Hiện trạng “báo hóa” trên mạng xã hội có dễ bị loại như ý chính quyền?

Một người đọc báo tại một sạp báo ở Hà Nội. Ảnh: Reuters
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Mạng xã hội tại Việt Nam sẽ phải tuân thủ mọi qui định sắp được bổ sung, một trong những qui định đó là thành viên mạng không được đăng bài viết giống sản phẩm báo chí.

Tin được cán bộ Cục Phát Thanh-Truyền Hình và Thông Tin Điện Tử, ông Lê Quang Tự Do, thông báo tại buổi hội thảo hôm 27/11. Cụ thể, ông này cho rằng “một trong những vấn đề nổi cộm năm 2020 này là tình trạng ‘báo hóa’ trên các website có giấy phép trang tin và mạng xã hội trong nước.”

Hạn chế mạng xã hội đăng tin giống sản phẩm báo chí, được Cục phó Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử Lê Quang Tự Do đưa ra, là nội dung Dự thảo Nghị định sửa đổi nhằm bổ sung những qui định mới để hạn chế tình trạng “báo hóa” vừa nêu.

Đây có phải là tín hiệu nữa cho thấy Chính phủ Việt Nam sắp dấn thêm một bước nữa trong việc khống chế, kiểm duyệt thông tin cũng như ngăn chặn quyền được thông tin của người dân? Một nhà báo nước ngoài đang lưu trú tại Hà Nội không muốn nêu danh gởi qua email cho phóng viên RFA nhận định của ông như sau:

Họ dùng chữ ‘báo hóa’ là chính xác đấy. Việt Nam có cả nghìn cơ quan báo chí  nhưng Chính phủ dễ kiểm soát vì cả nghìn cơ quan báo chí này đều có chung ban biên tập là Ban Tuyên Giáo. Thế nhưng một khi ‘báo hóa,’ tức là các mạng xã hội cũng đăng bài y như báo đăng, thì làm sao mà kiểm soát cho hết. Mạng xã hội chứ có phải báo đâu mà dễ kiểm soát.

Ký giả nước ngoài này nói ông đặt câu hỏi như thế để trình bày tiếp điều ông biết trong lãnh vực báo chí ở Việt Nam hiện nay:

Trong thời gian qua nhiều báo mạng trong nước post các thông tin giống báo chính thống nhưng lại kèm thêm những bình luận những ý kiến cá nhân mà báo chính thống không được phép đăng. Chính vì thế tôi nghĩ nhà cầm quyền muốn hạn chế tầm ảnh hưởng của mạng xã hội mà thôi. Nói chung nếu ta nghĩ tự do biểu đạt ở Việt Nam đang bị thu hẹp dần thì cũng không sai đâu.

RFA đã cố gắng nhưng không thể kết nối với cơ quan hữu trách về báo chí ở Việt Nam để tìm hiểu thêm về dự thảo mới này.

Việt Nam có cả nghìn cơ quan báo chí  nhưng chính phủ dễ kiểm soát vì cả nghìn cơ quan báo chí này đều có chung ban biên tập là Ban Tuyên Giáo. Thế nhưng một khi “báo hóa,” tức là các mạng xã hội cũng đăng bài y như báo đăng, thì làm sao mà kiểm soát cho hết. – Một nhà báo nước ngoài đang lưu trú tại Hà Nội

Nhà văn Đoàn Bảo Châu, một tiếng nói phản biện nổi tiếng trên Facebook, cho rằng suy nghĩ một cách trung dung cũng đoán ngay được sự lúng túng, bối rối của cơ quan quản lý:

Tôi không đánh giá cao những phát biểu này đâu. Thứ nhất trong một xã hội mà sự nhiễu loạn thông tin đang xảy ra thì nỗ lực kiểm soát hư thực cũng là đúng thôi.

Nhưng nói đi thì cũng phải nói lại, trong những năm qua thì báo chí Nhà Nước thể hiện yếu kém trong cạnh tranh với cả mạng xã hội. Mạng xã hội thể hiện cho cá nhân quyền được phát biểu ý kiến và quyền được trao đổi, chia sẻ thông tin. Những điều này nếu vào bộ máy mà có được một hệ thống truyền thông vững mạnh, tiên tiến, cởi mở thì người ta không sợ. Nhưng đặc biệt ở Việt Nam báo chí là cơ quan ngôn luận của Nhà Nước, chỉ được phát ngôn theo chỉ đạo của chính quyền, do vậy có sự hạn chế rõ ràng.

Vẫn lời nhà văn Đoàn Bảo Châu, đừng quên ông Lê Quang Tự Do đang đề cập đến các website có giấy phép trang tin và mạng xã hội chứ không phải các mạng ngoài luồng mà họ cũng đang nỗ lực khống chế:

Bây  giờ ông đưa tin mà người khác copy lại thì ông phải cổ vũ vì đấy là thông tin tốt của ông. Nhưng nếu ông vừa làm vừa sợ, vừa làm vừa run, vừa đưa tin lại vừa sợ là tin không chính xác, ông xóa và bắt người ta phải xóa theo, thì nó thể hiện một tâm thế kém cỏi, bối rối, không dứt khoát, không thuyết phục.

Theo Cục phó Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử Lê Quang Tự Do, để hạn chế tình trạng “báo hóa” thì qui định mới bổ sung sẽ yêu cầu các trang thông tin điện tử tổng hợp phải kết nối đến hệ thống giám sát của cơ quan quản lý nhà nước, đảm bảo không vi phạm bản quyền. Mặt khác tin dẫn lại phải gỡ ngay sau khi tin gốc bị gỡ bỏ.

Đối với các trang thông tin điện tử tổng hợp, qui định bắt buộc sử dụng tên miền .vn, đặt link gốc ngay dưới bài dẫn lại, mỗi trang thông tin tổng hợp có nội dung phù hợp với ngành nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Chưa hết, việc liên kết sản xuất tin bài giữa các trang thông tin điện tử và cơ quan báo chí, các trang tin liên kết đều buộc phải sử dụng tên miền thứ cấp của tên miền báo điện tử.

Bằng những qui định nhập nhằng, mơ hồ, giới chức thẩm quyền ngành thông tin và truyền thông chẳng qua chỉ muốn hạn chế việc sử dụng mạng xã hội làm nơi trình bày chính kiến về những vấn đề mà cả thế giới quan tâm, là nhận định của ký giả Bích Vi, cựu phóng viên báo Tuổi Trẻ có nhiều độc giả trong nước:

Sau khi đã kiểm soát hệ thống báo chính qui thì bây giờ Nhà Nước Việt Nam bắt qua mạng xã hội bởi vì bây giờ đó là nguồn thông tin quá lớn. Nhà Nước lúng túng khi thấy trào lưu truyền đạt mà nhất là những thông tin khiến dư luận chú ý.

Theo nhà báo Bích Vi, tuyên bố của ông Lê Quang Tự Do về hiện trạng các website có giấy phép trang tin và mạng xã hội trong nước có tình trạng “báo hóa,” khiến dư luận liên tưởng đến 2 sự kiện nổi bật gây tranh cãi mà mạng xã hội liên tục dẫn tin và khai thác triệt hồi gần đây,  đại hội đảng lần thứ XIII ở Việt Nam và cuộc bầu cử tổng thống ở Hoa Kỳ:

Người ta có sự so sánh, đối chiếu giữa 2 nền chính trị Việt Nam và Hoa Kỳ. Đó là điều Nhà Nước không mong muốn. Một bên thì tự do, dễ thở, muốn nói gì thì nói; một bên thì siết chặt và càng ngày càng siết chặt thêm bằng Nghị Định sửa đổi mà ông Lê Quang Tự Do vừa giới  thiệu. Nghị Định khi được đưa ra là thêm một bước mới, thêm nhiều biện pháp mới để kiểm soát, ràng buộc, đưa vào tròng tất cả những ý kiến nào mà khác với Nhà Nước.

Nói văn vẻ nói hoa mỹ kiểu gì thì cuối cùng nếu các anh tiếp tục sử dụng mạng để nhận định về dân chủ, xã hội thì chúng tôi sẽ có biện pháp trừng phạt. Mơ hồ như vậy thôi là cũng đủ kết tội.

Sau khi đã kiểm soát hệ thống báo chính qui thì bây giờ Nhà Nước Việt Nam bắt qua mạng xã hội bởi vì bây giờ đó là nguồn thông tin quá lớn. Nhà Nước lúng túng khi thấy trào lưu truyền đạt mà nhất là những thông tin khiến dư luận chú ý. – Ký giả Bích Vi

Đối với blogger  Trần Bang, “báo hóa” là từ mà Nhà Nước cố nghĩ ra để độc quyền thông tin. Cùng suy nghĩ như nhà báo Bích Vi, blogger Trần Bang nói:

Báo giấy, báo hình, báo nói, báo mạng đều là báo chí, không thể cấm được. Truyền thông báo mạng vừa rồi,  trong cuộc bầu cử Mỹ, rất hay ở chỗ nó làm cho người Việt Nam hiểu thế nào là tam quyền phân lập, thế nào là bầu cử tự do, cái đa đảng và ứng cử tự do nó hay như thế.

Còn độc đảng là dân chẳng có quyền gì cả, chẳng hạn mấy kỳ họp để chuẩn bị cho đại hội đảng thì người dân có biế gì đâu. Thông qua bầu cử ở Mỹ thì người Việt Nam đã cố tìm hiểu và càng thấy là nền dân chủ có giá trị thật.

Nhà nghiên cứu độc lập, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nói ông hiểu Việt Nam đang cố hình thành một khuôn khổ làm việc cho báo mạng, nhưng:

“Tham vọng kiểm soát báo mạng theo tôi là một vấn đề kỹ thuật  nan giải, phức tạp khi mà Việt Nam đã hội nhập sâu và đã kêu gọi được rất nhiều đầu tư nước ngoài. Cấm báo mạng ‘báo hóa’ theo tôi là khó thực hiện về mặt kỹ thuật trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam.”

Còn theo blogger Trần Bang, hạn chế việc báo hóa trên mạng xã hội là vi phạm Hiến Pháp Việt Nam, Chương II, Điều 19 và Điều 25 về tự do ngôn luận, trong đó có Quyền Dân Sự và Quyền Chính Trị, nhận thông tin, truyền bá thông tin và làm ra thông tin. Đây là những điều khoản trong Công Ước Quốc Tế Về Quyền Con Người mà Việt Nam đã ký kết.

Thanh Trúc

Nguồn: RFA

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.

Sau Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ trong hàng "tứ trụ" đã "xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.” Ảnh: Nhac Nguyên/ AFP

Còn ai liêm khiết?

Hiện trạng chính trị tại Việt Nam là sự thối rữa từ các cấp. Lũng đoạn và thao túng chính trị luôn hiện diện, bất chấp pháp luật. Các thế lực ngầm tồn tại như loạn Sứ quân. Họ hùng cứ một cõi, cho đàn em tung hoành và quấy nhiễu!

Thông tin bị nhiễu loạn. Đấu đá nội bộ nhằm tranh giành ảnh hưởng trong bộ máy cầm quyền nên mới có chuyện các lãnh đạo chủ chốt trước khi bị trảm nhưng thông tin đã rò rỉ, ngập tràn mạng xã hội, từ trong và ngoài nước.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.