Chuyện Xăng Dầu Tại Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Do tác động nhiều mặt nên giá xăng dầu trên khắp thế giới đều tăng, Việt Nam tuy là nước có dầu hỏa nhưng cũng không thoát khỏi việc xăng dầu lên giá. Ngày 9 tháng 8 vừa qua lúc 5 giờ chiều, liên bộ Tài chánh-Thương mại chính thức công bố quyết định tăng giá xăng dầu; nhưng trên thực tế thì giá dầu xăng đã tăng lên trước đó. Điều này đã làm cho người dân bất mãn nếu một nước có luật pháp công minh thì giá cả chỉ được phép tăng sau khi có quyết định của chính phủ. Hơn nữa, mới tháng trước đây chính hai bộ này đã tuyên bố chưa tính đến chuyện tăng giá xăng dầu.

Ông Trần Văn Tá, Thứ trưởng thường trực bộ Tài chính, trong một cuộc họp báo đã giải thích rằng nguyên nhân của sự tăng giá vì Việt Nam cũng là một quốc gia nhập khẩu xăng dầu nên phải chịu tác động của giá xăng dầu thế giới. Do giá xăng dầu tăng nên 7 tháng đầu năm 2006, ngân sách nhà nước phải bù lỗ khoảng 6.800 tỉ đồng. Nếu không tăng giá thì việc kinh doanh các chủng loại xăng dầu đều lỗ lớn. Ông Tá còn nói thêm một nguyên nhân khác phải tăng giá xăng dầu là để ngăn chận việc việc buôn lậu xăng dầu ra nước ngoài do giá xăng dầu ở Việt Nam thấp hơn Kampuchia 6.600 đồng/ lít. Phó cục trưởng cục Quản lý thị trường Phạm Quang Viễn cũng nói phải điều chỉnh lại giá xăng dầu mới chống được buôn lậu. Nhằm ngăn chận nạn xuất lậu xăng dầu qua biên giới, từ đầu năm đến nay cục Quản lý thị trường cũng như các lực lượng chống buôn lậu phối hợp đã sử dụng hết bài bản để ngăn chận, nhưng do việc tồn tại sự chênh lệch giá xăng dầu giữa Việt Nam và các nước trong khu vực nên việc chống buôn lậu xăng dầu chưa đạt kết quả mong muốn.

Thật ra những người bị bắt về tội buôn xăng lậu qua ngã biên giới mà ông Viễn vừa nói ở trên, phần đông chỉ là dân nghèo phải làm nghề chuyển hàng thuê chứ chẳng có ai có tiền để đi buôn lậu xăng dầu như thế. Mặt hàng nào thuê giá cao là họ lao đầu vào, hiện nay khu vực biên giới Việt Miên đang vào mùa lũ, vì vậy công việc làm ăn bị giới hạn nên việc tham gia vào việc chuyển xăng lậu qua ngõ biên giới trở thành nghề duy nhất kiếm sống của nhiều người. Vì thế nạn chuyển xăng dầu lậu qua biên giới Việt Miên hiện nay đang nóng trở lại với quy mô lớn và táo bạo hơn. Đông nhất vẫn là địa bàn tỉnh Kiên Giang với hàng chục điểm hoạt động. Một người chuyển xăng dầu lậu cho biết hiện nay nước đang lên nhanh nên cả tuyến biên giới này đâu đâu cũng là trục giao thông. Chỉ cần đưa can xuống thuyền là coi như cầm chắc trong tay tiền công vận chuyển 1 lít xăng là 5000 đồng. Không chỉ nhận hàng ở các bè xăng, dầu giáp biên giới, thời gian gần đây lực lượng buôn xăng dầu lậu còn vào sâu trong nội địa để tận thu nguồn hàng.

‘‘Một khi tìm cách phi tang như dùng kim đâm làm cho xăng dầu chảy hết, hoặc ném xuống nước…, không được thì họ kiên quyết giữ bí mật cho người tổ chức cung ứng, nhận số xăng dầu lậu này để nhận hết tội về mình’’. Đó là câu nói của ông Phan Lợi, Phó cục trưởng chi cục Quản lý thị trường An Giang, cũng đủ xác nhận những người bị bắt về tội buôn lậu xăng dầu qua ngõ biên giới Việt Miên phần đông chỉ là dân nghèo làm nghề chuyển hàng thuê. Một câu hỏi được nêu lên là nếu không có những ‘‘Đại Gia’’ xăng dầu đứng bên trong điều động thì thử hỏi lưọng xăng dầu xuất lậu qua ngã biên giới đó lấy đâu ra.. Những đại gia đó là ai ?, Mọi người còn nhớ rõ vụ buôn lậu xăng dầu của công ty hàng không Vinapco trực thuộc Vietnam Airlines. Trong 5 năm (1997-2003), Vinapco tái xuất xăng dầu với số lượng gần 65 triệu lít nhiên liệu các loại trị giá hơn 11 triệu mỹ kim, một phần số xăng dầu này được để lại tiêu thụ trong nước thu lợi bất chính. Vì ăn chia không đều nên nội bộ tố cáo lẫn nhau, vụ việc đổ vỡ, báo chí đưa tin liên tiếp hơn cả tuần khiến mọi người biết đến nên nhà nước không thể nào ngậm tăm được, phải lên tiếng khiển trách tổng công ty Vietnam Airlines cho có lệ. Một vụ bán xăng dầu lậu nghiêm trọng như thế mà chỉ có một vài cán bộ của Vinapco bị đình chỉ hay hoán chuyển trách nhiệm. Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines kiêm Giám đốc Vinapco là ông Trương Văn Vĩnh ký quyết định đình chỉ chức vụ Giám đốc dịch vụ vận tải xăng dầu của ông Lê Văn Lâm và ông Phạm Kim Hồng, đội trưởng đội vận tải miền bắc của xí nghiệp dịch vụ vận tải, điều động người khác thay thế chức thủ kho của ông Lê Ngọc Tuyến.

Tương tự, các đại lý độc quyền của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cũng nhúng tay vào việc xuất xăng lậu qua ngã biên giới, khi bị phát giác ra cũng chỉ có những cán bộ cấp dưói bị xử phạt rồi mọi chuyện đâu lại vào đó. Xăng dầu vẫn tiếp tục xuất lậu ra khỏi Việt Nam. Dư luận người dân trong nước cho rằng việc ngăn chận những người dân nghèo khổ tham gia vào việc vận chuyển xăng dầu lậu qua ngõ biên giới cũng như việc đánh rắn mà đánh ở khúc đuôi. Nhưng thử hỏi có dám đánh vào đầu hay không ?.

Khi xăng dầu đã tăng giá thì các đại gia xăng dầu Việt Nam cần gì phải chuyển lậu nó qua ngõ biên giới để bán cho mất công, bán ngay ở trong nước vẫn được giá cao. Rút cuộc việc tăng giá xăng dầu làm người dân khổ, chứ hoàn toàn không ngăn chận được nạn ăn cắp xăng dầu của những quan chức trong các tổng công ty xăng dầu ở Việt Nam.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bìa sách "Quyền lực và vấn đề kiểm soát Quyền lực trong Xã hội" của tác giả Lê Anh Hùng

Giới thiệu sách mới: “Quyền lực và vấn đề kiểm soát quyền lực trong xã hội”

“Vấn đề quyền lực là vấn đề mấu chốt của chính trị. Và chính trị liên quan đến bất kỳ ai, kể cả những người khăng khăng rằng họ không dính líu gì đến chính trị cả. Như bản thân chính trị, quyền lực là một vấn đề phức tạp, đa chiều, khó hiểu và trong cuốn sách này tác giả giúp chúng ta hiểu dễ hơn, tốt hơn về quyền lực, về tầm quan trọng của quyền lực và vì sao cần kiểm soát quyền lực trong xã hội, cũng như nhiều cách để kiểm soát quyền lực.” (TS Nguyễn Quang A)

Giá tính thuế tài nguyên

Tít bài báo trên nên đổi lại: “UBND tỉnh tăng giá tính thuế tài nguyên, doanh nghiệp xin trả lại mỏ cát.”

Doanh nghiệp đấu giá mỏ cát năm 2023, lúc mà giá tính thuế là 150 ngàn đồng/khối. Cuối 2023, UBND tỉnh Quảng Ngãi tăng giá tính thuế lên 230 ngàn đồng/khối. Doanh nghiệp sẽ phải nộp thêm 13,9 tỷ đồng nếu tiếp tục khai thác. Họ đã quyết định xin trả lại mỏ.

Ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở hôm 1/7/2024 - Bộ máy phình to, chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh. Ảnh: FB Kim Van Chinh

Bộ máy phình to và chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh

Bộ máy ăn lương ngân sách nhà nước ở cấp xã, thôn phình to có nguy cơ tăng chi NSNN là tất yếu.

Gần đây ngành công an lại triển khai cán bộ công an chuyên trách xuống các xã. Tổng cộng có gần 10.000 xã, mỗi xã có 3 cán bộ công an thành ra tăng 30.000 biên chế công an ăn lương.

Chưa hết, mới đây nhất (1/7/2024), các địa phương (theo chỉ đạo chung) chính thức ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở (thường gọi là dân phòng). Theo con số chưa chính thức… cả nước sẽ có khoảng 300.000 dân phòng chính thức được ăn phụ cấp.

Một căn cứ cưỡng bức lao động lừa đảo qua mạng tại Cambodia năm 2022. Ảnh: Reuters

Đường dây lừa đảo trực tuyến liên quan Trung Quốc gia tăng hoạt động tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có số người dùng mạng xã hội thuộc hàng đầu trên thế giới và đang dần trở thành một trung tâm lớn về tin giả và lừa đảo tuyển dụng qua không gian mạng.

Đây là nội dung được nêu ra trong buổi hội thảo trực tuyến về nội dung “Lừa đảo qua mạng và buôn người ở Campuchia và Việt Nam,” do Viện Hòa Bình (USIP), có trụ sở tại Hoa Kỳ, tổ chức hôm 2/7/2024.