Cộng Đồng Người Việt Tại Nam California: Sôi Động và Thử Thách Mùa Bầu Cử

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ai có dịp ghé thăm thủ đô tỵ nạn cộng sản của người Việt tại Little Sài Gòn, thuộc quận Cam, miền Nam tiểu bang California, hẳn không thể quên được không khí phố chợ nhộn nhịp, trẻ trung ở đây, với môi trường khí hậu thật hiền hòa, mát mẻ. Sẽ thú vị hơn nếu quý vị đến thăm Little Sài Gòn vào thời điểm này khi mà mùa bầu cử địa phương và toàn quốc đang ở trong những ngày tháng cao điểm, gay go và sôi động nhất.

Hàng loạt các ứng cử viên người Mỹ gốc Việt tại quận Cam đã mạnh dạn ra ứng cử vào các trách vụ dân cử quan trọng tại địa phương mà cách đây chừng một thập niên, tưởng như chỉ là một ước mơ cho cộng đồng hải ngoại chúng ta. Thế hệ “bản lề”, thế hệ “1.5”, thế hệ “X”.v.v… mà chúng ta thường tạm gán cho những người khoảng từ trên dưới 40 trở xuống, đang ngày càng năng động và chứng tỏ được sự trưởng thành về ý thức chính trị, phục vụ xã hội và về sức mạnh trong tiếng nói của chính mình. Tại thành phố Garden Grove, có tới hai ứng cử viên người Việt, TS. Nguyễn Lâm Kim Oanh và LS. Nguyễn Quang Trung, ra tranh cử trách vụ Ủy viên Hội Đồng Giáo Dục Học Khu Garden Grove Unified School District. Tranh cử vào chức vụ Nghị viên thành phố Garden Grove có ông Trần Paul (Tường Thắng) và cô Nguyễn Janet. Tại thành phố Westminster, cũng có hai nam ứng cử viên người Việt, ông Hà Minh Mạch và ông Quách Andy, ra tranh cử chức vụ Thị trưởng thành phố. Ngoài ra còn có ông Nguyễn Peter ra ứng cử trách vụ Ủy viên Hội Đồng Giáo Dục Học Khu Westminster. Riêng ông Trần Thái Văn, hiện là Nghị viên Hội Đồng thành phố Garden Grove, đang ra tranh cử chức vụ dân biểu quốc hội tiểu bang California.

Thật ra, bấy nhiêu ứng cử viên cũng đã đủ làm cho tình hình sinh hoạt cộng đồng và giới truyền thông người Việt tại quận Cam thêm sôi động nhưng không kém phần gay go, phức tạp. Có dịp lái xe ngang qua những đoạn đường, ngã tư có đông người Việt qua lại, người ta sẽ nhận thấy hàng loạt những tấm bảng vận động tranh cử, lớn nhỏ nằm san sát bên nhau, cho cả các ứng cử viên gốc Việt lẫn các sắc dân khác. Ngay trước khu thương xá Phước Lộc Thọ và phía bên kia trên đường Bolsa, hai bên lề đường, bãi cỏ, và trên những bức tường, lan-can nhà hàng.v.v… là những tấm bảng vận động tranh cử với đủ sắc màu, kích cỡ… Dù là đi chợ hay vào tiệm ăn thì chắc chắn là dân Việt ta tại Little Sài Gòn không thể tránh khỏi những “tấm bảng chỉ đường bầu cử” loại này. Giới truyền thông người Việt cũng tha hồ khai thác các hoạt động bầu cử của các ứng cử viên Việt lẫn Mỹ. Có tờ báo thì mạnh dạn “thổi phồng” các ứng cử viên thuộc phe mình, có tờ thì trung dung, độc lập hơn, nhưng cũng có tờ báo, cơ quan truyền thông sẵn sàng nhận làm “diễn đàn” để các phe nhóm “đấu khẩu với nhau” hoặc mạnh dạn phê bình, chỉ trích các ứng cử viên người Việt lẫn Mỹ về phương thức hoạt động hay quan điểm chính trị của họ. Các ứng cử viên người Việt cũng có “choảng nhau” qua lại, công khai và âm thầm, nhưng hầu hết đều là những chỉ dấu sinh hoạt chính trị bình thường trong một xã hội đa nguyên, dân chủ như tại Hoa Kỳ (ngoại trừ vài trường hợp bất bình thường mang tính cá biệt).

Theo một nhóm nghiên cứu độc lập Pacific Opinions, riêng tại quận Cam (133 ngàn người Việt theo thống kê Hoa Kỳ năm 2002) có trên 50% số cử tri người Việt tuổi từ 55 đến 64 đã đăng ký thuộc Đảng Cộng Hòa, trong khi đó thì có khoảng 35% số cử tri người Việt tuổi từ 19 đến 34 đăng ký bầu theo Đảng Dân Chủ. Điều này cũng nói lên được rất nhiều vấn đề về tình hình quan điểm chính trị đa nguyên và phức tạp tại đây cũng như bối cảnh chính trị tương lai của cộng đồng người Việt tại quận Cam và Hoa Kỳ nói chung. Tất nhiên là hầu như cuộc bầu cử nào cũng gay go và phức tạp nhưng với cộng đồng chúng ta vốn đã phức tạp trong cách thức sinh hoạt chính trị vì nhiều lý do khác nhau thì nay lại càng tạo thêm nhiều thử thách khác. Chính trị “cộng đồng” và chính trị “bản xứ” đang hòa quyện vào nhau để tạo ra những mâu thuẫn và khó khăn nhưng cũng tiềm tàng nhiều lợi ích thiết thực, cho chính cá nhân các ứng cử viên người Việt và cả cộng đồng. Vấn đề quan trọng là làm sao chúng ta có thể giúp đào tạo và phát triển những nhà lãnh đạo cộng đồng người Việt có khả năng cao, biết đặt tham vọng cá nhân và quyền lợi phe nhóm, đảng phái sang một bên khi xem xét đến những lợi ích chung của cộng đồng chúng ta. Họ cũng phải quen dần với trò chơi dân chủ trong chính trị và đồng thời, cộng đồng, cử tri người Việt chúng ta cũng phải quen dần với bối cảnh hoạt động chính trị dân chủ chung tại Hoa Kỳ. Và khi nói đến Dân Chủ thì phải chấp nhận Đa Nguyên và Đối Lập. Chúng ta cũng phải “bình thường hóa” tình trạng “đối lập” trong các cuộc bầu cử giữa các ứng cử viên người Việt với nhau, nhất là khi họ cùng ra tranh cử vào một vị trí nào đó tại địa phương. Những ứng cử viên người Việt chân chính, biết đặt quyền lợi của cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân, thì sẽ thấy rằng đối lập là bình thường và khi cần thì tất cả đều trở thành một khối duy nhất để phụng sự cho lợi ích của đồng bào Việt Nam chúng ta. Để làm được điều đó, ngay từ bây giờ, ngay từ chính những ứng cử viên và toàn thể cử tri người Mỹ gốc Việt, phải chứng minh được sự trưởng thành chính trị và tinh thần lãnh đạo dân chủ, đối lập chân chính, cao thượng trong mọi sinh hoạt đoàn thể, cộng đồng và chính trị bản xứ nói chung. Và với những tinh thần và phong cách đó, người Việt chúng ta có quyền tự tin và tự hào về những ngày tháng trước mặt, về một tương lai tươi sáng cho cộng đồng hải ngoại và xa hơn nữa là quê hương Việt Nam. (Đ.V.)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.