Tháo Gỡ Những Bế Tắc Của Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cuộc đấu tranh cho Độc lậpCanh tân đất nước trong hơn một thế kỷ qua, kể từ khi người Pháp bắt đầu cuộc chiến xâm chiếm các tỉnh miền Nam vào năm 1858, là một cuộc đấu tranh hào hùng nhưng đầy bi thảm. Bi thảm là vì dân tộc Việt Nam đã không có quyền chọn lựa mà bị cuốn hút vào những tham vọng của các nước lớn khiến cho các cấp lãnh đạo lẫn người dân cứ loay hoay mãi không tìm được lối ra. Bi thảm là vì dân ta đã không có khả năng thực hiện những cuộc cách mạng lột xác của chính mình để vươn lên theo những điều kiện xã hội đã thay đổi từ khi tiếp xúc với người Tây phương; ngược lại đa số dân ta, kể cả một thành phần trí thức khoa bảng, đã an hưởng những phế phẩm của một xã hội nửa thuộc địa, nửa phong kiến. Bi thảm là vì chủ nghĩa cộng sản đã có sức thu hút một thành phần thanh niên lý tưởng cách mạng đương thời, tưởng là giành được độc lập, canh tân xứ sở; nhưng thực chất lại là tai họa cho đất nước hàng chục năm sau đó và kéo dài đến hôm nay. Bi thảm là vì cho đến ngày hôm nay – sau hơn 150 năm nghèo đói và khốn khổ – Việt Nam vẫn không có một dấu hiệu nào cho thấy là đang chuẩn bị ra khỏi cơn mê này. Ngày hôm nay, tuy trên đất nước Việt Nam không còn chiến tranh cũng như không còn một kẻ thù nào xâm phạm lãnh thổ một cách rõ rệt; nhưng trong nội tâm của người Việt Nam, hai cuộc chiến “độc lập”“canh tân” vẫn tồn tại một cách dai dẳng trước những đe dọa xâm thực của các nước lớn và nguy cơ tụt hậu của Việt Nam. Đứng trước những bi thảm này, những ai có lòng với đất nước và dân tộc đều có một dấu hỏi lớn rằng Việt Nam đang gặp những bế tắc nào?

Bế tắc hiện nay của Việt Nam phát xuất từ rất nhiều nguyên do khác nhau. Lề lối sinh hoạt lạc hậu của xã hội cũ là một trở ngại. Tính ỷ lại và vọng ngoại do nhiều năm sống trong chinh chiến cũng là một trở ngại. Nhưng đây chỉ là những bế tắc mang tính tự nhiên do bối cảnh thay đổi của xã hội, có thể thay đổi và cải sửa theo thời gian. Tuy nhiên, khi guồng máy kìm hãm xã hội trong một hệ thống chính trị phong kiến, chính là chướng ngại to lớn cho công cuộc canh tân. Vì trong hệ thống chính trị độc tài, con người dù có kiến thức khoa học, dù có tinh thần sáng tạo cũng không thể nào phát triển và đóng góp gì cho cuộc sống của mình, của gia đình mình cũng như cho sự phồn vinh của xã hội. Điều này đã chứng minh một cách rõ rệt nhất trong hơn 15 năm áp dụng chính sách đổi mới của đảng Cộng sản Việt Nam. Khi đưa ra chính sách đổi mới mà chủ yếu là vận dụng tài nguyên từ bên ngoài để cứu nguy nền kinh tế phá sản ở trong nước từ năm 1986, lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra chiêu bài “đại đoàn kết dân tộc” và kêu gọi mọi người xóa bỏ quá khứ hận thù, nhìn về tương lai, để bắt tay hợp tác phục hưng lại đất nước Việt Nam. Đã có một số người tin vào lời kêu gọi này, mang tiền bạc, tài sản và cả những kinh nghiệm làm việc ở các quốc gia tự do, để trở về hợp tác với chế độ. Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó, đa số trong những người có thiện tâm này đã phải bỏ chạy vì không thể nào làm việc trong bối cảnh kiềm chế gay gắt và nghi ngờ của đảng Cộng sản Việt Nam. Vì thế, muốn giải quyết các bế tắc Việt Nam chúng ta không thể chờ mong “thiện chí” thay đổi không hề có của đảng Cộng sản Việt Nam.

Lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã nhìn ra sự bế tắc của đất nước và tìm cách “đổi mới”; nhưng thay vì lượng giá khả năng ra khỏi bế tắc để tìm cách giải quyết; họ lại chỉ quan tâm đến những nguy cơ có thể xảy ra cho chính chế độ về những nhu cầu thay đổi hiện nay. Năm 1991, khi chính thức áp dụng nền kinh tế thị trường và mở cửa vận động đầu tư để khôi phục nền kinh tế, đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra bốn nguy cơ mà họ cho là đảng đang phải đối diện.

Một là nguy cơ chệch hướng trong phát triển. Theo họ thì nguy cơ này sẽ không khắc phục được nếu lý tưởng xã hội chủ nghĩa không đủ sức định hướng giá trị xã hội đối với nhân dân nói chung, đặc biệt là đối với thanh niên nói riêng.

Hai là nguy cơ diễn biến hòa bình trong quá trình phát triển. Theo họ thì đây là nguy cơ do những thế lực thù địch gây nên thông qua những tác động nhiều mặt văn hóa, văn nghệ, giáo dục, khoa học, chính trị.. đến nội bộ của tổ chức đảng, nhà nước, đoàn thể để xói mòn hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa.

Ba là nguy cơ tham nhũng. Theo họ thì đó là tình trạng mục nát trong lối sống của một bộ phận cán bộ, nhân viên, viên chức nhà nước, gây ra mối hoài nghi và làm giảm dần lòng tin của người dân đối với đảng, nhà nước.

Bốn là nguy cơ tụt hậu trong phát triển. Theo họ thì đây là nguy cơ do tình trạng phát triển của Việt Nam ở mức quá thấp không theo kịp đà cạnh tranh của các nước.

Rõ ràng là những nguy cơ mà đảng Cộng sản nhận diện nói trên không phải là những bế tắc của Việt Nam mà chỉ là phó sản của một xã hội toàn trị, bị biến dạng khi đảng buông lỏng quyền kiểm soát và cho địa phương tự quản trong cơ chế thị trường mà thôi.

Sau những trì trệ liên tục của 15 năm áp dụng chính sách đổi mới, vào tháng 4 năm 2001, đảng Cộng sản Việt Nam lại vẽ ra một hình ảnh màu hồng về chiến lược phát triển kinh tế – xã hội trong vòng 20 năm trước mặt với mục tiêu là đến năm 2020, Việt Nam trở thành một quốc gia công nghiệp hóa, đối tác bình đẳng với mọi quốc gia trong khu vực và trên thế giới, qua một chương trình cải cách, trong đó đáng để ý nhất là bốn chương trình mang tính cách chiến lược gồm:

1. Coi giáo dục – đào tạo là quốc sách, nhằm phát triển khoa học và kỹ nghệ và đào tạo một thế hệ có khả năng nắm bắt trí tuệ và thông tin.

2. Phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam, chú trọng đến truyền thống Nhân, Trí, Dũng và kiến tạo một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, hầu xây dựng nếp sống mới.

3. Xây dựng một guồng máy chính trị, hành chánh thực hiện đúng vai trò “vì dân, do dân và bởi dân”.

4. Tận diệt tham nhũng và kiện toàn bộ máy đảng để luôn luôn xứng đáng là đại diện đội tiền phong giai cấp công nhân, để lãnh đạo xã hội và lãnh đạo nhà nước.

Qua bốn chương trình cải cách này, đảng Cộng sản Việt Nam tương đối đã thấy rõ vấn nạn căn bản của Việt Nam nằm ở con người và môi trường xã hội. Nhưng qua một số nỗ lực mà họ đang tiến hành, chúng ta có thể khẳng định rằng, đảng Cộng sản Việt Nam rồi cũng sẽ loay hoay như nhiều thập niên vừa qua, vì hai nguyên do cơ bản:

Thứ nhất, tầng lớp lãnh đạo và thành phần cán bộ cao cấp đang nắm giữ quyền lực ở trong đảng, cũng như trong các guồng máy chính quyền đều không muốn và không dám tiến hành cuộc cách mạng canh tân rốt ráo như họ chủ trương, vì sợ thay đổi. Bởi vì có thay đổi là có mới mà cái mới sẽ không thể nào bảo đảm những quyền lực và quyền lợi mà ngày hôm nay họ và thân nhân của họ đang hưởng thụ. Về phương diện chính trị, lãnh đạo đảng đã núp dưới chiêu bài giữ ổn định chính trị để phát triển mà thực chất là cố giữ sự cai trị độc tôn của đảng một cách tuyệt đối và ngụy biện cho rằng đa nguyên, đa đảng sẽ dẫn đến hỗn loạn và xáo trộn đất nước. Về phương diện kinh tế, lãnh đạo đảng vẫn cố duy trì bộ máy kinh tế quốc doanh, để độc chiếm toàn bộ tài nguyên quốc gia và khống chế các sinh hoạt kinh tế bằng cách chèn ép sự phát triển kinh tế tư doanh, mặc dù các xí nghiệp quốc doanh làm ăn thua lỗ và không có khả năng cạnh tranh. Về phương diện xã hội, đảng hô hào chống tham ô nhũng lạm, trong sạch hóa bộ máy hành chánh; nhưng trong thực tế thì mọi quyết định của đảng ủy đều đứng trên tất cả.

Thứ hai, mỗi ý thức hệ định hình ra một mẫu người và khuôn khổ xã hội khác nhau. Khi đảng Cộng sản vẫn “quyết tâm” bám giữ ý thức hệ Mác – Lênin để cố xây dựng Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa và cố gượng ép thêm vào tư tưởng Hồ Chí Minh để đề cao yếu tố trung với đảng hiếu với dân; thì làm sao có thể đào tạo ra những con người mới đáp ứng cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời đại đề cao về sự phát huy sáng kiến và sự sáng tạo đa diện của người dân. Khi tư duy và nếp sống của con người vẫn bị cột chặt trong ý thức hệ giáo điều Mác – Lênin, lại còn bị bưng bít thông tin và kiểm soát gắt gao các luồng trao đổi trong và ngoài nước; thì cả người dân lẫn xã hội Việt Nam vẫn còn đi bên lề của những thay đổi nhanh chóng do cuộc cách mạng tin học mang đến cho nhân loại. Rốt cuộc là thay vì người dân được thừa hưởng những tiến bộ từ bên ngoài hầu cải thiện đời sống của mình, thì ngược lại họ chỉ biết khai thác những mặt tiêu cực của sự mở cửa nhất thời để sống còn mà thôi.


Nhằm che dấu sự bế tắc tư tưởng cho chính lãnh đạo và quần chúng đảng viên, lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam phải cố tuyên truyền về công lao của đảng qua hai cuộc chiến trong quá khứ, hầu cố ôm giữ quyền lực bằng mọi giá trong hiện tại. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ đảng viên Cộng sản Việt Nam ngày nay đã hiểu ra rằng, kỳ thực, các loại khẩu hiệu kết hợp “độc lập dân tộc”“chủ nghĩa xã hội”, hoặc những lập luận quanh co về giai cấp vô sản là giai cấp duy nhất có khả năng giương ngọn cờ giải phóng dân tộc, ngọn cờ độc lập và chủ quyền dân tộc, ngọn cờ tiến bộ và phồn vinh dân tộc v.v… chỉ là chiêu bài giúp cho đảng có thể tiến thoái mỗi khi gặp những khó khăn trong việc bào chữa cho cái chết của chủ nghĩa cộng sản. Nói cách khác, khi gặp nguy cơ đe dọa sự sinh tồn của đảng Cộng sản Việt Nam thì Hà Nội liền giương chiêu bài dân tộc và nhấn mạnh đến các truyền thống bất khuất của tổ tiên để kích động lòng yêu nước, kêu gọi người dân hy sinh cho đảng; nhưng một khi đảng đối diện với những sai lầm chồng chất thì họ nói đến “công lao lãnh đạo thần kỳ” của đảng và lờ đi yếu tố dân tộc, để vừa trấn an quần chúng, lại vừa khỏa lấp những tội ác của chính họ gây ra trong quy trình cải tạo xã hội. Đây là loại xảo thuật tạo huyền thoại của nhóm lãnh đạo nhằm tiếp tục ôm giữ quyền lực và dùng tham nhũng như một hệ thống cộng sinh để bòn rút tài nguyên quốc gia làm của riêng. Huyền thoại đó cần phải được phá đổ. Lằn ranh giữa thiểu số lãnh đạo đảng độc tài và đại khối dân tộc cần được vạch rõ để những người lầm đường có cơ hội quay về với chính nghĩa.

Nhìn như vậy, chúng ta đều thấy là cuộc đấu tranh hiện nay của toàn thể dân tộc Việt Nam hoàn toàn không dùng súng đạn để đối đầu với súng ống; mà dùng tâm lý để khơi dậy sự sáng suốt của người cầm súng. Chúng ta không chủ trương dùng bạo lực để tiêu diệt kẻ thù; mà khai dụng chính nghĩa dân tộc để chuyển đổi tâm tư cán bộ, đảng viên. Chúng ta không trực diện tấn công vào hệ thống trấn áp của đảng Cộng sản Việt Nam; mà làm xói mòn nền tảng quyền lực đảng, tức là phá hủy mọi điểm tựa chính trị, văn hóa, tuyên truyền hay kinh tế của chế độ độc tài. Đấu tranh vận dụng là huy động mọi khả năng đã có hay sẽ có để xây dựng sức mạnh cho đấu tranh, làm tiêu hao sức mạnh thống trị. Đấu tranh vận dụng là thường trực tạo ra những áp lực về mọi mặt để đẩy chế độ thống trị phải rơi vào thế thụ động chống đỡ, càng chống đỡ càng gặp khó khăn, càng bị đối kháng quyết liệt hơn. Cuộc đấu tranh vận dụng hiện nay dựa trên sức mạnh dân tộc và đại đoàn kết toàn dân là vũ khí chính yếu. Sức mạnh này không đo đếm được nhưng tiềm ẩn trong lòng mọi người, trong tinh thần bất khuất và kiên trì truyền thống của dân tộc. Cuộc đấu tranh này là một cuộc vận động mọi người Việt Nam, từ già đến trẻ, cả nam lẫn nữ… bắt đầu từ chỗ không nghe theo mệnh lệnh của chế độ, đến chỗ không làm và chống lại những chỉ thị của đảng. Được vậy là ta đã khai thác thành công sức mạnh tiềm ẩn nói trên thành vũ khí sắc bén để xoay chuyển vận mệnh đất nước.

Trong tinh thần đó, để giải thể chế độ độc tài toàn trị của đảng Cộng sản Việt Nam, tạo điều kiện canh tân Việt Nam, chúng ta phải đi qua một số tiến trình thiết yếu:

Thứ nhất, phá vỡ bộ máy kềm kẹp và giải phóng người dân ra khỏi hệ thống thông tin một chiều của đảng Cộng sản Việt Nam, để họ được đón nhận và lắng nghe mọi nguồn tin tức khác nhau, hầu khai mở sự hiểu biết và những giá trị của đời sống. Khi cánh cửa thông tin được mở rộng, tất nhiên bóng tối độc tài chuyên chế sẽ bị xoá dần và xã hội mới bắt đầu đón nhận những làn sinh khí mới. Và khi có điều kiện hiểu biết, người dân mới từ chỗ không nghe, không làm theo những lệnh lạc độc đoán của chế độ để tiến lên chỗ dám nói, dám phản đối những điều sai trái của chế độ một cách rộng khắp, hầu đấu tranh đòi hỏi cho những quyền đương nhiên phải có của mình và của gia đình mình. Đây là nỗ lực bức phá những kềm kẹp của chế độ độc tài đang áp chế trên toàn dân.

Thứ hai, khuyến khích và thúc đẩy sự xuất hiện những sinh hoạt đa dạng trong xã hội. Đây là hệ quả phát sinh từ chính sách mở cửa của đảng Cộng sản Việt Nam để giao thương đối với các quốc gia trong vùng và để tham gia vào nền kinh tế toàn cầu. Từ đó, những hoạt động có tính đa nguyên sẽ hình thành trên nhiều lãnh vực văn hóa, giáo dục, kinh tế, xã hội, tôn giáo v.v… vượt dần ra khỏi sự ràng buộc của ý thức hệ cộng sản và sự kiềm tỏa của chế độ. Nói cách khác, khai thác sự mở cửa của Hà Nội để đẩy mạnh các hình thức liên lạc và trao đổi giữa đồng bào trong và ngoài nước, hỗ trợ cụ thể những hoạt động độc lập và tự phát về mặt dân sinh, tạo điều kiện cho các mầm sinh hoạt đa nguyên nẩy nở và phát triển trong xã hội Việt Nam là một nhu cầu thiết yếu hiện nay.

Thứ ba, khuyến khích và hỗ trợ các tiếng nói đối kháng xuất hiện đấu tranh công khai tại Việt Nam dưới mọi hình thức, từ những vụ khiếu kiện đòi lại ruộng đất bị chế độ cướp đoạt, chống tham ô nhũng lạm tại địa phương… cho đến những đòi hỏi cải thiện sinh hoạt dân chủ, tôn trọng nhân quyền, tự do tôn giáo… Những nỗ lực đòi hỏi này lúc đầu thường bị hệ thống công an đàn áp và khủng bố như đã xảy ra trong thời gian qua; nhưng khi phá vỡ được bức màn bưng bít thông tin và tiếng nói đối kháng xuất hiện ở nhiều nơi, qua sự hậu thuẫn của dư luận thế giới và của số đông quần chúng ở trong nước cũng như tại nước ngoài, chúng ta sẽ tạo thành một cao trào đẩy lùi chế độ độc tài cộng sản trên nhiều lãnh vực. Đây là nỗ lực kết tụ sức mạnh của những tiếng nói đối kháng trong quần chúng, để tiến lên bằng một phong trào đấu tranh đòi dân chủ một cách công khai tại Việt Nam.

Thứ tư, ráp nối áp lực của phong trào dân chủ trong nước với những sức ép từ các chính quyền và dư luận ngoại quốc, kể cả sức ép về luật kinh tế, sẽ khiến cho guồng máy độc tài rơi vào thế lúng túng đối phó. Tiến trình này dẫn đến hai hệ quả có thể dự phóng. Một là lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam hốt hoảng tung biện pháp đàn áp và xiết lại guồng máy kiểm soát để củng cố quyền lực. Hai là đảng Cộng sản nhượng bộ chấp nhận những thay đổi theo các đòi hỏi của phong trào dân chủ. Cả hai trường hợp đều có nhiều xác xuất xảy ra, tùy theo khả năng tổ chức và vận động quần chúng đứng lên của phong trào dân chủ. Đây là nỗ lực mà các lực lượng đối kháng phải bức phá sự đàn áp để giành lấy ưu thế chính trị, buộc đảng Cộng sản chấp nhận mở ra bối cảnh sinh hoạt đa nguyên.

Thứ năm, bối cảnh đa nguyên chưa phải là tiến trình dân chủ đích thực mà chỉ là bước chuyển tiếp sau khi đảng Cộng sản Việt Nam lùi bước chấp nhận sự hiện hữu của những lực lượng chính trị nằm ngoài vòng kiềm tỏa của đảng. Nói cách khác, bối cảnh đa nguyên chính là thời kỳ quá độ để tiến lên một xã hội tự do dân chủ mà cơ chế chính trị được xây dựng bằng chính lá phiếu chọn lựa của người dân, qua một cuộc tổng tuyển cử tự do. Đây có thể nói là giai đoạn xung đột chính trị một cách gay gắt và trực diện giữa đảng cầm quyền với lực lượng đối trọng trên đủ mọi phương diện để giành ưu thế chính trị trong cuộc bầu cử tự do có quốc tế giám sát. Đây là nỗ lực quan trọng của các lực lượng dân tộc dân chủ nhằm giành thắng lợi trong cuộc bầu cử tự do để có điều kiện canh tân Việt Nam.

*

Dân tộc Việt Nam không phải là một giống dân hèn kém. Nước Việt Nam không thể mãi mãi bị nhấn chìm sâu dưới đáy vực nghèo đói. Truyền thống bất khuất của dân tộc đã giúp người Việt giữ vững được bờ cõi qua biết bao giai đoạn bị xâm lăng, bị đô hộ. Truyền thống bất khuất đó cũng sẽ giúp cho người Việt Nam vùng lên chấm dứt mọi nguyên nhân làm trì trệ sức phát triển ngày nay của một dân tộc thông minh và cầu tiến.

Lịch sử tiến hóa của loài người cho thấy là những gì thích hợp với con người sẽ được duy trì và tất cả những gì không phù hợp đều bị loại bỏ. Lịch sử đó sẽ diễn ra tại Việt Nam: mọi cá nhân hay chế độ đi ngược lại sự tiến hóa của con người và thời đại đều không thể tồn tại dù có được trang bị một hệ thống bạo lực tàn ác đến bực nào. Trong thời đại mới của nhân loại tiến bộ, bất cứ quan niệm, chính sách, chế độ nào đi ngược lại nhân tính con người, chà đạp giá trị con người cũng đều bị đào thải.

Chúng ta có quyền hy vọng và lạc quan về một viễn cảnh mới của đất nước khi dân tộc Việt Nam đã giải quyết xong vấn nạn độc tài. Chúng ta không chờ đợi bất cứ phép lạ nào cũng như không chờ đợi những ân huệ nào của bất cứ ai để xây dựng đất nước; nhưng chúng ta tin tưởng là dân tộc Việt Nam, với tất cả nghị lực và khát vọng canh tân để chấm dứt mối nhục nghèo khốn và lạc hậu hôm nay, sẽ tạo dựng một huyền thoại vẻ vang đích thực về sức phát triển của đất nước mình trong những thập niên đầu của thế kỷ 21.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.

Người dân sống dọc suối Prek Ta Hing nằm ở huyện Koh Thom, tỉnh Kandal, nơi sẽ được mở rộng khi kênh đào Funan Techo được xây dựng, chụp ngày 29 tháng 2 năm 2024. Ảnh: CamboJA/ Pring Samrang

Đồng bằng Sông Cửu Long đang chết

Tất cả báo chí chính thống trong nước đã im bặt, không nhắc một chữ nào tới kênh đào Techo Phù Nam nữa. Điều này cho thấy cho dù Campuchia là một nước nhỏ hơn ở bên cạnh Việt Nam, nhưng họ rất hiểu cách chống lại Việt Nam như thế nào.

Và như thế, tương lai u ám đang diễn ra. Đồng bằng Sông Cửu Long đang chết.