Các Cơ Quan CSVN Đổ Lỗi Lẫn Nhau Vì Giá Bất Động Sản Bị Đóng Băng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tình hình giá cả thị trường bất động sản tại Việt Nam, đặc biệt là tại Hà Nội, hiện đăng bị đóng băng đã khiến cho các cơ quan nhà nước cộng sản Việt Nam lên tiếng đổ lỗi cho nhau. Theo tờ Tuổi Trẻ số ra ngày 19 tháng 9 năm 2005, Đặng Hùng Võ, Thứ trưởng bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) cho hay rằng mới đây Bộ đã yêu cầu Thủ tướng ba giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, mà thực chất là để “hâm nóng” thị trường bất động sản. Thứ trưởng Đặng Hùng Võ còn đặt câu hỏi tại sao các nhà đầu tư bất động sản không chịu hạ giá nhà để kích cầu thị trường và thu hồi vốn? Thị trường bất động sản hiện đóng băng là do giá của nó quá cao, vượt xa khả năng thanh toán của phần đông người dân có nhu cầu. Cũng theo ông Võ thì bản chất của việc này là do nhu cầu trước đây là cầu giả, cầu do tích trữ, đầu cơ mà có nên bao nhiêu nhà đất cũng không đủ…, bây giờ không còn hàng đoàn người đến những vùng mới quy hoạch để tìm mua đất, người dân cũng đủ tỉnh táo để không còn đưa tiền tiết kiệm của mình vào nhà, đất. Và một bằng chứng của sự dư thừa này là hàng loạt những dự án đấu giá quyền sử dụng đất của Hà Nội gần đây không có người tham gia.

Tuy nhiên, Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội là Lê Quý Đôn lại phản bác lập luận cho rằng thị trường bất động sản hiện tại bị đóng băng là do mức cung đã vượt hơn mức cầu. Không phải thế, Đôn còn nói sở dĩ thị trường đóng băng vì nhà nước thay đổi liên tục các chính sách về đất đai, dẫn đến sự kiện là người mua lẫn người bán đều có tâm lý nghe ngóng, chờ đợi. Lê Quý Đôn dẫn chứng, các dự án cải tạo giao thông đô thị của Hà Nội luôn trong tình trạng thiếu nhà tái định cư nghiêm trọng. Hà Nội cần nhiều hơn nữa các dự án nhà để đáp ứng nhu cầu này. Trong khi đó, Đinh Đức Sinh của Hiệp hội kinh doanh bất động sản thì quả quyết là “Nếu nói rằng thị trường đóng băng là do nhu cầu giả chỉ là tự đánh lừa mình và như vậy thì các giải pháp đưa ra sẽ không chính xác”. Thị trường bất động sản bị đóng băng là do hệ quả của hàng loạt chính sách đất đai không chuẩn từ phía nhà nước. Đinh Đức Sinh còn phân tích, lẽ ra nhà nước đóng vai trò là người cung cấp đất cho thị trường thì một thời gian dài nhà nước thực hiện cơ chế phân phối, đất đai luân khan hiếm, hiếm thì phải đắt.

Gần đây thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất nhưng đất trả cho người bị thu hồi 1 đồng, đem đấu giá bán 100 đồng. Đến khi cả người bị mất đất và người mua được đất đều không chịu nổi thì việc các dự án đấu giá không thực hiện được là điều hiển nhiên. Ngoài ra việc thực thi áp dụng luật ở địa phương cũng khiến cho thị trường bất động sản bị tác động theo chiều hướng tiêu cực. Chẳng hạn quy định có hộ khẩu mới được mua nhà hoặc như nếu không có hộ khẩu ở ngay tại một xã nào đó đố anh có thể nhận chuyển nhượng được đất nông nghiệp. Cả Lê Quý Đôn lẫn Đinh Đức Sinh đều cho rằng phải nhìn nhận thị trường bất động sản hiện nay như một loại thị trường yếu, cần phải tăng tính thị trường, mọi sự can thiệp bằng chính sách đều không có giá trị.

Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội lập luận quanh co về việc tại sao giá nhà, đất hiện ở mức cao. Trong khi đó Đinh Đức Sinh của Hiệp hội kinh doanh bất động sản thì giải thích rất ngắn gọn về việc này như sau: Giá nhà, đất không thể không cao khi mà đất đai lưu thông trên thị trường luôn luôn gặp sự cản trở từ phía các cơ quan hành chính. Bằng chứng là ngay cả với các dự án đấu giá quyền sử dụng đất thì không phải ai muốn cũng đều tham gia được, điểm lại các dự án này đều là những nhân vật “có máu mặt”, nhưng người không quen thì phải biết với ai đó trong cơ quan hành chánh.

Việc Nam hiện nay vẫn thuộc vào hạng các quốc gia nghèo đói nhất trên thế giới thế mà giá nhà, đất tại một số khu vực ở Hà Nội hay Sài Gòn có nhiều khi còn đắt hơn cả Tokyo, New York và nhiều đô thị lớn khác ở các nước tiên tiến là một điều chẳng ai hiểu nổi. Chắc chắn đó là giá bong bóng (bubble) cộng thêm với việc nhà nước cộng sản Việt Nam thay đổi liên tục các chính sách về đất đai làm lợi cho những kẻ đầu cơ, tích trữ mà phần đông thuộc thành phần “có máu mặt”. Đấy là đặc điểm của nền kinh tế thị trường hoang dã tại Việt Nam hiện nay mà nhà nước CSVN gọi là kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chuyện giá nhà, đất cao không quan trọng bằng chuyện nhà nước trưng thu mà thực chất là cướp ruộng vườn của dân với lý cớ là đất nằm trong vùng quy hoạch, để rồi đem bán đấu giá chứ chẳng có quy hoạch gì cả. Người dân đã biết sự thật nên đã mạnh dạng đứng lên đòi lại đất đai, ruộng vườn bị nhà nước trưng thu cho dù đang bị nhà nước tìm cách trù dập.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Giá tính thuế tài nguyên

Tít bài báo trên nên đổi lại: “UBND tỉnh tăng giá tính thuế tài nguyên, doanh nghiệp xin trả lại mỏ cát.”

Doanh nghiệp đấu giá mỏ cát năm 2023, lúc mà giá tính thuế là 150 ngàn đồng/khối. Cuối 2023, UBND tỉnh Quảng Ngãi tăng giá tính thuế lên 230 ngàn đồng/khối. Doanh nghiệp sẽ phải nộp thêm 13,9 tỷ đồng nếu tiếp tục khai thác. Họ đã quyết định xin trả lại mỏ.

Ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở hôm 1/7/2024 - Bộ máy phình to, chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh. Ảnh: FB Kim Van Chinh

Bộ máy phình to và chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh

Bộ máy ăn lương ngân sách nhà nước ở cấp xã, thôn phình to có nguy cơ tăng chi NSNN là tất yếu.

Gần đây ngành công an lại triển khai cán bộ công an chuyên trách xuống các xã. Tổng cộng có gần 10.000 xã, mỗi xã có 3 cán bộ công an thành ra tăng 30.000 biên chế công an ăn lương.

Chưa hết, mới đây nhất (1/7/2024), các địa phương (theo chỉ đạo chung) chính thức ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở (thường gọi là dân phòng). Theo con số chưa chính thức… cả nước sẽ có khoảng 300.000 dân phòng chính thức được ăn phụ cấp.

Một căn cứ cưỡng bức lao động lừa đảo qua mạng tại Cambodia năm 2022. Ảnh: Reuters

Đường dây lừa đảo trực tuyến liên quan Trung Quốc gia tăng hoạt động tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có số người dùng mạng xã hội thuộc hàng đầu trên thế giới và đang dần trở thành một trung tâm lớn về tin giả và lừa đảo tuyển dụng qua không gian mạng.

Đây là nội dung được nêu ra trong buổi hội thảo trực tuyến về nội dung “Lừa đảo qua mạng và buôn người ở Campuchia và Việt Nam,” do Viện Hòa Bình (USIP), có trụ sở tại Hoa Kỳ, tổ chức hôm 2/7/2024.

Ảnh: FB Manh Dang

Hướng đến mối an toàn của sư Minh Tuệ và sự tự do thực hành tôn giáo của ông

Điều quan tâm lớn nhất lúc này nên là sự hướng đến mối an toàn của sư Minh Tuệ, và tiếp theo là sự tự do thực hành tôn giáo của ông. Việc “tìm kiếm” sư Minh Tuệ, tốt nhất cũng nên dừng lại ở đó, chứ không phải là để đi theo, gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và con đường thanh tu của sư.

Cái chúng ta cần biết là sư vẫn an toàn và được tự do đi khất thực trong bình an…