Công chúng Việt Nam bất bình về chi tiêu cho đại hội đảng ở một số tỉnh

Dư luận cho rằng đại hội đảng các cấp là dịp dễ xảy ra các chi tiêu lãng phí, không cần thiết. Ảnh: Reuters
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Gần một tuần nay, dư luận Việt Nam bày tỏ trên mạng xã hội sự bất bình, bức xúc về việc nhiều tỉnh chi hàng tỉ đồng mua trang phục, quà lưu niệm hoặc phụ kiện để phục vụ các đại biểu dự đại hội đảng cấp địa phương.

Tiếng nói của dư luận vang lên khi truyền thông nhà nước bao gồm các báo như Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Người Lao Động, Dân Trí, Bảo Vệ Pháp Luật, Nghean24h… liên tục đưa tin cho hay một loạt các tỉnh từ bắc chí nam chi hoặc lên kế hoạch chi từ 1 đến hơn 2 tỉ đồng mỗi tỉnh để cung cấp đồ dùng, quà cáp cho đại biểu.

Tin cho hay, Ninh Bình “đã chi 1 tỷ đồng mua cặp đựng tài liệu” cho đại biểu dự đại hội đảng bộ tỉnh Ninh Bình. Tương tự, Hà Tĩnh “đã chi hơn 2 tỉ đồng mua 700 chiếc cặp da đựng tài liệu” để phục vụ công tác tổ chức đại hội đảng bộ tỉnh.

Lâm Đồng và Gia Lai cũng đã chi lần lượt mỗi tỉnh khoảng 1,2 tỉ đồng “để mua cặp và một số vật dụng khác” phục vụ cho đại hội đảng ở hai tỉnh, vẫn các báo trong nước tường thuật.

Bên cạnh đó, theo các báo, Tuyên Quang “dự kiến chi 2,5 tỉ đồng để may trang phục” cho các đại biểu dự đại hội đảng của tỉnh. Cũng để chuẩn bị cho đại hội đảng, Quảng Bình dự định mua “cặp đựng tài liệu trị giá hơn 2,2 tỉ đồng” thông qua đấu thầu. Còn tỉnh lân cận Quảng Trị mở gói thầu để mua quà tặng sử dụng cho đại hội đảng là “bình hút tài lộc cao cấp và các loại phù hiệu” có trị giá gần 550 triệu đồng.

Ngoài ra, Cao Bằng, Đắk Lắk, Bình Dương, Sóc Trăng… cũng có các dự án với tính chất tương tự.

Khi các tin tức về việc mua sắm hoặc các kế hoạch chi tiêu nêu trên được đưa ra bàn luận trong các diễn đàn mạng xã hội có hàng trăm ngàn thành viên như Nhật Ký Yêu Nước, Bàn Luận Về Kinh Tế – Chính Trị, Góc Nhìn Báo Chí – Công Dân…, rất nhiều người chỉ trích, thậm chí lên án đầy giận dữ.

Ở mức độ ôn hòa, có người viết: “Lấy số tiền đó để phát triển đất nước, lo cho dân nghèo thì tốt biết mấy.”

Một số người khác đồng tình rằng sẽ có ích hơn nếu số tiền được dùng để “làm đường, xây trường học, xây nhà cho người nghèo,” và họ chê trách việc các tỉnh ủy “toàn mang tiền thuế của dân làm những việc đâu đâu.”

Gay gắt hơn, có người nhấn mạnh rằng “đất nước nghèo đói vì những lũ sĩ diện ăn hại của dân,” và đặt câu hỏi cho các đảng viên cao cấp là “sao các vị sống không suy nghĩ khi có những nơi không có cầu để đi, các trẻ em nghèo đói không có quần áo để mặc đủ ấm, nhân dân còn phải gánh nợ cho các vị.”

Thậm chí, không ít người gọi đại hội đảng ở các tỉnh là những “đại hội ký sinh trùng cấp tỉnh” và những người liên quan là “một lũ ký sinh trùng hút máu người dân đen.”

Các nhân vật có nhiều người theo dõi trên mạng xã hội cũng lên tiếng về vấn đề này trong các trang Facebook cá nhân.

Luật sư Lê Luân viết: “Dân vẫn còm cõi từng đồng bạc trong khó khăn … những kẻ có quyền vẫn dựng lên những dự án tróc vào xương thịt của người dân.”

Tiến sĩ toán học Nguyễn Ngọc Chu đưa ra ước tính tổng chi phí liên quan đến Đại hội đảng các cấp trên toàn quốc lên đến 4.432 tỷ đồng. Ông lưu ý đến thực tế là đã 75 năm kể từ ngày Việt Nam giành được độc lập, nhưng vẫn còn nhiều đồng bào ‘không có cơm ăn áo mặc.’

Vì vậy, ông Chu bình luận rằng các quan chức của đảng không thể tự nhận là họ vì dân khi họ vẫn đang hoang phí mồ hôi nước mắt của dân. “Chống lãng phí phải bắt đầu từ Đại hội đảng,” tiến sĩ Chu viết.

Võ sư-nhà văn Đoàn Bảo Châu dùng cụm từ “hết sức trơ trẽn” để mô tả việc các tỉnh mua sắm quà tặng, vật dụng cho đại biểu đại hội đảng. Ông chê trách tình trạng những người nắm quyền từ năm này sang năm khác không ra được một quy định về cấm chi tiêu ngân sách vào những quà tặng vô bổ.

“Một việc sai sờ sờ ngồn ngộn trước mắt mà không sửa được thì làm được cái gì?” ông Châu đặt câu hỏi.

Theo quan sát của VOA, sau một số ngày người dân và các Facebooker có nhiều ảnh hưởng đưa ra những tiếng nói chỉ trích, những tỉnh chưa thực hiện mua sắm đã đưa ra quyết định hủy bỏ các kế hoạch đó.

Báo chí nhà nước hôm 5/10 cho hay Tỉnh ủy Tuyên Quang “quyết định không ký hợp đồng” may trang phục cho đại biểu dự đại hội đảng. Một ngày trước, hôm 4/10, Tỉnh ủy Quảng Trị thông báo họ quyết định “không thực hiện mua quà tặng trong gói thầu ‘Bình hút tài lộc cao cấp và các loại phù hiệu’.”

Trước đó, Tỉnh ủy Quảng Bình đã bị dư luận phản ứng nên hồi cuối tháng 8 đã hủy bỏ các quyết định về gói thầu mua “cặp đựng tài liệu” trị giá hơn 2,2 tỉ đồng.

Nguồn: VOA

XEM THÊM:

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.