Phan Văn Khải Rút Lui – Nội Các Xin Lỗi Coi Như Xóa Sổ Tham Nhũng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trước kỳ họp lần thứ 9 của Quốc hội CSVN, ông Lê Quang Bình, Trưởng ban Dân nguyện Quốc hội cho biết 11 thành viên chính phủ và cả ông Phan Văn Khải sẽ bị chất vấn trong kỳ họp lần này. Việc chất vấn sẽ xoáy quanh những vụ tiêu cực ở PMU 18; sử dụng, quản lý vốn ODA; vụ nộp lại tiền biếu của Tổng thanh tra chính phủ; tiêu cực trong công tác thanh tra cảng Thị Vải; thiệt hại do cơn bão Chanchu; trách nhiệm của cơ quan chức năng; vụ tiêu cực ở Vietnam Airlines; vụ tiêu cực liên quan đến 37 bưu điện tỉnh thành… Người dân ai cũng biết chắc rằng đây chỉ là một vở tuồng dựng ra cho có lệ để xả xú bắp hầu mong xoa dịu dư luận trong và ngoài nước đang phẫn nộ trước sự tham ô nhũng lạm của chính quyền CSVN, nhưng vẫn chăm chú theo dõi không phải để chờ xem kết quả xử lý các thành viên đó ra làm sao mà là để coi cách chối tội của họ lếu láo đến cỡ nào.

Đúng như dự tưởng, tất cả thành viên nội các chính phủ CSVN khi đăng đàn trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội đều chối tội một cách ngớ ngẫn hoặc đổ trách nhiệm loanh quanh cho người này người nọ hay cơ quan này cơ quan kia, nhiều khi câu sau mâu thuẫn với câu nói trước. Nhưng khi bị các đại biểu dí quá… thì các bộ trưởng chỉ xin lỗi cho qua chuyện và hứa sẽ khắc phục những yếu kém, những khuyết điểm đã vướng mắc. Thế nhưng ngay sau đó thì bảo rằng với cơ chế này thì Bộ trưởng nào ngồi đây cũng mắc nhiều khuyết điểm khó tránh.

Qua vụ PMU 18 cho thấy ngành giao thông đã giao cho các PMU nhiều dự án mà không có cơ chế kiểm soát chặt chẽ, ông Bộ trưởng Đào Đình Bình đổ tội cho cựu Tổng giám đốc Bùi Tiến Dũng của PMU 18 đã cố tình vi phạm chứ thật ra đã có các văn bản quy định về sự hình thành, cơ chế hoạt động của các ban quản lý dự án theo hai Nghị định 52/CP và 17/CP. Ông Bình còn nói rằng có những sự việc xảy ra trước khi ông ta lên nhậm chức cách đây ba năm, hơn nữa các tổ chức đảng trong ngành hàng năm họp đều không tìm ra các vi phạm của PMU 18. Ông Bình còn nói rằng trong thời gian ông phụ trách Bộ giao thông, đã không có đơn thưa, dù là thư nặc danh, tố cáo việc tham nhũng của Bùi Tiến Dũng cho nên bộ hoàn toàn không biết…. cho đến khi phát giác. Còn vấn đề chạy chức, chạy quyền quá phổ biến mà ai cũng biết thì ông Bộ trưởng Nội vụ Đỗ Quang Trung chối rằng ‘‘tôi chưa phát hiện, chưa thấy một trường hợp chạy chức, chạy quyền nào trực tiếp chạy đến tôi’’.

Ông Trung nói rằng: Qui trình bổ nhiệm và điều động cán bộ do bộ Nội vụ tham mưu đề xuất trình chính phủ ban hành rất chặt chẽ và nếu làm theo qui trình đó sẽ tránh được tiêu cực trong công tác. Đại biểu Trịnh Thanh Vân (Hà Nội) hỏi rằng qui trình chặt chẽ sao vẫn có tiêu cực , tình trạng mua quan bán chức diễn ra rất phổ biến, dư luận cho rằng một số cán bộ tổ chức tự cho mình đặc quyền nên khi xem xét cán bộ có quá nhiều sai lệch. Khi ông Vân đã nói rõ ra như vậy mà ông Bộ trưởng Trung vẫn nói rằng có trường hợp nào cụ thể nào thì chỉ ra để chúng tôi xem xét? Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nhân (Kiên Giang) chỉ luôn trường hợp Nguyễn Việt Tiến, Cựu Thứ trưởng thường trực bộ Giao thông&Vận tải thì ông Trung lâm vào thế bí nhưng lại nói rằng đó là những thiếu sót khuyết điểm ở thời điểm bổ nhiệm ông Tiến (1998) mà thôi, bây giờ thì khác. Nghe ông Trung trả lời xong, bà Nhân ngồi bất động, không phản luận vì có hỏi thêm cũng thừa, bời vì việc đề bạt cán bộ cao cấp trong guồng máy chính phủ là khâu khởi đầu của nạn chạy chức, mà đầu xuôi thì đuôi lọt, tưởng con kiến không lọt nhưng con voi lọt tuốt.

Liên quan đến chiếc vali chứa nhiều phong bì tiền bị bỏ quên ở sân bay của Phó chủ nhiệm Văn phòng chính phủ, Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) hỏi tại sao đối với những người khác khi đã phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật thì cơ quan điều tra của bộ Công an vào cuộc điều tra, còn việc của ông Lâm thì lại khác? Bộ trưởng Công an Lê Hồng Anh trả lời rằng các cơ quan quản lý cán bộ của đảng và chính phủ tiến hành kiểm tra, kết luận vụ việc có liên quan đến ông Lâm mà thôi. Nếu có liên quan đến tham nhũng và đề nghị cơ quan công an điều tra làm rõ thì khi đó bộ Công an sẽ chỉ đạo thực hiện. Qua sự trả lời đó, đại biểu Thuyết đã cho rằng cách giải quyết như vậy là thiếu bình đẳng trước pháp luật, khi công an đối xứ riêng với ông Lâm. Đây là một vụ án bao che giữa các cấp với nhau.

Ngoài ra, những câu hỏi chất vấn khác của các đại biểu quốc hội về một số điều tiêu cực ở các Bộ, đa số những thành viên trong nội các đều trả lời theo lối chối tội, không nhận trách nhiệm và đến khi ông Phan văn Khải, người đứng đầu chính phủ, đăng đàn vào chiều ngày 16/ 6/ 2006 thì cũng chẳng có gì khá hơn. Ngoài thông báo về việc mình rút lui khỏi vị trí thủ tướng, ông Khải chỉ nói chung chung về những mặt yếu kém trong việc chỉ đạo điều hành chính phủ của ông đã làm trong suốt 15 năm qua (6 năm làm Phó và 9 năm là Thủ tướng). Theo ông Khải thì trong thời gian qua, công tác điều hành chính phủ của ông gặp khá nhiều yếu kém, các chương trình hành động của chính phủ đưa ra đều không đạt chỉ tiêu mong đợi, đa số các dự án đều bị tiêu xài hoang phí.

Ông Khải đưa ra nhận xét rằng, chính phủ nhìn rõ một số mặt yếu kém về kinh tế xã hội cũng như nhìn thấy rõ những bất cập của bộ máy nhà nước từ rất lâu; nhưng các biện pháp khắc phục đều rất chậm, thậm chí có mặt còn diễn biến xấu hơn. Nền kinh tế còn chậm phát triển chiều sâu, trình trạng lãng phí thất thoát vốn và tài sản công còn nghiêm trọng nhất là trong các dự án đầu tư vốn nước ngoài. Giáo dục đào tạo còn nhiều hiện tượng tiêu cực, cải cách hành chánh và phát huy dân chủ còn chậm trễ, bất cập… Sau cùng, để khuyên nhủ người kế nhiệm, ông Khải có nêu ra một số đề nghị cho qua chuyện như đổi mới tư duy về quản lý hành chính, nghiên cứu và khắc phục tình trạng lãnh đạo chính phủ ngập vào các vụ việc cụ thể, không dành đủ thời gian và tâm sức hoạch định chính sách…

Sự kiện Quốc hội cho dàn dựng vụ chất vấn giữa đại biểu với các Bộ trưởng không mang lại kết quả gì vì đây chỉ là màn ’xả xú bấp’ mà thôi. Sự chất vấn vừa qua, coi như là đã xử lý để xóa sổ về các tội tham nhũng, hối lộ, đục khoét tài sản quốc gia… của những thành viên trong nội các, trước khi nội các này giải tán thành lập chính phủ mới. Do đó, sự tuyên bố rút lui của ông Khải đã không làm cho bất cứ ai xúc động vì mọi người đánh giá ông Khải không có khả năng và đây là nội các tồi tệ nhất với nạn tham ô nhũng lãm đầy dẫy mọi cơ chế từ trung ương xuống địa phương.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bìa sách "Quyền lực và vấn đề kiểm soát Quyền lực trong Xã hội" của tác giả Lê Anh Hùng

Giới thiệu sách mới: “Quyền lực và vấn đề kiểm soát quyền lực trong xã hội”

“Vấn đề quyền lực là vấn đề mấu chốt của chính trị. Và chính trị liên quan đến bất kỳ ai, kể cả những người khăng khăng rằng họ không dính líu gì đến chính trị cả. Như bản thân chính trị, quyền lực là một vấn đề phức tạp, đa chiều, khó hiểu và trong cuốn sách này tác giả giúp chúng ta hiểu dễ hơn, tốt hơn về quyền lực, về tầm quan trọng của quyền lực và vì sao cần kiểm soát quyền lực trong xã hội, cũng như nhiều cách để kiểm soát quyền lực.” (TS Nguyễn Quang A)

Giá tính thuế tài nguyên

Tít bài báo trên nên đổi lại: “UBND tỉnh tăng giá tính thuế tài nguyên, doanh nghiệp xin trả lại mỏ cát.”

Doanh nghiệp đấu giá mỏ cát năm 2023, lúc mà giá tính thuế là 150 ngàn đồng/khối. Cuối 2023, UBND tỉnh Quảng Ngãi tăng giá tính thuế lên 230 ngàn đồng/khối. Doanh nghiệp sẽ phải nộp thêm 13,9 tỷ đồng nếu tiếp tục khai thác. Họ đã quyết định xin trả lại mỏ.

Ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở hôm 1/7/2024 - Bộ máy phình to, chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh. Ảnh: FB Kim Van Chinh

Bộ máy phình to và chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh

Bộ máy ăn lương ngân sách nhà nước ở cấp xã, thôn phình to có nguy cơ tăng chi NSNN là tất yếu.

Gần đây ngành công an lại triển khai cán bộ công an chuyên trách xuống các xã. Tổng cộng có gần 10.000 xã, mỗi xã có 3 cán bộ công an thành ra tăng 30.000 biên chế công an ăn lương.

Chưa hết, mới đây nhất (1/7/2024), các địa phương (theo chỉ đạo chung) chính thức ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở (thường gọi là dân phòng). Theo con số chưa chính thức… cả nước sẽ có khoảng 300.000 dân phòng chính thức được ăn phụ cấp.

Một căn cứ cưỡng bức lao động lừa đảo qua mạng tại Cambodia năm 2022. Ảnh: Reuters

Đường dây lừa đảo trực tuyến liên quan Trung Quốc gia tăng hoạt động tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có số người dùng mạng xã hội thuộc hàng đầu trên thế giới và đang dần trở thành một trung tâm lớn về tin giả và lừa đảo tuyển dụng qua không gian mạng.

Đây là nội dung được nêu ra trong buổi hội thảo trực tuyến về nội dung “Lừa đảo qua mạng và buôn người ở Campuchia và Việt Nam,” do Viện Hòa Bình (USIP), có trụ sở tại Hoa Kỳ, tổ chức hôm 2/7/2024.