Khi Thăng Long …đứt long mạch?

Chủ Tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh tiếp Đại Sứ Pháp tại Việt Nam Nicolas Warnery. h.ôm 27/9/2022. Ảnh: Fanpage Đại Sứ Quán Pháp tại Việt Nam (trước khi bị thay bằng ảnh khác)
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tràn ngập trên mạng xã hội Việt Nam trong mấy ngày vừa qua là hình ảnh ông cháu ngoại của cựu Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng – Trần Sỹ Thanh, người mới được “bế” vào cái ghế “đô trưởng” thành phố Hà Nội, tiếp đón đại sứ Pháp Quốc với một kiểu cách hết sức hợm hĩnh khi vừa đút tay túi quần, vừa bắt tay ông đại sứ.

Khỏi phải nói, nếu mà bỏ ít thời gian lướt qua các trang Facebook, đọc các comment về ông Chủ Tịch Trần Sỹ Thanh, đúng là cám cảnh thay cho “lãnh đạo” nước nhà. Cơ mà được cái, da mặt của các lãnh đạo cộng sản rất dầy, “băm chẳng lỗ, bổ chẳng vào,” “mặt trơ trán bóng” khỏi phải nói. Cứ nhìn những cái mặt quan chức xứ Đông Lào này thì rõ, ông nào ông ấy giống nhau kỳ lạ, mặt cứ phèn phẹt, đầy ứ ự, bóng nhẫy mỡ, chẳng biểu hiệu một chút cảm xúc gì. Khi gặp quan trên thì cắm cúi xu nịnh. Lúc xuống cơ sở thì hách dịch, vênh váo.

Hình ảnh ông Chủ Tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh đút tay túi quần tiếp đón ông đại sứ Pháp gây nhiều phản cảm về tác phong và “văn hóa nền” thấp kém của quan chức CSVN
Hình ảnh ông Chủ Tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh đút tay túi quần tiếp đón ông đại sứ Pháp gây nhiều phản cảm về tác phong của quan chức CSVN

 

Bức hình trên được đăng tải trên trang nhà của đại sứ quán Pháp, tự thân nó lột tả sự đối lập tệ hại giữa vẻ lịch thiệp ngoại giao của ông đại sứ và tướng mạo xấu xí, tác phong kệch cỡm của ông chủ tịch thành phố “ngàn năm văn hiến.” Mặc dù có “trát” lên người đủ mọi loại bằng cấp, học vị, chức danh, quyền thế nhưng xem ra cái cốt cách thì không thể cải tạo được. Một Fbker trên mạng đã bình luận một cách sâu cay: “Đúng là cóc nhái lên đĩa! Chẳng hiểu làm sao, cái đất thủ đô, mười mấy năm nay không có nổi một bộ mặt ra hồn …người. Cứ nhìn tướng mạo của mấy “lãnh đạo” nước nhà, thì thấy tương lai đất nước nó đi về đâu rồi…”

Người viết có quen một người bạn trên Facebook nghiên cứu tử vi phong thủy đạt tới trình độ thực sự uyên viễn than thở “Hà Nội từ ngày làm cái đại lộ Thăng Long chết tiệt xung phá vào đất thiêng Ba Vì đã phá mất phong thủy thủ đô. Rồi đây tai ương không dứt. Không những người đứng đầu không bao giờ có thể yên vị mà vận nước sẽ suy bại không thể cứu vãn. Chẳng hiểu thằng ngu nào nó tư vấn cho đám lãnh đạo bò… Khó đến thế mà chúng nó cũng làm được…” Tôi thì không hiểu gì vấn đề tâm linh, phong thủy, lý số. Nhưng mà ngẫm lại nhìn tướng tá của bốn vị đô trưởng mới đây của Hà Nội thì đúng là …có vấn đề thật.

4 đời chủ tịch Hà Nội gần đây nhất (từ trái, trên) Nguyễn Thế Thảo (từ 8/2007 - 12/2015), Nguyễn Đức Chung (từ 12/2015 - 9/2020), Chu Ngọc Anh (từ 9/2020 - 6/2022) và Trần Sỹ Thanh (từ 7/2022 - đến nay.) Ảnh do tác giả cung cấp
4 đời chủ tịch Hà Nội gần đây nhất (từ trái, trên) Nguyễn Thế Thảo (từ 8/2007 – 12/2015), Nguyễn Đức Chung (từ 12/2015 – 9/2020), Chu Ngọc Anh (từ 9/2020 – 6/2022) và Trần Sỹ Thanh (từ 7/2022 – đến nay.) Ảnh do tác giả cung cấp

 

Chẳng biết ông tân chủ tịch Hà Nội sẽ tại vị bao nhiêu lâu? Nhưng xem ra, với cái thói ăn tàn ăn bạo của đám quan trẻ bây giờ thì thật đáng sợ. Mới về ngồi chưa nóng ghế mà đã duyệt chi 21.000 tỷ đồng chỉ để thay 1100 cái xe buýt điện, Mỗi chiếc vị chi gần cả triệu Mỹ Kim. Chưa kể chi phí bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa, depot… vận hành hệ thống. Thật là kinh khiếp làm sao.

Câu chuyện về ông chủ tịch Hà Nội, “hạt giống đỏ,” 16 năm kinh qua 11 chức vụ, với đủ mọi học hàm, học vị sáng ngời, đứng đầu một thành phố lớn nhất nước nhưng thể hiện văn hóa thấp kém hẳn nhiên sẽ làm cho đám chóp bu “nóng mặt.” Đám hậu duệ “con em lãnh đạo làm lãnh đạo là hồng phúc của dân tộc” xem ra thua xa cha anh về nhiều mặt. Phú quí không sinh lễ nghĩa mà ngày thụt lùi nhân cách và văn hóa ở đám hậu nhân.

Thực tế rõ ràng minh chứng công tác cán bộ và hệ thống giáo dục XHCN, cùng các phong trào “học tập đạo đức HCM” của người cộng sản đã thất bại hoàn toàn. Nhân tài là nguyên khí quốc gia, người xưa nói vậy. Vậy mà nhìn xem cái “nguyên khí Hà Nội” nó dị hợm, người chẳng ra người toàn giống tướng khỉ, tướng heo, gian manh, độc ác hiện ra mặt… thì biết là Thăng Long rồi sớm thành địa long (giun đất) mà thôi.

Đừng nhìn vào thủ đô có bao nhiêu tòa nhà chọc trời, bao nhiêu khách sạn 6 sao, bao nhiêu resort sang trọng, khu nhà ở của dân siêu giàu… Hãy nhìn xem người dân ở đó được chính quyền quan tâm, ứng xử ra làm sao? Con người có được tự do, có được luật pháp bảo vệ và bình đẳng trước pháp luật hay không?

Một thủ đô tự vỗ ngực là “phẩm giá và lương tri” nhưng người dân ai cũng có thể bị cướp bóc nhà cửa, đất đai, bị đàn áp khi lên tiếng chống lại bạo quyền. Thủ đô “ngàn năm văn hiến” nhưng người dân không có đủ bệnh viện, trẻ em không có đủ trường học, không có đủ nước sạch… thì cái mong muốn “rồng bay”… còn xa lắm.

Nhân buổi nói chuyện phiếm đàm về tử vi lý số phong thủy với người bạn, giông dài liên tưởng đến tương lai của quốc gia chỉ thấy bao điều nặng lòng, chua xót. Người viết nhớ đến một bậc thày trong lĩnh vực này từng nói “Phong thủy lớn nhất của đời người chính là đạo đức, cốt cách, nỗ lực của người đó.” Suy rộng ra, thì phong thủy của một quốc gia, chẳng phải là đạo đức, phẩm giá và sự nỗ lực lao động, học hỏi không ngừng nghỉ của dân nước đó hay sao? Chẳng vì một con đường, một con kênh bị lỗi phong thủy mà một vùng đất bị suy bại mà chẳng qua lòng người đã ly tán, đạo đức đã suy đồi, phẩm giá đã bị bán rẻ mà thôi.

Hãy nhìn về nước Nga hôm nay, đó là một minh chứng. Ai có thể tin nổi một đất nước từng vĩ đại, hào hùng, quả cảm. Một đất nước có vô số những tướng lĩnh kiệt xuất, nhà thơ, văn, nhạc sĩ tài danh… đã để lại những dấu ấn trong dòng chảy văn minh nhân loại… Vậy mà, chỉ mấy chục năm bị cai trị bởi một chế độ độc tài, toàn trị, tàn ác, bị đầu độc bởi thứ chủ thuyết vô thần, tôn sùng vật chất CS chủ nghĩa, bị nhồi sọ bởi giáo dục giáo điều và phản động… đã suy bại đến ngỡ ngàng. Chúng ta đang chứng kiến một đất nước, một xã hội đã từng rực rỡ đang lụi tàn. Đó là kết cục bi thảm của một dân tộc khi đã đánh mất đạo đức, phẩm giá.

Bị kịch đó của dân tộc Nga cũng chính là bi kịch của chúng ta, của Việt Nam hôm nay. Chỉ có điều khác là Việt Nam vẫn còn cơ hội để người dân tự quyết định về vận mệnh của bản thân và dân tộc bằng cách thay đổi thể chế chính trị độc tài toàn trị, phản động CSVN. Còn với người dân Nga thì không.

Và có lẽ, nếu ước mơ đó trở thành sự thực, thì người viết vẫn tin rằng: Long mạch của Việt Nam vẫn chưa đứt.

Tân Phong

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…