Ban đại diện, đại diện cho ai?

Quỹ phụ huynh học sinh "tự nguyện" đóng góp. Ảnh minh họa: Soha
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Con tôi năm nay học lớp 5. Từ trước đến giờ việc giao tiếp, họp hành với nhà trường tôi vẫn ỷ y mà giao cả cho mẹ cháu. Và đây là năm đầu tiên tôi đi họp phụ huynh cho con. Có quá nhiều điều không thể ngờ, và không thể tin nổi.

Sau vài lời “vào đề” của cô giáo chủ nhiệm, vị đại diện cha mẹ học sinh lớp được mời đứng dậy thông qua các khoản đóng góp. Thì ra vị này đã họp với ban giám hiệu nhà trường trước đó rồi, và thống nhất các khoản đóng góp từ trong cuộc họp ấy, bây giờ mang về lớp chỉ để phổ biến lại cho phụ huynh cả lớp!

Đó là một quy trình kỳ lạ. Hội trưởng hội phụ huynh lớp phải được bầu ra từ một cuộc họp của cha mẹ học sinh lớp, sau khi thống nhất và ghi nhận những ý kiến của tất cả phụ huynh lớp thì mới tiến hành họp các chi hội trưởng để bầu ra một ban đại diện cha mẹ cho toàn trường. Nhưng không, nhà trường đã tự bầu ra/lấy ban đại diện khóa cũ, sau đó phổ biến tất cả những chủ trương và áp đặt các khoản đóng góp. Biến cuộc họp ở lớp chỉ còn là một buổi thông báo đóng tiền do ban giám hiệu ủy nhiệm cho chi hội trưởng hội phụ huynh.

Lúc này, ở lớp, mọi ý kiến cũng chỉ là ý kiến, khi mà phụ huynh chỉ còn biết tự nói lấy nghe lấy. Một cái biên bản sau cuộc họp được chuyển về trường chỉ còn là hình thức, không biết có được ban giám hiệu nhà trường ngó mắt đến không.

Tôi quá sốc với cái quy trình ngược đời ấy, nhưng vẫn nêu các ý kiến của mình về sự bất hợp lý, sai quy định trong các khoản đóng góp và trong việc tổ chức dạy thêm học thêm của nhà trường. Đúng như dự đoán, mọi thứ chìm vào im lặng. Vì quá sốt ruột, hôm sau tôi phải tự mình thảo một lá đơn, và lên trường gặp trực tiếp ban giám hiệu để trình bày, yêu cầu nhà trường điều chỉnh lại cho đúng.

Hơn 10 ngày đã trôi qua, dù ban giám hiệu nhà trường buộc phải thừa nhận với tôi rằng tất cả những điểm tôi nêu ra trong đơn đều đúng hết, và chấp nhận thực hiện theo các yêu cầu của tôi. Nhưng hình như đó chỉ là lời nói đầu môi cho xong chuyện.

Trước tình hình ấy, nhưng vẫn không muốn đơn từ căng thẳng nhiêu khê, tôi nhắn vào group của phụ huynh, đề nghị thảo một lá đơn ký tên tập thể, yêu cầu nhà trường thực hiện cho đúng đối với tất cả những điểm còn bất hợp lý và sai trái. Nhiều phụ huynh, trong đó có vị hội trưởng của lớp cũng thừa nhận với tôi rằng những gì tôi nêu ra là đúng.

Nhưng kỳ lạ thay, chính vị đại diện cha mẹ học sinh của lớp lại nói công khai rằng “Một mình anh thì có thay đổi được gì không?” Tôi ngạc nhiên hỏi lại, “Chị là hội trưởng, chị cũng thấy nhà trường sai và đồng ý với những gì tôi nêu ra, mà giờ chị nói rằng ‘một mình’ tôi, vậy chị đại diện cho ai?” Tôi không nhận được câu trả lời.

Sự quái dị này trong quy trình tổ chức các cuộc họp của phụ huynh cũng như sự can thiệp thô bạo của nhà trường vào các hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh chính là một trong những biểu hiện rõ nét nhất cho tính công cụ và tay sai của cái ban đại diện này.

Họ, ban đại diện ấy, vì được nhà trường can thiệp, chỉ định nên đã không những không phản đối những chủ trương và cách thực hiện sai trái của nhà trường, mà còn trở thành cánh tay nối dài, bị biến thành “đại diện cho nhà trường,” chứ không phải là đại diện của phụ huynh và học sinh nữa.

Vì vị hội trưởng của lớp đã công khai chối bỏ trách nhiệm, bây giờ nếu muốn ý kiến gì với nhà trường thì tôi cũng như các vị phụ huynh khác chỉ có thể thực hiện với tư cách cá nhân, và đúng là “một mình” như vị ấy khẳng định. Một hội phụ huynh với cái ban đại diện không hề đại diện cho phụ huynh như thế, thì lý do gì để nó tồn tại? Tồn tại cho ai và để làm gì?

Cái ban đại diện ấy không những không đứng trên quyền lợi của phụ huynh và học sinh để hoạt động mà ngược lại, chỉ đứng trên quan điểm và sự chi phối của nhà trường để trở nên một thứ tay sai mù quáng. Họ công khai phổ biến và đứng ra thu các khoản tiền trái quy định, vào hùa với ban giám hiệu để thực hiện một chương trình học thêm bất hợp lý, cùng nhau bóp méo chương trình giáo dục và biến môi trường học đường thành một nơi nhiều bóng tối.

Bao nhiêu nhếch nhác, sai trái, bất bình, rối loạn trong môi trường học đường gây nhức nhối suốt nhiều năm qua có một nguyên nhân quan trọng từ cái gọi là Ban đại diện cha mẹ học sinh này. Nó không thể tiếp tục tồn tại như thế.

Nếu không chấn chỉnh được hoạt động của ban đại diện mang tên “phụ huynh” giả hiệu kia thì việc dẹp bỏ nó là điều không những cần thiết mà còn là cấp bách. Không thể để một tổ chức trá hình như vậy tồn tại công khai trong nhà trường để làm thành một liên minh phá hoại nền tảng giáo dục vốn đang có quá nhiều bệnh tật như hiện nay.

(Bài được đăng trên báo Nông Nghiệp Việt Nam) https://nongnghiep.vn/ban-dai-dien-dai-dien-cho-ai-d336561.html

Thái Hạo

Nguồn: FB Thái Hạo

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.

Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu trong họp báo với Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Hà Nội hôm 20/6/2024. Ảnh minh họa: Minh Hoang/ Pool/ AFP

Bài viết “chạy tang” cho Nguyễn Phú Trọng do Tô Đại tướng đứng tên

“Tiên đế vừa nằm xuống, ngự thi chưa nguội lạnh, sự ganh đua quyền bính đã lộ diện…” Bài viết “chạy tang” đã phải điều chỉnh thời điểm công bố đến ba lần (lần lượt các ngày 19, 20 và 21/7). Điều này có báo trước cuộc chuyển giao quyền lực êm thấm hay không tại Hội nghị Trung ương bất thường tới đây?

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).