Đối thoại và nỗ lực cho tù nhân lương tâm tại Việt Nam giữa cơn đại dịch

Do tình hình dịch bệnh, Bộ Ngoại Giao Đức gặp gỡ trực tuyến Tổ Chức ACAT Đức, Hội Anh Em Dân Chủ và Đảng Việt Tân để bàn thảo về tình hình nhân quyền ở Việt Nam và các biện pháp hỗ trợ các tù nhân lương tâm, do Liên Hội Người Việt Tị Nạn Cộng Sản tại Cộng Hòa Liên Bang Đức tổ chức, tháng 11/2020. Ảnh: FB Việt Tân
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Dù đại dịch Covid-19 còn hoành hành, Liên Hội Người Việt Tị Nạn Cộng Sản tại Cộng Hòa Liên Bang Đức đã mời một nữ viên chức Bộ Ngoại Giao Đức và vài tổ chức tham dự một buổi gặp gỡ trực tuyến. Ba tổ chức đó là ACAT Đức, Hội Anh Em Dân Chủ và Đảng Việt Tân. Các tham dự viên đã bàn thảo về tình hình nhân quyền ở Việt Nam và những biện pháp hỗ trợ các tù nhân lương tâm.

ACAT Đức – một tổ chức chống tra tấn – đã gửi hai tình nguyện viên tham gia cuộc họp.

Họ nêu lên những vi phạm nhân quyền liên quan đến việc xét xử dân Đồng Tâm và trình bày những trường hợp người bị giam giữ khác hoặc những người bị kết án tử hình. Hai vị đại diện ACAT trình bày về điều kiện giam giữ vô nhân đạo, tra tấn người bị bắt và các ví dụ về hệ thống công lý bất công. 19 trong số 29 bị can ở Đồng Tâm đã bị tra tấn để ép nhận tội.

Đại diện ACAT đề nghị Bộ Ngoại Giao Liên Bang Đức yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đối xử nhân đạo với các tù nhân và cũng hỏi về việc thăm viếng các tù nhân và tham dự các phiên tòa – đặc biệt thể theo hướng dẫn của EU về việc bảo vệ các luật sư nhân quyền.

Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều vụ hành quyết nhất trên thế giới. Tử tù bị cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Nếu có dấu hiệu vượt ngục, tự sát hoặc nguy hiểm khác, họ bị cùm chân. Cùm chân chỉ được tháo 15 phút mỗi ngày và đổi sang chân khác mỗi tuần một lần. Ngày hành quyết được giữ bí mật, vì vậy các tù nhân và gia đình của họ luôn sống trong nỗi sợ hãi.

Đại diện của Hội Anh Em Dân Chủ” là luật sư nhân quyền nổi tiếng Nguyễn Văn Đài, người từng đoạt giải thưởng nhân quyền của Hiệp Hội Thẩm Phán Đức. Ông được trả tự do vào tháng Sáu,  2018 sau tổng cộng 6 năm rưỡi trong tù và sau nhiểu lần phản đối của thế giới, trong đó có cả từ Tổng Thống Cộng Hòa Liên Bang Đức Frank-Walter Steinmeier, và được phép đến Đức định cư.

Luật Sư Nguyễn Văn Đài nêu ra ba trường hợp cụ thể mà ông mong muốn được sự quan tâm của dư luận và hỗ trợ của Bộ Ngoại Giao Đức. Đó là Mục Sư Nguyễn Trung Tôn (án 12 năm tù), ông Châu Văn Khảm (12 năm tù) và ông Lê Đình Lượng (20 năm tù). Ngoài ra, ông cho biết mật vụ CSVN vẫn đang theo dõi ông ở Đức và đang gián tiếp gây áp lực lên các hoạt động nhân quyền của ông trên mạng.

Đại diện của Đảng Việt Tân là Phát Ngôn Viên Hoàng Tứ Duy. Ông tường thuật về áp lực nặng nề từ nhà cầm quyền CSVN lên các blogger và Facebooker dựa vào cái gọi là Luật An Ninh Mạng.

Bộ Ngoại Giao Đức cảm ơn các tổ chức tham dự buổi gặp gỡ đã cung cấp nhiều thông tin, sự thúc đẩy và đóng góp tích cực. Đồng thời, Bộ Ngoại Giao cũng khuyến khích tiếp tục thúc đẩy vấn đề nhân quyền một cách kiên trì và mạnh mẽ.

Berlin, 20/11/2020

Tôn Vinh

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.