chỉ loan tải về việc bà Rice đến Nhật bàn về đối sách trừng phạt Bắc Triều Tiên về việc Bình Nhưỡng thử nghiệm vũ khí hạt nhân, chẳng hề đề cập đến việc ông Dũng đến Nhật.

Mặc dù trong thời gian ở Nhật, ông Nguyễn Tấn Dũng có đến yết kiến Nhật hoàng, tới Quốc hội nước này đọc một bài diễn văn vậy mà cũng chẳng thấy truyền thanh, báo chí của nước này đả động đến một lời. Nếu một người Nhật nào đó đọc kỹ một tờ báo mới biết ông Nguyễn Tấn Dũng đến Nhật, ở mục chương trình làm việc một ngày của thủ tướng Nhật, trong đó có ghi rõ ngày giờ tiếp ông Dũng hoặc trong một bản tin vắn tắt nói về việc Nhật Bản và Việt Nam đồng ý sẽ bàn thảo một hiệp ước hợp tác kinh tế vào đầu năm tới.

Chuyện ông Dũng đến đọc một bài diễn văn tại Quốc hội Nhật được báo chí Việt Nam ca ngợi không hết lời, coi đây là một thành công vượt bực về ngoại giao mà các vị thủ tướng tiền nhiệm tức là các ông Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt hay Phan Văn Khải trước đây không làm được. Tại sao ông Dũng được mời tới quốc hội Nhật đọc bài diễn văn? Lý do rất dễ hiểu, vì quốc hội nước này muốn chính ông Nguyễn Tấn Dũng xác nhận là có những vụ bê bối liên quan đến tiền viện trợ ODA của Nhật cho Việt Nam. Bài diễn văn của ông Dũng dài chừng 10 phút, trong đó trên 6 phút là nhận tội và hứa sẽ cải thiện những vụ bê bối đó, bốn phút còn lại nói những chuyện vô thưởng vô phạt như muốn đẩy mạnh việc hợp tác giữa hai quốc gia Việt Nhật…

Chuyện yết kiến Nhật hoàng cũng chẳng có gì gọi là một thành công vượt bực, khi lãnh đạo một nước và là khách mời của thủ tướng Nhật đến nước này, nếu muốn tiếp kiến Nhật hoàng thì chính phủ Nhật sẽ dàn xếp. Nếu ngày đó mà chương trình làm việc của Thiên hoàng Nhật không quá bận rộn thì ông ta sẽ tiếp, Thủ Tướng Hunsen của Cambuchia, Tổng Thống Karzai của Afghanistan cũng đã từng tiếp kiến Thiên Hoàng Nhật lúc những vị đó viếng thăm nước này.

Có khoảng 60 doanh nhân Việt Nam tháp tùng theo đoàn của ông Nguyễn Tấn Dũng lần này gọi là đến Nhật tìm thị trường, kêu gọi đầu tư. Nếu xét về con số thì vẫn thua đoàn của ông Phan Văn Khải đến Nhật vào năm ngoái vì có cả trăm doanh nhân đi theo. Ông Dũng nói là đi kêu gọi đầu tư mà không đến hội quán Keidanren, tức là văn phòng Trung ương của các nhà đầu tư Nhật, thì thử hỏi kêu gọi được mấy người. Thật ra ông Dũng không đến hội quán này cũng có lý do vì trước đây ông Phan Văn Khải và ngay cả ông Nông Đức Mạnh đã đến đây và hứa sẽ về sửa đổi luật đầu tư cho hợp lý cũng như đơn giản hóa những thủ tục giấy tờ, tạo điều kiện dễ dàng cho thương gia Nhật vào Việt Nam đầu tư. Lời hứa của ông Khải và ông Mạnh đến nay vẫn chưa thực hiện khiến các doanh nhân Nhật bất mãn. Vì thế, ông Dũng cũng không muốn đến vì biết chắc có đến mà nói gì đi nữa cũng chẳng còn ai tin. Thay vào đó ông Dũng mời một số đại diện công ty Nhật đến khách sạn New Otani, nơi cư ngụ của phái đoàn ông Dũng, để kêu gọi đầu tư.

Bốn giờ chiều ngày thứ Sáu, 20 tháng 10, ông Dũng đến Trung Tâm Báo Chí Nhật họp báo. Tại đây ông ta đụng phải một đoàn biểu tình phản đối của cộng đồng người Việt ở Tokyo và vùng phụ cận. Trước khi ông Dũng đến, các ký giả Nhật, Pháp. Mỹ đã tìm tới đoàn biểu tình để hỏi lý do vì sao có cuộc biểu tình này. Đại diện đoàn biểu tình cho hay là để yêu cầu chính quyền Cộng sản Việt Nam phải ngưng ngay các hành động vi phạm nhân quyền, đàn áp tôn giáo, phải thả tất cả tù nhân chính trị, tôn trọng tự do ngôn luận bằng cách phải cho tư nhân ra báo… Ký giả Atsushi Yamada của đại nhật báo Asahi nói với đoàn biểu tình là chút nữa đây tôi sẽ đặt những câu hỏi này với ông Nguyễn Tấn Dũng.

JPEG - 25.1 kb
Ông Atsushi Yamada biên tập viên của đại nhật báo Asahi tìm hiểu mục đích cuộc biểu tình

JPEG - 29.5 kb
Ông Atsushi Yamada cùng đứng với đoàn biểu tình

Qua ngày hôm sau, ký giả Yamada liên lạc với đại diện đoàn biểu tình và cho biết rằng tôi (tức là ký giả Yamada) đã đặt những câu hỏi đó với ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhưng ông ta chối quanh và cho rằng các anh vu khống để nói xấu chính quyền. Ngoài ra ký giả Yamada còn cho biết tòa soạn quyết định không loan tin về cuộc họp báo chiều hôm qua của ông Nguyễn Tấn Dũng, vì chẳng có gì quan trọng. Không riêng gì tờ Asahi mà tất cả báo chí phát hành tại Nhật vào ngày 21 tháng 10 chẳng có một tờ nào đi tin về cuộc họp báo đó. Nói tóm lại chuyến viếng thăm Nhật của ông Nguyễn Tấn Dũng chẳng hề được dư luận nước này quan tâm đến.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bìa sách "Quyền lực và vấn đề kiểm soát Quyền lực trong Xã hội" của tác giả Lê Anh Hùng

Giới thiệu sách mới: “Quyền lực và vấn đề kiểm soát quyền lực trong xã hội”

“Vấn đề quyền lực là vấn đề mấu chốt của chính trị. Và chính trị liên quan đến bất kỳ ai, kể cả những người khăng khăng rằng họ không dính líu gì đến chính trị cả. Như bản thân chính trị, quyền lực là một vấn đề phức tạp, đa chiều, khó hiểu và trong cuốn sách này tác giả giúp chúng ta hiểu dễ hơn, tốt hơn về quyền lực, về tầm quan trọng của quyền lực và vì sao cần kiểm soát quyền lực trong xã hội, cũng như nhiều cách để kiểm soát quyền lực.” (TS Nguyễn Quang A)

Giá tính thuế tài nguyên

Tít bài báo trên nên đổi lại: “UBND tỉnh tăng giá tính thuế tài nguyên, doanh nghiệp xin trả lại mỏ cát.”

Doanh nghiệp đấu giá mỏ cát năm 2023, lúc mà giá tính thuế là 150 ngàn đồng/khối. Cuối 2023, UBND tỉnh Quảng Ngãi tăng giá tính thuế lên 230 ngàn đồng/khối. Doanh nghiệp sẽ phải nộp thêm 13,9 tỷ đồng nếu tiếp tục khai thác. Họ đã quyết định xin trả lại mỏ.

Ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở hôm 1/7/2024 - Bộ máy phình to, chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh. Ảnh: FB Kim Van Chinh

Bộ máy phình to và chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh

Bộ máy ăn lương ngân sách nhà nước ở cấp xã, thôn phình to có nguy cơ tăng chi NSNN là tất yếu.

Gần đây ngành công an lại triển khai cán bộ công an chuyên trách xuống các xã. Tổng cộng có gần 10.000 xã, mỗi xã có 3 cán bộ công an thành ra tăng 30.000 biên chế công an ăn lương.

Chưa hết, mới đây nhất (1/7/2024), các địa phương (theo chỉ đạo chung) chính thức ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở (thường gọi là dân phòng). Theo con số chưa chính thức… cả nước sẽ có khoảng 300.000 dân phòng chính thức được ăn phụ cấp.

Một căn cứ cưỡng bức lao động lừa đảo qua mạng tại Cambodia năm 2022. Ảnh: Reuters

Đường dây lừa đảo trực tuyến liên quan Trung Quốc gia tăng hoạt động tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có số người dùng mạng xã hội thuộc hàng đầu trên thế giới và đang dần trở thành một trung tâm lớn về tin giả và lừa đảo tuyển dụng qua không gian mạng.

Đây là nội dung được nêu ra trong buổi hội thảo trực tuyến về nội dung “Lừa đảo qua mạng và buôn người ở Campuchia và Việt Nam,” do Viện Hòa Bình (USIP), có trụ sở tại Hoa Kỳ, tổ chức hôm 2/7/2024.