Cần phải lên tiếng*

Khách nước ngoài làm thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam tại sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Thanh Niên
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tôi đã sinh sống ở hai quốc gia bên ngoài Việt Nam và đến thăm gần 20 nước.

Trong suốt năm năm sinh sống ở Thái Lan, và ở Đài Loan đến nay là hơn hai năm. Tôi phải đến công sở nhà nước để làm các thủ tục visa, work permit, và căn cước rất nhiều lần.

Nhưng chưa bao giờ tôi bị vòi vĩnh. Thậm chí chưa từng phải chứng kiến cảnh công chức mặt mày khó ưa, giọng điệu khó nghe. Ngược lại là đàng khác, công chức ở Thái Lan và Đài Loan luôn tỏ ra lịch sự, ân cần, và từ tốn. Kể cả những lúc tôi thiếu giấy tờ. Các nơi khác như bệnh viện hay đồn công an cũng tương tự như vậy.

Trong mười mấy nước tôi tới du lịch hoặc công tác, chưa lần nào tôi bị cán bộ xuất/nhập cảnh vòi tiền. Kể cả những nước nghèo như Đông Timor hay Sri Lanka, ở đó người ta cũng để tôi đến và đi một cách vô sự. Cùng lắm là hỏi vài câu cơ bản như mục đích tới thăm là gì và thời gian lưu trú là bao lâu.

Mỗi lần trải nghiệm việc tới công sở hay đi qua cửa khẩu ở nước ngoài mà không gặp phải trở ngại gì thì tôi đều ước giá như ở Việt Nam người ta cũng đối xử với dân chúng và du khách như vậy.

Cũng đôi lần tôi được hỏi là tại sao lại chọn chỉ ​trích nhà nước để rồi rước lấy nhiều rắc rối. Câu trả lời rất đơn giản, tôi chỉ muốn mỗi người dân nước mình được đối xử như cách mà một công dân nước tự do được hưởng. Không gì cao xa. Đó là được đối xử như một con người có phẩm giá trước hết, và sau là được đối xử như một công dân có đầy đủ quyền lợi.

Vấn đề là chúng ta phải chờ đến khi một người ngoại quốc lên tiếng phàn nàn về chất lượng và thái độ công chức nước mình, thì sự việc mới gây chú ý. Còn hàng ngày, hàng trăm, hàng ngàn, thậm chí hàng trăm ngàn người dân Việt Nam vẫn bị đối xử không ra gì bởi công chức nước mình. Ở công sở nhà nước, ở trên đường khi tham gia giao thông, hay ở đồn công an.

Chính vì thế mà chúng ta cần phải lên tiếng. Lên tiếng để cứu chính mình khỏi cảnh bị rẻ rúng. Cho dù việc nói ra điều mình suy nghĩ có thể mang lại vài ba sự bất tiện. Kể cả việc bị vu vạ cho là “thành phần phản động.”

Nhưng nếu chọn im lặng, thì không những đời chúng ta bây giờ, mà thậm chí là con cái mình sau này, cũng sẽ phải chịu cảnh bị coi khinh trên chính quê hương mình, bởi chính những người vẫn ngửa tay nhận lương từ tiền thuế mà chúng ta đóng.

Nguồn: FB Nguyễn Trường Sơn

* Tựa do BBT đặt

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.

Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu trong họp báo với Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Hà Nội hôm 20/6/2024. Ảnh minh họa: Minh Hoang/ Pool/ AFP

Bài viết “chạy tang” cho Nguyễn Phú Trọng do Tô Đại tướng đứng tên

“Tiên đế vừa nằm xuống, ngự thi chưa nguội lạnh, sự ganh đua quyền bính đã lộ diện…” Bài viết “chạy tang” đã phải điều chỉnh thời điểm công bố đến ba lần (lần lượt các ngày 19, 20 và 21/7). Điều này có báo trước cuộc chuyển giao quyền lực êm thấm hay không tại Hội nghị Trung ương bất thường tới đây?

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).