Chiến dịch vận động quốc tế bảo vệ cho những nhà dân chủ trong nước

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Lời Kêu Gọi Của Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng Về Chiến Dịch Vận Động Quốc Tế bảo vệ cho những người đấu tranh cho dân chủ trong nước

Kính thưa quí vị đại diện các tôn giáo, tổ chức, cộng đồng và đoàn thể,

Kính thưa quí đồng hương,

Trong thời gian qua, nhiều sự kiện dồn dập xảy ra trong nước cho thấy phong trào đứng lên vì tự do dân chủ của dân tộc Việt Nam đã tiến vào một giai đoạn mới, giai đoạn vượt lên trên sự sợ hãi để đấu tranh cho một nền chính trị dân chủ đa nguyên, làm nền tảng canh tân và phát triển đất nước.

Đối diện với đòi hỏi dân chủ đang ngày một dâng cao trong nước, đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) một mặt vẫn đang cố tìm mọi cách bám chặt lấy quyền lực, một mặt tung ra những thủ đoạn thâm độc nhằm đánh sập phong trào dân chủ. Trong những ngày gần đây, vụ đập phá nhà nguyện Tin Lành Mennonite tại Sài Gòn ngày 27/5, vụ bao vây và cô lập các tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đang tuyệt thực ở Đồng Tháp, các vụ sách nhiễu và tra khảo những người đã ký tên vào Tuyên Ngôn Dân Chủ 2006,… là những chỉ dấu cho thấy nếu không có áp lực mạnh mẽ từ nhiều phía, nhà cầm quyền CSVN sẽ tung ra một chiến dịch khủng bố quy mô để đẩy lùi nỗ lực đấu tranh cho tự do dân chủ của dân tộc Việt Nam.

Trong thời gian qua, cộng đồng người Việt tại hải ngoại đã cố gắng không ngừng trong việc hỗ trợ cho phong trào đấu tranh trong nước và đã đạt được nhiều thành quả trong việc vận động sự ủng hộ của quốc tế. Sự kiện 50 dân biểu Hoa Kỳ, các dân biểu của Úc Đại Lợi, Âu Châu và các thành viên của Hiến Chương 77 tại Tiệp Khắc, kể cả cựu tổng thống Václav Havel, lần lượt lên tiếng ủng hộ Tuyên Ngôn Dân Chủ 2006 của Việt Nam, là một minh chứng hùng hồn về khả năng vận động của cộng đồng người Việt tại hải ngoại và cho thấy chính nghĩa của công cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ của dân tộc Việt Nam đã và đang chinh phục sự hậu thuẫn của quốc tế.

Trong thời gian tới đây, bối cảnh của quốc tế càng thuận lợi hơn cho cuộc đấu tranh của người Việt Nam. Hà Nội vẫn phải tiếp tục đàm phán với một số quốc gia để bước vào WTO, vẫn phải thương thuyết với Hoa Kỳ để có Quy chế bình thường hóa quan hệ thương mại thường trực (PNTR), vẫn nằm trong danh sách các nước đặc biệt quan tâm của Mỹ về vi phạm tôn giáo (CPC), vẫn là một quốc gia cộng sản độc tài toàn trị nằm trong sự lên án của Hội Đồng Âu Châu qua Nghị Quyết 1481,… Quan trọng hơn cả là vào tháng 11/2006 tới đây, Hà Nội sẽ tổ chức Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC, với sự tham dự của nhiều nguyên thủ quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Úc,… Do đó, từ đây đến tháng 11/2006, những biến chuyển về cuộc đấu tranh cho dân chủ hay những đàn áp của nhà cầm quyền CSVN sẽ được dư luận đặc biệt quan tâm.

Trước nguy cơ một cuộc khủng bố quy mô nổ ra tại Việt Nam, hơn bao giờ hết, cộng đồng người Việt Hải ngoại cần khai thác những thành quả đã có và bối cảnh thuận lợi hiện nay để gia tăng áp lực lên chế độ CSVN. Trong tinh thần đó, Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng chân thành kêu gọi quí vị đại diện các cộng đồng, tôn giáo và đoàn thể người Việt hải ngoại cùng nhau mở một chiến dịch vận động quốc tế bảo vệ những người đấu tranh cho dân chủ trong nước và áp lực đảng CSVN chấp nhận những đòi hỏi dân chủ của người Việt Nam.

Để góp phần cho chiến dịch này, Đảng Việt Tân đã gởi bức thư báo động đính kèm đến một số nguyên thủ quốc gia và định chế quốc tế. Trong phần kết luận bức thư này, chúng tôi khẩn cấp kêu gọi “Nhân danh tinh thần nhân bản và công lý, chúng tôi trân trọng kêu gọi quí vị hãy dùng ảnh hưởng của mình áp lực lên chế độ độc tài CSVN, buộc họ phải ngưng ngay những hành vi thô bạo đối với những công dân dám lên tiếng vì nhân quyền và dân chủ. Xin hãy lên tiếng công khai ủng hộ nỗ lực giành lại quyền dân chủ của người Việt Nam. Hơn bao giờ hết, tiếng nói ủng hộ của quí vị vào lúc này mang giá trị rất lớn đối với các nhà vận động dân chủ can đảm tại Việt Nam, cả về mặt tinh thần lẫn tác dụng giảm bớt những thương tổn về thể chất”.

Chúng tôi kính mong quí vị đại diện các tôn giáo, tổ chức, đoàn thể của cộng đồng người Việt hải ngoại cùng đồng loạt gởi những bức thư cảnh báo của quí đoàn thể để cùng nhau dấy động sự quan tâm của các quốc gia trên thế giới.

Ngoài công việc cấp bách nói trên, chúng tôi cũng đề nghị chúng ta cùng vận động đồng bào ở khắp nơi đồng loại gửi fax, email về cho các tòa đại sứ ở Hà Nội thuộc quốc gia mình đang cư ngụ để báo động tình hình, kêu gọi gia tăng thăm viếng những nhà dân chủ trong nước và sẵn sàng bảo vệ họ khi bị nhà cầm quyền CSVN đàn áp.

Sau cùng, chúng ta cần vận động chính phủ Hoa Kỳ tiếp tục duy trì nhà cầm quyền CSVN trong danh sách CPC, vận động các vị dân cử Hoa Kỳ đặt vấn đề nhân quyền, dân chủ như là những điều kiện để thông qua quy chế PNTR, vận động các quốc gia tham dự hội nghị APEC tại Hà Nội vào tháng 11/2006 sẵn sàng tẩy chay Hội Nghị nếu Hà Nội đàn áp và khủng bố những nhà dân chủ trong nước,…

Với lòng thiết tha đối với các nhà dân chủ và đồng bào ruột thịt trong nước, với khả năng và kinh nghiệm vận động quốc tế của cộng đồng người Việt hải ngoại, chúng ta quyết tâm không để bạo quyền ngăn chặn hay đẩy lùi phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ của dân tộc. Việt Nam xứng đáng sánh vai cùng các nước tự do, dân chủ và phát triển của thế giới.

Trân trọng.

San Jose, Hoa Kỳ, ngày 5 tháng 6 năm 2006

Nguyễn Kim
Chủ Tịch Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng

Dưới đây là lá thư Anh Ngữ của Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng gửi các nguyên thủ quốc gia.

June 5, 2006

Dear Mr. […],

I would like to bring to your attention a matter of great urgency: the imminent crackdown against the democracy movement in Vietnam.

In recent months, tens of thousands of Vietnamese have stood up for their rights by holding large-scale labor strikes and participating in mass protests in front of government and party offices. Since April 2006, more than 1,000 citizens have signed on to the “2006 Manifesto on Freedom and Democracy for Vietnam” and this number continues to grow. Many of these individuals made clear that they were inspired and encouraged by the European Parliament’s Resolution 1481 condemning crimes committed by totalitarian communist regimes, and by the U.S. Committee for International Religious Freedom’s recommendation to keep the Vietnamese government on the list of Countries of Particular Concern.

Facing such public challenges to its monopoly on power, the Vietnamese Communist Party has begun to crack down, starting with the destruction of parts of the Christian Mennonite chapel in Saigon on May 25, 2006 as a test of international reaction. Since then, authorities have ratcheted up the interrogation, harassment, and detainment of leading democracy activists. We have good reason to believe that without urgent international attention, the Vietnamese communist regime will launch in the coming days a full-scale assault against the peaceful voices for democracy in Vietnam.

In most of the recent interrogations, authorities have repeatedly threatened the democracy activists with severe punishment if they reveal these “working” sessions, which have included physical beatings in some cases, to the outside world. Clearly, the Vietnamese authorities are trying to avoid international reaction to their flagrant and systematic violations of human rights—all this while the regime is striving to paint a picture of a stable and successful Vietnam in order to join the WTO and host the APEC summit in Hanoi this November.

In the name of humanity and justice, I respectfully urge you to use your influence in pressuring the Vietnamese communist regime to stop its brutal persecution of ordinary Vietnamese citizens who peacefully speak out for human rights and democracy. Please openly voice your support for the Vietnamese people’s quest for democracy. More than ever, your support will greatly benefit the courageous democracy activists in Vietnam, both in terms of providing moral support as well as reducing the occurrences of physical harm.

Thank you for your attention to this urgent matter.

Sincerely yours,

Nguyen Kim, Chairman

Vietnam Reform Party

Dưới đây là bản dịch lá thư của Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng gửi các nguyên thủ quốc gia

Ngày 5 tháng 6 năm 2006

Kính gởi ông ….

Tôi muốn trình bày với quí ông một vấn đề khẩn cấp, đó là chiến dịch đàn áp sắp ập xuống trên các nhà vận động dân chủ tại Việt Nam.

Trong những tháng vừa qua, hàng chục ngàn người Việt Nam đã đứng lên đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình qua các cuộc đình công đông đảo và tham gia biểu tình trước các văn phòng Ðảng và Nhà Nước. Từ tháng 4 năm 2006, hơn 1000 người đã ký tên vào bản Tuyên Ngôn 2006 Về Tự Do Dân Chủ Việt Nam. Danh sách ký tên này đang tiếp tục gia tăng. Rất nhiều người cho biết họ cảm thấy phấn khởi và được khích lệ bởi Nghị Quyết 1481 của Quốc Hội Âu Châu thẳng thắn lên án tội ác của các chế độ toàn trị cộng sản, và đề nghị của Ủy Ban Hoa Kỳ Cho Tự Do Tôn Giáo Thế Giới tiếp tục duy trì giới cầm quyền Việt Nam trong danh sách Các Nước Cần Đặc Biệt Quan Tâm.

Trước tình hình quyền uy độc tài bị công khai thách thức, đảng CSVN đã khởi động kế hoạch đàn áp, với việc kéo đến đập phá Nhà Nguyện Tin Lành Mennonite tại Sài Gòn vào ngày 27/5/2006 để thăm dò phản ứng thế giới. Sau đó là những vụ gia tăng quản thúc, tra khảo, sách nhiễu các vị lãnh đạo của nhóm dân chủ. Chúng tôi có lý do để tin rằng nếu không có sự can thiệp của thế giới một chiến dịch tấn công toàn diện nhắm vào những tiếng nói dân chủ bất bạo động tại Việt Nam sẽ được tung ra trong những ngày tới.

Trong hầu hết các cuộc tra khảo gần đây, các cán bộ công an đều nhiều lần hăm dọa sẽ trừng phạt các nạn nhân nặng nề nếu họ tiết lộ các buổi “làm việc” này, bao gồm cả đánh đập trong một số trường hợp, ra thế giới bên ngoài. Rõ ràng giới cầm quyền Việt Nam đang cố gắng né tránh phản ứng của cộng đồng thế giới đối với những vi phạm nhân quyền trắng trợn và có hệ thống của họ — Trong lúc đó, chế độ vẫn ra sức tô vẽ hình ảnh một đất nước ổn định và phát triển để mong được vào WTO và để tổ chức Hội Nghị APEC tại Hà Nội vào tháng 11 này.

Nhân danh tinh thần nhân bản và công lý, tôi trân trọng kêu gọi quí vị hãy dùng ảnh hưởng của mình áp lực lên chế độ độc tài CSVN, buộc họ phải ngưng ngay những hành vi thô bạo đối với những công dân dám lên tiếng vì nhân quyền và dân chủ. Xin hãy lên tiếng công khai ủng hộ nỗ lực giành lại quyền dân chủ của người Việt Nam. Hơn bao giờ hết, tiếng nói ủng hộ của quí vị mang giá trị rất lớn đối với các nhà vận động dân chủ can đảm tại Việt Nam, cả về mặt tinh thần lẫn tác dụng giảm bớt những thương tích về thể chất.

Xin cám ơn sự quan tâm của quí vị đối với vấn đề khẩn cấp này.

Nguyễn Kim

Chủ Tịch Đảng Việt Tân

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.