20 nhà giáo Israel viết thỉnh nguyện thư đòi trả tự do cho thầy giáo – tù nhân lương tâm Nguyễn Năng Tĩnh

Thầy giáo, tù nhân lương tâm Nguyễn Năng Tĩnh.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 4 tháng 10, 2020

Kính gửi:
MK Benjamin Gantz
Bộ trưởng Quốc phòng và Phó Thủ tướng Chính phủ

Trong nhiều thập kỷ, Việt Nam bị cai trị bởi một chế độ độc tài của “Đảng Cộng sản Việt Nam” (ĐCSVN). Những công dân dám chỉ trích ĐCSVN bị lực lượng an ninh tấn công, bắt giữ, tra tấn nghiêm khắc, một số bị truy tố về tội hình sự hà khắc, một số bị xử tử trong khi tra tấn và một số bị xử tử bằng thủ tục tố tụng; Một số công dân bị giam giữ không chính thức mà chế độ từ chối thừa nhận, vì vậy họ được định nghĩa là “biến mất;” Những người không bị bắt nhưng bị nghi ngờ là thù địch với chế độ sẽ bị giám sát liên tục và quyền tự do cư trú và tự do đi lại của họ bị hạn chế.

Ngày 29/5/2019, ông Nguyễn Năng Tĩnh, giảng viên âm nhạc bị bắt. Ông sinh năm 1976 tại tỉnh miền trung Nghệ Tĩnh. Ông theo học tại Học viện Âm nhạc thành phố Huế và từ năm 2013-2019 giảng dạy lý thuyết âm nhạc và đàn Organ tại trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An.

Ông Tĩnh bị truy tố về cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự Việt Nam, do những bài viết chỉ trích chế độ trên Facebook (Ông Tĩnh phủ nhận trang Facebook đó là của mình). Mặc dù hiểu rõ về cái giá phải trả, ông Tĩnh vẫn dùng để bày tỏ với các học trò quan điểm của mình về những vi phạm nhân quyền và ô nhiễm môi trường do chế độ cộng sản gây ra, cũng như việc Trung Cộng vi phạm chủ quyền Việt Nam với sự ươn hèn của đảng Cộng sản cầm quyền. Ông Tĩnh thậm chí còn dạy nhiều bài hát yêu nước do những người bất đồng chính kiến sáng tác cho các cháu nhỏ.

Ngày 15 tháng 11 năm 2019, ông Tĩnh bị kết án bởi một phiên toà không đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về phiên toà công bằng. Ông bị kết án 11 năm tù và 5 năm quản chế. Ngày 20 tháng 4 năm 2020, Toà án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội đã bác đơn kháng cáo của ông.

Vào tháng 10 năm 2018, Bộ Quốc phòng Israel và Bộ Quốc phòng Việt Nam đã ký một bản ghi nhớ chung (memorandum of understanding) về an ninh và các đại diện của cơ sở quốc phòng Israel sẽ gặp gỡ thường xuyên với các quan chức cấp cao của ĐCSVN. Theo các bằng chứng và nhiều báo cáo khác nhau tại Việt Nam trong những năm gần đây, Israel là nhà cung cấp vũ khí và hệ thống giám sát chính cho Việt Nam.

Chúng tôi, những nhà giáo dục có ký tên dưới đây trong lĩnh vực âm nhạc và nghiên cứu âm nhạc trên khắp Israel, đề nghị các quý vị sử dụng mối quan hệ chặt chẽ giữa Bộ Quốc phòng Israel và chế độ Cộng sản tại Việt Nam và yêu cầu trả tự do ngay lập tức cho đồng nghiệp của chúng tôi, tù nhân chính trị Nguyễn Năng Tĩnh.

Âm nhạc và tự do có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, như được minh họa bởi Leonard Bernstein vào ngày 25 tháng 12 năm 1989, khi ông biểu diễn Bản giao hưởng thứ chín của Beethoven như một phần của lễ kỷ niệm sự sụp đổ của bức tường Berlin. Trong bản nhạc “Ode to Joy,” Bernstein đã thay đổi lời bài hát gốc của Friedrich Schiller, thay từ vui vẻ bằng từ tự do.

Ông Tĩnh cũng có quyền tự do, và chúng tôi yêu cầu các quý vị truyền tải thông điệp này không chậm trễ đến đối tác tại Việt Nam.

Giáo sư Veronika Cohen
Tiến sĩ Michal Hefer
Tiến sĩ Yoel Greenberg
Ofri Akavia
Chaya Offek
Giáo sư Judith Cohen
Michal Toussia-Cohen
Giáo sư Ruth HaCohen Pinczower
Giáo sư Emer. Menachem Zur
Tiến sĩ Elisheva Rigbi
Giáo sư Emer. Naphtali Wgner
Yochanan Nerel
Giáo sư Emer. Shmuel Magen
Tiến sĩ Aline Gabay
Tiến sĩ Dochy Lichtensztajn
Giáo sư Amnon Wolman
Inbal Djamchid
Giáo sư Edwin Seroussi
Tiến sĩ Michael Lukin
Giáo sư Benjamin Oren

Nguyên bản bằng tiếng Anh

October 4, 2020

To:
MK Benjamin Gantz
Defense Minister and Deputy Prime Minister

For decades, Vietnam has been governed by a dictatorial regime of the “Communist Party of Vietnam”(CPV). Citizens who dare to criticize the CPV are attacked by security forces, arrested, severely tortured, some prosecuted for draconian criminal offenses, some executed during torture and some executed in legal proceedings; Some citizens are held in unofficial detentions that the regime refuses to admit, so they are defined as “disappeared”; Those who are not arrested but suspected of hostility to the regime are under constant surveillance and severe restrictions are placed on their freedom of occupation and freedom of movement.

On May 29, 2019, Mr. Nguyen Nang Tinh, a music teacher was arrested. Tinh was born in 1976 in Nghe Tinh province in central Vietnam. He acquired his academic education at the Academy of Music in the city of Hue and from 2013-2019 taught music theory and keyboard harmony at the College of Culture and Art of Nghe An.

He was indicted for “spreading propaganda against the state” under section 117 of the Vietnamese Penal Code, due to critical posts about the regime on Facebook (Tinh denied that the Facebook page was his). Despite his clear knowledge of the price he might pay Tinh used to express to his students his views on human rights violations and the severe harm to the environment caused by the communist regime, as well as the violation of Vietnam’s sovereignty by China with the CPV turning a blind eye. Tinh even presented in his classes music composed by dissidents of the regime.

On November 15, 2019, Tinh was convicted in an expedited legal proceeding that did not meet

international standards. He was sentenced to 11 years in prison and another 5 years on probation. On April 20, 2020, the Supreme Court in the capital Hanoi rejected Tinh’s appeal.

In October 2018, the Israeli Ministry of Defense and the Vietnamese Ministry of Defense signed a security understanding agreement, and representatives of the Israeli defense establishment are meeting on a regular basis with senior CPV officials. According to evidence and various reports in Vietnam in recent years the State of Israel has been a major supplier of weapons and surveillance systems to Vietnam.

We, the undersigned educators in music and musicology studies throughout the State of Israel, ask you to use the close ties between the Israeli Ministry of Defense and the communist regime in Vietnam and request the immediate release of our colleague, political detainee Nguyen Nang Tinh.

Music and freedom are inextricably linked, as illustrated by Leonard Bernstein on December 25, 1989, when he conducted Beethoven’s Ninth Symphony as part of the celebrations of the fall of the Berlin Wall. In the “Ode to Joy,” Bernstein changed Friedrich Schiller’s original lyrics, replacing the word joy with the word freedom.

Tinh is also entitled to freedom, and we ask you to convey this message without delay to your counterparts in Vietnam.

Prof. Veronika Cohen
Dr. Michal Hefer
Dr. Yoel Greenberg
Ofri Akavia
Chaya Offek
Prof. Judith Cohen
Michal Toussia-Cohen
Prof. Ruth HaCohen Pinczower
Prof. Emer. Menachem Zur
Dr. Elisheva Rigbi
Prof. Emer. Naphtali Wgner
Yochanan Nerel
Prof. Emer. Shmuel Magen
Dr. Aline Gabay
Dr. Dochy Lichtensztajn
Prof. Amnon Wolman
Inbal Djamchid
Prof. Edwin Seroussi
Dr. Michael Lukin
Prof. Benjamin Oren

Nguồn: Người Bảo Vệ Nhân Quyền

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.