Triển lãm 70 năm Cải cách ruộng đất và cuộc Di cư 1954: Giáo dục về “sự kiện lịch sử bị lãng quên”

Một số tư liệu lịch sử về Cải cách ruộng đất và Di cư 1954 được trưng bày ở triển lãm tại Bảo tàng Bowers, California hôm 17 và 18 tháng 8, 2024. Ảnh: RFA
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cải cách ruộng đất ở Miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1953 – 1956 và Cuộc di cư vĩ đại của người miền Bắc vào Nam Việt Nam (1954-1955) là những sự kiện quan trọng thay đổi lịch sử Việt Nam hiện đại, nhưng phần lớn đã bị xóa bỏ khỏi lịch sử chính thức được giảng dạy ở Việt Nam.

Nhiều chuyên gia cho biết, đôi khi các sự kiện này được nhắc tới một cách rời rạc trong sách sử ở Việt Nam nhưng bản chất của chúng bị bóp méo cho mục đích tuyên truyền hoặc vì lý do “nhạy cảm chính trị.”

Mặt khác, các sự kiện này đã xảy ra cách đây rất lâu, cách đây 70 năm, khiến cho phần đông công chúng không còn biết đến. Ngoài ra, sau 70 năm, phần lớn nhân chứng đã qua đời, già yếu hoặc di cư ra ngoài sau 1975, ký ức về những sự kiện này càng trở nên mờ nhạt dần. Thậm chí, qua trao đổi với RFA, Giáo sư Vũ Tường, trưởng khoa Chính trị học Đại học Oregon, và Tiến sỹ Alex Thái Võ, Giáo sư tại Trung tâm Việt Nam, Đại học Công nghệ Texas, cho biết ngay cả với giới trẻ người Mỹ gốc Việt, những sự kiện này cũng được nhận thức rất mờ nhạt.

Ngày 17 và 18 tháng 8, 2024, Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt, Trung tâm Việt Nam tại Đại học Công nghệ Texas và Trung tâm Nghiên cứu Việt Mỹ tại Đại học Oregon đồng tổ chức một cuộc triển lãm về hai sự kiện lịch sử nêu trên tại Bảo tàng Bowers, thành phố Santa Ana, California, Hoa Kỳ. Các nhà tổ chức cho biết mục đích của cuộc triển lãm là góp phần vào việc nâng cao kiến thức và giáo dục về những sự kiện lịch sử bị lãng quên…

Tại cuộc triển lãm, những người tham gia được xem những hiện vật hấp dẫn và được nghe những lời chứng cảm động của các nhân chứng và những nghiên cứu mới nhất của các nhà sử học Bắc Mỹ về Cải cách ruộng đất 1953 – 1956 và cuộc Di cư vĩ đại 1954 – 1955.

Một số tư liệu ảnh về Di cư 1954 - 1955 và Cải cách ruộng đất 1953 - 1956 được trưng bài tại triển lãm ở Bảo tàng Bowers ngày 17 và 18 tháng 8, 2024. Ảnh: RFA
Một số tư liệu ảnh về Di cư 1954 – 1955 và Cải cách ruộng đất 1953 – 1956 được trưng bài tại triển lãm ở Bảo tàng Bowers, California ngày 17 và 18 tháng 8, 2024. Ảnh: RFA

 

Triển lãm có sự hiện diện của nhiều nhân chứng lịch sử và các giáo sư sử học ở Bắc Mỹ. Về phía nhân chứng có diễn viên điện ảnh Kiều Chinh, Tiến sỹ Trần Huy Bích. Về phía học giả có các giáo sư như Lan Cao (Đại học Chapman), Alec Holcombe (Đại học Ohio), Alex-Thai Vo (Đại học Texas Tech), Phi-Van Nguyen (Đại học Saint-Boniface), Jason Picard (Đại học VinUniversity), Tuấn Hoàng (Đại học Pepperdine) và Vũ Tường (Đại học Oregon).

Tại triển lãm, Giáo sư Alex Thái, người từng bảo vệ luận án tiến sỹ sử học tại Đại học Cornell, Hoa Kỳ, về Cải cách ruộng đất 1953 – 1956, đã thuyết trình về cải cách ruộng đất và tầm quan trọng của nó qua tư liệu lịch sử. Đây dường như là những tư liệu lịch sử lần đầu tiên được công bố trước công chúng. Tiến sỹ Alex-Thái nói:

“Bảy mươi năm trước, từ 1953 đến 1956, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dưới sự thống trị của đảng Cộng sản Việt Nam đã thực hiện một cuộc cải cách ruộng đất lớn nhằm xóa bỏ trật tự xã hội cũ ở nông thôn và xây dựng một trật tự xã hội mới thời ấy. Chiến dịch này được trình bày như một cuộc đấu tranh vì công lý, vì bình đẳng, nhằm lấy đất đai của người giàu chia cho người nghèo. Tuy nhiên, cách thực hiện chiến dịch này đã gây ra một làn sóng bạo lực, để lại những vết thương đến giờ chưa lành, những ký ức đến giờ chưa quên. Chúng ta không biết có bao nhiêu người đã chết trong chiến dịch đó.”

Những tư liệu mà GS Alex Thái trình bày tại cuộc triển lãm được các nhà nghiên cứu cho là rất có giá trị để hiểu về cải cách ruộng đất và di cư 1954, hai sự kiện quan trọng của lịch sử Việt Nam hiện đại. Giáo sư Vũ Tường nhận xét:

“Tôi cũng không ngờ là khối lượng tư liệu lịch sử mà anh Alex-Thái thu thập được thật là khổng lồ. Tôi cũng từng nghiên cứu nhiều năm ở các trung tâm lưu trữ và thư viện nhưng có nhiều tư liệu tôi chưa được biết, chưa được đọc. Anh Alex-Thái đã bỏ công sức hàng chục năm thu thập các tư liệu đó. Đó là những tư liệu rất có giá trị. Không có ở nơi nào ngoài Việt Nam có những tư liệu đó. Vì vậy, tôi mong công chúng đọc và xem kỹ các tư liệu, hiện vật và rút tỉa được thông tin từ đó. Chúng ta biết ơn anh Alex-Thái đã thu thập các tư liệu lịch sử có giá trị này trong rất nhiều năm.”

Sự kiện Cải cách ruộng đất 1953 – 1956 diễn ra trước cuộc Di cư vĩ đại của người miền Bắc vào miền Nam năm 1954 – 1955 khoảng một năm. Cuốn sách “Bên thắng cuộc” của nhà báo Huy Đức xuất bản năm 2012 từng nhấn mạnh rằng, Cải cách ruộng đất là một trong những nguyên nhân quan trọng thúc đẩy cuộc Di cư của người Bắc vào Nam sau đó. Trao đổi với RFA, cả Giáo sư Vũ Tường và Giáo sư Alex-Thái cũng đều khẳng định mối quan hệ nhân quả của hai sự kiện này.

Nữ diễn viên Kiều Chinh, tại triển lãm, đã đọc một trích đoạn trong hồi ký “Kiều Chinh: Nghệ sỹ Lưu vong” về ngày cuối cùng bà ở Hà Nội và cuộc chia tay gia đình đẫm nước mắt với gia đình trước khi vào Nam năm 1954. Tiến sỹ Trần Huy Bích kể lại kinh nghiệm cá nhân là người di cư. Giáo sư Hoàng Anh Tuấn (Đại học Pepperdine) thuyết trình về ảnh hưởng của cộng đồng di cư đối với xã hội miền Nam, đặc biệt là vai trò của người Công giáo di cư. Giáo sư Jason Picard (Đại học VinUniversity) thuyết trình về những nghiên cứu về hoạt động tái định cư người miền Bắc ở miền Nam Việt Nam. Giáo sư Nguyễn Phi-Vân (Đại học Saint-Boniface) phân tích Hiệp định Geneva (1954) và nguyên nhân cuộc di cư.

Cách đây 10 năm, năm 2014, nhân 60 năm Cải cách ruộng đất, những cơ quan tuyên truyền ở Hà Nội cũng tổ chức một triển lãm về sự kiện Cải cách ruộng đất để tuyên truyền về những “thành tựu” của nó. Kết quả là cuộc triển lãm đã phải đóng cửa sớm hơn dự định do phản ứng trái chiều của dư luận. Những cán bộ tuyên truyền này cũng không lường được một diễn biến là những người nông dân mất đất ở ngoại thành Hà Nội đã kéo đến xem triển lãm ngay trong ngày khai mạc.

Phát biểu khai mạc cuộc triển lãm, ông Châu Thụy, Giám đốc Sáng lập Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt tại California, nhắc lại những sự kiện đau thương do “cơn sóng thần đỏ của chủ nghĩa cộng sản” tràn qua Việt Nam thế kỷ 20 như Cải cách Ruộng đất 1953 – 1956, Di cư vào Nam 1954 – 1955, Thuyền nhân tị nạn sau 1975 và sự hình thành cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở Hoa Kỳ. Ông nhấn mạnh:

“Lịch sử cần phải được tìm hiểu, hầu đưa ra ánh sáng những gì còn bị ẩn giấu, để từ đó chúng ta rút tỉa ra được những kinh nghiệm lịch sử, gìn giữ một cách trung thực nội dung di sản tri thức dành cho thế hệ con cháu của chúng ta, ngay tại đây, bây giờ và mai sau.” 

Nguồn: RFA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước Tô Lâm (thứ nhì từ trái) chính thức nắm ghế tổng bí thư sau khi kết thúc Hội nghị bất thường BCH/TƯ đảng Cộng Sản Việt Nam hôm 3/8/2024. Ảnh: Znews

Quốc hội Việt Nam lại họp bất thường vào lúc Tổng bí thư Tô Lâm đang củng cố thế lực

Đây sẽ là kỳ họp bất thường lần thứ 8 của Quốc hội đương nhiệm. Lần đầu tiên trong lịch sử cơ quan lập pháp của Việt Nam, số cuộc họp bất thường nhiều đến như thế. Cuộc họp ngày 26/08 diễn ra trong bối cảnh tân TBT đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm đang củng cố thế lực, đưa những người thân tín vào các chức vụ chủ chốt trong đảng.

Trên tờ nhật báo Hong Kong South China Morning Post hôm nay, 24/08, Giáo sư Zachary Abuza, Học viện Chiến tranh Quốc gia ở Washington, Hoa Kỳ, chuyên gia về các vấn đề chính trị và an ninh Đông Nam Á, có bài viết về những thay đổi trong guồng máy lãnh đạo của Việt Nam hiện nay.

Ông Tô Lâm phát biểu nhậm chức tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam. Ảnh: Xây dựng Chính sách

Bến mơ

Tôi nói thật, cái xứ này có được áp đặt một đội ngũ lãnh đạo cả triệu người đi chăng nữa mà những con người ấy vẫn một lòng “kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội” thì cũng chả đi đến đâu, được trò gì.

Mọi cuộc lên đường đều phải có đích cụ thể, chứ đi mãi với cái đích mơ hồ như vậy thì chỉ uổng công, mỏi chân, mất thời gian. Hơn 2/3 thế kỷ cả nước này, dân tộc này phải trả giá đắt còn chưa đủ hay sao.

Anh Phạm Văn Trội và vợ. Hình chụp ngày 30/07/2024 khi anh vừa ra tù. Ảnh: Diễn Đàn Thế Kỷ

Việt Nam – người bất đồng chính kiến này vừa xong án tù, người khác lại bị kết án

Tình trạng tù nhân chính trị ở Việt Nam từ nhiều năm nay là người này ra thì người kia vào tù, người này xong án thì người khác bị kết án.

Ngày 30/07 vừa qua anh Phạm Văn Trội ra tù, kết thúc 7 năm tù giam và đây là bản án tù thứ hai của anh, trước đó anh từng bị bắt vào ngày 11/09/2008, bị kết án 4 năm tù giam, 4 năm quản chế.

Chưa đầy 2 tháng sau, ngày 15/08 nhà cầm quyền Việt Nam lại kết án nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến có biệt danh Anh Chí, một thành viên sáng lập của phong trào No-U phản đối đường “lưỡi bò” và từng tham gia nhiều cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc vào đầu những năm 2010 và các cuộc biểu tình ủng hộ môi trường vào giữa những năm 2010.

Giáo Sư Joseph Nguyễn (bìa phải), đại học Cal State Fulerton, giải thích về “Cải Cách Ruộng Đất” tại miền Bắc Việt Nam cho giới trẻ tham dự. Ảnh: Văn Lan/ Người Việt

VHM tổ chức triển lãm và thảo luận ‘Cải Cách Ruộng Đất’ và ‘Cuộc Di Cư 1954’

Triển lãm và thảo luận hai biến cố qua hai buổi triển lãm “Cải Cách Ruộng Đất Miền Bắc Việt Nam” và “Cuộc Di Cư Năm 1954,” do Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt (VHM) phối hợp với Trung Tâm Việt Nam thuộc đại học Texas Tech University và Trung Tâm Nghiên Cứu Việt-Mỹ thuộc đại học University of Oregon tổ chức tại viện bảo tàng Bowers Museum, Santa Ana, California trong hai ngày Thứ Bảy và Chủ Nhật, 17 và 18 Tháng Tám.

Hai biến cố trên làm thay đổi lịch sử Việt Nam hiện đại là dịp để công chúng, nhất là giới trẻ, được nghe và tận mắt nhìn thấy được những văn bản, tài liệu của lịch sử về cuộc “Cải Cách Ruộng Đất” tại miền Bắc, và một cuộc di cư vĩ đại từ Bắc vào Nam. Mục đích chính của hai buổi triển lãm và thảo luận là để kỷ niệm 70 năm (1954-2024) cuộc di cư.