Quốc Tế Nhân Quyền 2017, vẫn còn người bị tù vì yêu nước

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 10 tháng 12 năm nay 2017, thế giới đánh dấu 69 năm ngày công bố bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, một văn kiện quan trọng ghi nhớ các chuẩn mực căn bản về quyền con người ở khắp quả địa cầu.

Trong ngày này, Liên Hiệp Quốc (LHQ) thường có lời kêu gọi tất cả mọi người hãy mạnh dạn đứng lên bảo vệ nhân quyền, khi các quyền này vẫn còn bị chà đạp tại nhiều nơi trên thế giới.

Việt Nam là quốc gia lâu nay vẫn nằm trong danh sách các nước vi phạm nhân quyền trầm trọng, mặc dù Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 149 của LHQ vào năm 1977. Việt Nam đã gia nhập Công ước quốc tế về các Quyền dân sự, chính trị năm 1982. Việt Nam đã ký kết Công Ước Liên Hiệp Quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người vào năm 2013…

Nhân ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10 tháng 12 năm 2017, chúng ta cùng điểm lại tình trạng nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam trong năm qua, cũng như hỗ trợ những nỗ lực bảo vệ nhân quyền của các tổ chức xã hội dân sự, đảng phái trong và ngoài nước.

Thực vậy, tình hình nhân quyền Việt Nam đã trở nên tồi tệ trong năm 2017. Tất cả các quyền chính trị cơ bản, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do nhóm họp và đi lại đều bị hạn chế. Nhà cầm quyền đã dùng nhiều cách nhằm cản trở những người hoạt động chính trị và nhân quyền, kể cả việc sách nhiễu tâm lý và cơ thể. Gia tăng việc theo dõi, quản thúc trái pháp luật; ngăn cấm người dân đi ra nước ngoài một cách tuỳ tiện, và tệ hơn, nhà cầm quyền CSVN đã ngang nhiên tước bỏ quốc tịch của người dân như trường hợp GS Phạm Minh Hoàng bị nhà cầm quyền csvn tước quốc tịch và bị trục xuất khỏi nước vào tháng 6 năm 2017

Từ đầu năm đến nay, nhà cầm quyền CSVN đã bắt giữ ít nhất 22 người trong đó có các cựu tù nhân chính trị Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức, Nguyễn Văn Túc, Nguyễn Trung Tôn và Phạm Văn Trội vì bị cho là có các hành vi vi phạm an ninh quốc gia.

Nhiều người đã bị kết án tù nặng nề với các tội danh cáo buộc mơ hồ như “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”; “tuyên truyền chống Nhà nước”…

Tháng Sáu, năm 2017, blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (bút danh Mẹ Nấm), bị xử 10 năm tù; nhà hoạt động vì quyền lợi người lao động Trần Thị Nga bị xử chín năm tù vào tháng Bảy. Cựu TNLT Nguyễn Văn Oai bị bản án năm năm tù vào tháng Chín. Sinh viên Phan Kim Khánh bị án sáu năm tù vào tháng Mười, và trong tháng 11 vừa qua, nhà cầm quyền CSVN đã kết án công dân Nguyễn văn Hoá bảy năm tù trong phiên tòa lén lút không có thân nhân tham dự, không có LS bào chữa.

Trước những đàn áp khốc liệt này, các tổ chức xã hội dân sự trong và ngoài nước đã lên tiếng tố cáo nhà cầm quyền csvn tại nhiều diễn đàn nhân quyền trên thế giới.

Tháng Hai -2017, tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Geneva về Nhân Quyền và Dân Chủ (Geneva Summit for Human Rights and Democracy) được tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ, với sự tham dự của khoảng 500 nhà hoạt động, đối kháng và đại diện các tổ chức phi chính phủ đến từ nhiều quốc gia trên thế giới Cựu Tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu là một trong các diễn giả được mời trình bày về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam.

Tháng Ba, Hội Nghị Tự Do Internet nhằm hỗ trợ tự do ngôn luận trên mạng được tổ chức tại Valencia, Tây Ban Nha, với hơn một ngàn tham dự viên đến từ 140 quốc gia, Tại đây, Đảng Việt Tân đã phối hợp với tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) và Article 19 đồng tổ chức buổi thảo luận về Tự Do Internet tại Việt Nam (Vietnam Cyber Dialogue). Với sự cộng tác của các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức nhân quyền trên thế giới, những nhà hoạt động mạng tại Việt Nam sẽ được bảo vệ chặt chẽ hơn và CSVN sẽ bị buộc phải cải thiện sự tiếp cận thông tin, tôn trọng tự do Internet và tôn trọng tự do ngôn luận.

Tháng 10, một liên minh gồm các tổ chức Việt Nam và quốc tế cổ xúy cho quyền tự do phát biểu, tự do thông tin và bảo vệ quyền con người, đã và đang hiệp lực kêu gọi NGƯNG NGAY ĐÀN ÁP tại Việt Nam. Các cuộc vận động sẽ kéo dài, và tập trung đặc biệt vào các trường hợp của các nhà hoạt động và blogger bị bắt giữ từ đầu năm 2017.

Ngày 2 tháng 12 vừa qua, Hội nghị Global Voices Summit 2017 đã được tổ chức tại thủ đô Colombo Sri Lanka, với hơn 300 tham dự viên đến từ hơn 60 quốc gia trên thế giới. nhằm trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ những kỹ thuật liên quan đến truyền thông để cổ võ và hỗ trợ các hoạt động tự do ngôn luận, tự do thông tin, tự do biểu đạt ý kiến của mọi người ở khắp nơi trên thế giới.

Tại Hội nghị này, đảng Việt Tân đã tham dự một phiên thảo luận bàn tròn để chia sẻ về những khó khăn của các phóng viên, nhà báo hoạt động độc lập thường xuyên gặp những xách nhiễu và cản trở từ nhà cầm quyền CSVN.

Ngày 7 tháng 12, trong không khí Quốc tế Nhân Quyền, Đảng Việt tân đã có buổi điều trần tại Quốc Hội Úc Đại Lợi về nhân quyền bị đàn áp và môi trường bị huỷ diệt tại VN. Tham dự buổi điều trần gồm có Linh Mục Giuse Maria Lê Quốc Thăng Tổng Thư Ký Uỷ Ban Công Lý Hoà Bình, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Linh Mục Giuse Phan Sỹ Phương và Linh Mục Antôn Nguyễn Thanh Tịnh Uỷ Ban Hỗ Trợ Nạn Nhân Môi Trường Biển. Anh Nguyễn Trung Trọng Nghĩa Thành viên Hội Anh Em Dân Chủ và là con của TNLT Mục Sư Nguyễn Trung Tôn và BS Nguyễn Đỗ Thanh Phong, Đại Diện Đảng Việt Tân, Úc Châu.

Cùng ngày tại Đức quốc, cựu Tù Nhân Lương Tâm, Gs Phạm Minh Hoàng, người bị csvn ngang nhiên tước quốc tịch va trục xuất sang Pháp, đã có cuộc gặp gỡ và trình bày với Tiến sĩ Daniel Legutke của Ủy Ban Công Lý & Hòa Bình Hội Đồng Giám Mục (HĐGM) Đức Quốc tại Bonn về hiện tình VN. Tiến sĩ Daniel Legutke cho biết dự tính của ông và HĐGM Đức trong thời gian tới là sẽ lên tiếng với chính phủ Đức, đặt vấn đề với CSVN liên quan đến Formosa, đồng thời yêu cầu chính phủ Đức đưa vấn đề nhân quyền vào chương trình cộng tác và phát triển với nhà cầm quyền Việt Nam nhằm bảo vệ môi sinh.

o0o

Cộng sản còn thống trị, người dân còn bị đàn áp, nhân quyền còn bị xúc phạm, thì phong trào đấu tranh đòi nhân quyền sẽ tiếp tục lan rộng và ngày càng lớn mạnh như những cuộc xuống đuờng chống Formosa trong suốt năm qua và gần đây là sự kiện tại BOT Cai Lậy.

Trong tinh thần ngày QTNQ 2017, có thể nói cuộc đấu tranh ôn hòa nhưng cương quyết của người dân trong nước cùng nỗ lực vận động quốc tế quan tâm đến nhân quyền tại VN của đồng baò hải ngoại, đã đang và sẽ là những kết nối thực tế, là sức mạnh buộc nhà cầm quyền csvn phải tôn trọng quyền sống căn bản của người dân.

Nguyễn thị Xuân Lộc
09/12/2017

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.

Sau Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ trong hàng "tứ trụ" đã "xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.” Ảnh: Nhac Nguyên/ AFP

Còn ai liêm khiết?

Hiện trạng chính trị tại Việt Nam là sự thối rữa từ các cấp. Lũng đoạn và thao túng chính trị luôn hiện diện, bất chấp pháp luật. Các thế lực ngầm tồn tại như loạn Sứ quân. Họ hùng cứ một cõi, cho đàn em tung hoành và quấy nhiễu!

Thông tin bị nhiễu loạn. Đấu đá nội bộ nhằm tranh giành ảnh hưởng trong bộ máy cầm quyền nên mới có chuyện các lãnh đạo chủ chốt trước khi bị trảm nhưng thông tin đã rò rỉ, ngập tràn mạng xã hội, từ trong và ngoài nước.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.