Hiện Tượng Đàn Áp Tôn Giáo Tại Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong tháng 7 và thượng tuần tháng 8 vừa qua, trong nước đã diễn ra những cuộc đàn áp tôn giáo ngày càng trắng trợn, tàn bạo, đặc biệt đối với giáo hội Tin Lành và Phật Giáo Hòa Hảo. Hiện tượng gia tăng cường độ trấn áp của chính quyền Cộng Sản Việt Nam, đối với sinh hoạt tín ngưỡng ở Việt Nam nói chung và hai tôn giáo kể trên nói riêng, tuy có làm cho nỗ lực đấu tranh cho quyền tự do tín ngưỡng của đồng bào trong nước bị đình trệ trên mặt nổi, nhưng lại gia tăng nỗi uất hận của những con người hiền lương, sẵn sàng chấp nhận hy sinh xác thân cho đạo pháp, với ước mơ cùng nhau đốt lên ngọn lửa tranh đấu cho quyền tự do tín ngưỡng trong đêm tối của bạo tàn, dối trá và bất công dày đặc.

Từ những sự kiện: Ngày 19 tháng 7, lực lượng an ninh vô cớ kéo đến phá sập nguyện đường của Mục sư Nguyễn Hồng Quang tại Sài Gòn; Một số tín hữu Tin Lành tại Long An bị công an cưỡng ép ký giấy bỏ đạo; Ngày 5 tháng 8, hàng chục công an đã bất ngờ bao vây, hành hung và bắt giữ nhiều tu sĩ, tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo tại An Giang và Đồng Tháp, dẫn đến quyết định tự thiêu của tu sĩ Trần Văn Út (đã từ trần) và tín đồ Võ Văn Bửu (bị phỏng nặng); Cũng trong cùng ngày, tu sĩ Võ Văn Thanh Liêm bị công an chận bắt vô cớ trước chùa Quang Minh Tự, ấp Long Hòa, tỉnh An Giang; Ngày 8 tháng 8, lực lượng công an bao vây, khủng bố 3 mục sư cùng 30 truyền đạo và hơn 30 tín hữu Tin Lành đang tham dự trại Hè tại Bình Phước; v.v… Tại sao Hà Nội lại gia tăng cường độ đàn áp tôn giáo tại Việt Nam trong lúc này?

Điều có thể khẳng định là từ nhiều thập niên qua, chính quyền Cộng Sản Việt Nam chưa bao giờ thật sự có thiện chí muốn trao trả lại quyền tự do tín ngưỡng cho đồng bào trong nước. Mọi phương thức nới lỏng các sinh hoạt tôn giáo chỉ là kết quả của sự tương nhượng có tính toán, dung hòa giữa những áp lực quần chúng, quốc tế và khả năng kiểm soát của đảng CSVN trên các tổ chức, thành phần xã hội. Do đó, kiểm soát và thao túng những sinh hoạt tôn giáo vẫn là một nhu cầu thường trực, lâu dài của đảng CSVN, mà sự hiện diện của “Ủy Ban Tôn Giáo” trong cơ chế nhà nước là một dẫn chứng. Tuy nhiên, sự kiện chính quyền CSVN bất ngờ gia tăng các biện pháp khủng bố tôn giáo trong 2 tháng qua, hẳn nhiên cũng có những nguyên nhân gần.

Tưởng cũng cần nhắc lại, trước chuyến công du Hoa Kỳ của Phan Văn Khải và đoàn tùy tùng gần 240 người, trong thời gian 19-25 tháng 6 vừa qua, Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo đã phổ biến bản kiến nghị, ngày 3 tháng 6, tố cáo chính sách đàn áp tôn giáo tại Việt Nam đồng thời đe dọa sẽ có tín hữu tự thiêu vì đạo pháp, để đánh động lương tâm thế giới. Cũng trong thời gian Phan Văn Khải công cán tại Hoa Kỳ, ngày 20 tháng 6, dân biểu Christopher Smith, Phó Chủ Tịch Ủy Ban Đối Ngoại, cùng một số đồng viện tổ chức cuộc điều trần trước quốc hội Hoa Kỳ về thực trạng vi phạm tự do tôn giáo tại Việt Nam. Trong danh sách những vị lãnh đạo tinh thần bị trù dập được nêu tên có tu sĩ Phật Giáo Hòa Hảo Võ Văn Thanh Liêm, cũng là người được mời tham dự cuộc điều trần, nhưng không được chính quyền CSVN cho phép xuất cảnh. Ngoài ra, cũng trong chuyến công cán Hoa Kỳ, mọi nơi Phan Văn Khải và phái đoàn hiện diện đều phải đối diện với những cuộc biểu tình chống đối mạnh mẽ và gay gắt của cộng đồng người Việt. Mục tiêu của những cuộc biểu tình nhằm để tố cáo bản chất của chế độ độc tài CSVN, đòi hỏi chính quyền CSVN trả tự do cho những tù nhân lương tâm, tố giác trước cộng đồng thế giới về bất công, trù dập trên đất nước Việt Nam mà các tôn giáo hiện đang là nạn nhân. Phản ứng mạnh mẽ của cộng đồng người Việt hải ngoại, hẳn nhiên đã làm tổn thương đến tư thế đại diện của Phan Văn Khải. Vấn đề này đã trở thành một trong những chủ đề được nêu lên và phê phán gay gắt, trong đại hội Trung Ương Đảng thứ 12, vào hạ tuần tháng 6 vừa qua.

Đối chiếu với những sự việc xảy ra trong thời gian gần 3 tháng vừa qua, chúng ta có thể tin rằng động cơ thúc đẩy chính quyền Hà Nội gia tăng cường độ khủng bố trắng trợn hai giáo hội Tin Lành và Phật Giáo Hòa Hảo, trong thời gian gần đây, là nhằm thỏa mãn bản chất trả thù thấp hèn, tẩy rửa phần nào mối nhục của chính quyền Hà Nội trong chuyến vận động ngoại giao tại Hoa Kỳ vừa qua. Tuy nhiên như đã đề cập ở trên, thay vì giải quyết những mâu thuẫn trên tinh thần đối thoại công bằng, hòa giải và trong sáng, nhà nước CSVN đã dùng bạo lực như là phương tiện để trấn áp, trút sự giận dữ lên trên những con người không có tấc sắt tự vệ, thì sự xung đột giữa chính quyền và quần chúng tiếp tục tồn tại, và sẽ bộc phát mạnh hơn trong tương lai.

Cũng trong vấn đề thời sự, ngày 12 tháng, sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội phổ biến bản thông cáo, nội dung cho biết “Hoa Kỳ đã không mời 94 người (Thượng) bị trả về định cư tại Hoa Kỳ”. Được biết trong cuộc biến động tại Tây Nguyên vào năm 2001, và sau cuộc biểu tình hàng ngàn người vào tháng 4 năm 2004, có khoảng hơn 100 người Thưọng đã đào thoát qua biên giới Căm Bốt, với hy vọng thoát khỏi màng luới truy quét của lực lượng công an. Có một số người Thượng được cứu xét tái định cư tại Hoa Kỳ và Phần Lan, trong năm ngoái. Tuy nhiên, gần đây chính quyền Hoa Thịnh Đốn có chỉ dấu thay đổi chính sách, căn cứ theo nội dung thông báo kể trên. Vì thế, chúng ta cũng không thể loại bỏ giả thiết rằng việc gia tăng đàn áp tôn giáo tại Việt Nam còn nằm trong mục tiêu Hà Nội muốn thăm dò phản ứng của Hoa Thịnh Đốn trong vấn đề này. Dù cho đây là hành động thăm dò của Hà Nội, trên tinh thần hỗ trợ trong ngoài, người Việt Nam giải quyết vấn đề của người Việt Nam, cộng đồng người Việt hải ngoại chắc chắn sẽ chủ động, kiên trì, bền bỉ hỗ trợ nỗ lực đấu tranh cho quyền tự do tín ngưỡng của đồng bào trong nước, cho đến ngày thành công.

Phan Nguyên

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Giá tính thuế tài nguyên

Tít bài báo trên nên đổi lại: “UBND tỉnh tăng giá tính thuế tài nguyên, doanh nghiệp xin trả lại mỏ cát.”

Doanh nghiệp đấu giá mỏ cát năm 2023, lúc mà giá tính thuế là 150 ngàn đồng/khối. Cuối 2023, UBND tỉnh Quảng Ngãi tăng giá tính thuế lên 230 ngàn đồng/khối. Doanh nghiệp sẽ phải nộp thêm 13,9 tỷ đồng nếu tiếp tục khai thác. Họ đã quyết định xin trả lại mỏ.

Ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở hôm 1/7/2024 - Bộ máy phình to, chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh. Ảnh: FB Kim Van Chinh

Bộ máy phình to và chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh

Bộ máy ăn lương ngân sách nhà nước ở cấp xã, thôn phình to có nguy cơ tăng chi NSNN là tất yếu.

Gần đây ngành công an lại triển khai cán bộ công an chuyên trách xuống các xã. Tổng cộng có gần 10.000 xã, mỗi xã có 3 cán bộ công an thành ra tăng 30.000 biên chế công an ăn lương.

Chưa hết, mới đây nhất (1/7/2024), các địa phương (theo chỉ đạo chung) chính thức ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở (thường gọi là dân phòng). Theo con số chưa chính thức… cả nước sẽ có khoảng 300.000 dân phòng chính thức được ăn phụ cấp.

Một căn cứ cưỡng bức lao động lừa đảo qua mạng tại Cambodia năm 2022. Ảnh: Reuters

Đường dây lừa đảo trực tuyến liên quan Trung Quốc gia tăng hoạt động tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có số người dùng mạng xã hội thuộc hàng đầu trên thế giới và đang dần trở thành một trung tâm lớn về tin giả và lừa đảo tuyển dụng qua không gian mạng.

Đây là nội dung được nêu ra trong buổi hội thảo trực tuyến về nội dung “Lừa đảo qua mạng và buôn người ở Campuchia và Việt Nam,” do Viện Hòa Bình (USIP), có trụ sở tại Hoa Kỳ, tổ chức hôm 2/7/2024.

Ảnh: FB Manh Dang

Hướng đến mối an toàn của sư Minh Tuệ và sự tự do thực hành tôn giáo của ông

Điều quan tâm lớn nhất lúc này nên là sự hướng đến mối an toàn của sư Minh Tuệ, và tiếp theo là sự tự do thực hành tôn giáo của ông. Việc “tìm kiếm” sư Minh Tuệ, tốt nhất cũng nên dừng lại ở đó, chứ không phải là để đi theo, gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và con đường thanh tu của sư.

Cái chúng ta cần biết là sư vẫn an toàn và được tự do đi khất thực trong bình an…