Một bông hồng cho Nguyễn Đặng Minh Mẫn

Nguyễn Đặng Minh Mẫn, người con gái đất Trà Vinh bị nhà cầm quyền cầm tù 8 năm bởi vẽ và dán khẩu hiệu "HS.TS.VN". Cô sẽ ra khỏi cổng tù ngày 2/8/2019 tới đây.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày Quốc Tế Phụ Nữ mồng 8 Tháng 3 năm nay, tôi muốn chia sẻ đôi điều để nhớ đến một người con gái Việt, cùng với nhiều những người con gái Việt khác, là biểu tượng của tinh thần Trưng Triệu thời nay.

Vượt lên trên những bất công xã hội đối với phụ nữ mà ngày 8 Tháng 3 nhắc nhở chúng ta phải cố gắng san bằng, bốn chữ Nguyễn Đặng Minh Mẫn gợi lên sự yêu mến, kính trọng, thán phục, tinh thần trách nhiệm và sự biết ơn của cá nhân tôi và của người dân Việt đối với người phụ nữ Việt Nam, và đối với Nguyễn Đặng Minh Mẫn nói riêng.

Sử sách không ghi rõ tuổi của Hai Bà Trưng vào năm 39 khi dấy quân khởi nghĩa chống giặc Đông Hán, giết Tô Định, chiếm 65 huyện thành, đuổi giặc Hán ra khỏi bờ cõi, chấm dứt thời kỳ Bắc Thuộc lần thứ nhất kéo dài 246 năm, nhưng có thể ước đoán rằng tuổi của Hai Bà Trưng cũng sấp sỉ tuổi 25 của Nguyễn Đặng Minh Mẫn khi Minh Mẫn dấn thân vào cuộc “khởi nghĩa” chống giặc Trung Cộng khi đi thu thập những giòng chữ HS-TS-VN (Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam), thu thập những bằng chứng về tham nhũng của nhà nước CSVN, và tham gia những cuộc biểu tình chống giặc Tàu Cộng xâm lấn biển đảo và đất đai của tổ tiên vào năm 2010.

Nước Việt Nam đã trải qua 4 lần Bắc Thuộc, bị Trung Hoa đô hộ tổng cộng 1081 năm. Vẫn chưa ai giải thích được rõ ràng sự kỳ diệu hay phép lạ của giòng giống Việt, vì đâu mà giữ được tinh thần, bản chất Việt để có thể vùng lên đuổi giặc ra khỏi bờ cõi tới 4 lần sau bao thế kỷ bị đô hộ bởi một kẻ thù vừa lớn mạnh, vừa tàn bạo với quyết tâm đồng hoá chúng ta.

“Lòng dân” quyết tâm đuổi giặc vào năm 39 đó đã giúp Hai Bà Trưng thành công. Quân dân một lòng đánh đuổi giặc.

Nguyễn Đặng Minh Mẫn và những người phụ nữ hôm nay không được cái may mắn đó. Họ phải đối đầu cùng lúc với giặc ngoại xâm Trung Cộng và tay sai là giặc nội xâm Việt Cộng.

Vào ngày 31/7/2011, CSVN bắt giam Minh Mẫn, mẹ của Cô (bà Đặng Ngọc Minh) và người anh (Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc) và sau 17 tháng giam giữ không xét xử, vào 2 ngày 8-9/1/2013 CSVN kết án Minh Mẫn 9 năm tù giam (sau giảm xuống còn 8 năm) cộng 5 năm quản chế với tội danh tham gia Đảng Việt Tân và “âm mưu lật đổ chính quyền” theo Điều 79 Bộ Luật Hình Sự trong phiên toà xử 14 thanh niên Công Giáo với những bản án lên tới 13 năm.

Trong tù, Minh Mẫn đã bị đối xử khắc nghiệt, bị cách ly, bị bức bách lao động cực nhọc, bị đe dọa khiến Cô đã nhiều lần tuyệt thực để phản đối với một cơ thể chỉ còn 35 ký. Tuy thế, mọi thông tin hiếm hoi nhận được từ lao tù luôn cho thấy một Minh Mẫn luôn có nụ cười trên môi với một quyết tâm và ý chí sắt đá về lý tưởng và chính nghĩa của việc mình làm.

Khi bản án 9 năm giáng xuống đầu Minh Mẫn, người ta đã được nghe những nhận định như “9 năm hay mấy thì cũng kệ, Việt Cộng đâu còn sống tới lúc đó!” Sau hơn 6 năm nhìn lại, xem ra lòng dân và tình thế không lạc quan như vậy!

Nhớ lại Vua Tự Đức đã có lời nói được ghi lại trong Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục như sau: “Hai Bà Trưng thuộc phái quần thoa, thế mà hăng hái quyết tâm khởi nghĩa, làm chấn động cả triều đình Hán. Dẫu rằng thế lực cô đơn, không gặp thời thế, nhưng cũng đủ làm phấn khởi lòng người, lưu danh sử sách. Kìa những bọn nam tử râu mày mà chịu khép nép làm tôi tớ người khác, chẳng những mặt dày thẹn chết lắm!”

Nhiều người Việt Nam hôm nay rất bi quan khi nghĩ về đất nước, cho rằng thay đổi tình hình đất nước, chấm dứt cộng sản, chấm dứt độc tài, ngăn chận ngoại xâm là điều khó.

Đấy là cách nhìn mà người viết không chia sẻ. Chỉ “khó” thôi sao?

Nếu nhớ lại thời điểm ngay sau 1975 thì có thể nói là chẳng mấy ai người “nghĩ” đến chuyện thay đổi; buông xuôi là tâm trạng chung vào thời điểm đó. Ngày hôm nay, 44 năm sau, điều “không dám nghĩ đến” đã dần trở thành “có thể”, rồi “có hy vọng”, rồi “nhiều hy vọng”,… và đến ngày hôm nay thì những ai quan tâm đến thời cuộc đều đồng ý với nhau là chuyện cộng sản sụp đổ chỉ còn là vấn đề thời gian.

Nhưng bao lâu nữa thì tùy thuộc vào chúng ta.

Đó chính là vấn đề. “Cứu người như cứu hỏa!” Đảng CSVN đã đẩy đất nước xuống đáy vực. Tất cả mọi lãnh vực đều cần “cứu”. Từ chủ quyền đất nước, đất đai biển đảo của tổ tiên, chính trị, kinh tế, giáo dục, y tế, thực phẩm, đạo đức,… trẻ em, phụ nữ, người già, thương phế binh,… tất cả đều cần phải cứu.

Thấu hiểu những điều đó, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, và những người phụ nữ Việt khác, cùng những nhà đấu tranh dân chủ, đã không còn thấy khó, và không thể chờ đợi. Và họ đã hiến thân mình làm những viên đá lót đường trên con đường chấm dứt độc tài để cứu nước và canh tân đất nước.

Nguyễn Đặng Minh Mẫn và nhiều những người như Minh Mẫn đã làm quá bổn phận của họ để mở ra con đường, và chắc họ không mong mỏi gì hơn là được biết mỗi người, mọi người trong chúng ta đứng dậy và bước đi.

Đỗ Đăng Liêu

Ngày 8/3/2019

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.