Những người tù trở về

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tôi gặp những nhân vật của mình hôm 19/8/2015 tại huyện lúa Yên Thành, họ tập trung về đây để chuẩn bị đi đón người đồng đội là tù nhân lương tâm Thái Văn Dung vừa mãn án. Một Nguyễn Văn Oai cao lớn với nước da rám nắng, Paulus Lê Sơn trắng trẻo thư sinh, Chu Mạnh Sơn kiên cường lãng tử. Tất cả đều phảng phất dáng dấp của những anh hùng nghĩa sĩ. Chưa có ai trong số đó lập gia đình, những nụ cười trẻ trung như gieo vào lòng người ta niềm lạc quan tin tưởng đối với tương lai tốt đẹp của đất nước.

JPEG - 59.9 kb
Nguyễn Văn Oai ngày mãn hạn tù

Chúng tôi ngồi trò chuyện tại quán cà phê, trao đổi với nhau về dân chủ, trong không khí thân tình của những người anh em. Paulus Lê Sơn luôn nói cười, cặp kính trắng lấp loáng lanh lợi. Nhìn cái dáng vẻ của cậu, tôi thầm nghĩ “Tại sao người ta lại bắt giam một sinh viên hiền lành như vậy với tội danh âm mưu lật đổ chính quyền nhỉ?”.

Trong tôi có nhiều cảm xúc xáo trộn, những mối bận tâm lâu nay bấy giờ mới có dịp được bày tỏ.

Quay sang Nguyễn Văn Oai lúc này đang chăm chú lắng nghe, tôi hỏi:

– Em có thể cho biết đôi chút về điều kiện trong tù, về việc họ đối xử với tù nhân lương tâm thế nào không?

Oai nhấp ngụm Cà phê, trả lời sau thoáng trầm ngâm:

– Anh cứ hình dung thế này, bên ngoài xã hội mà nhà nước còn đối xử với nhân dân theo kiểu “sống chết mặc bay”, thì thử hỏi làm sao họ có trách nhiệm với những người tù được chứ?

Câu trả lời thật hóm hỉnh và sâu cay, mấy anh em ngồi quanh đó đều cười rộ lên tán thưởng. Phải rồi! Xã hội này đầy rẫy bất công, dân ta thật là khổ sở. Nó bất công đến nỗi những người đòi hỏi công lý và sự thật như em cũng phải ngồi tù.

Họ đã gánh chịu cay đắng, đã phải hy sinh nhiều để đất nước này được tự do, nhưng ai cũng chỉ cho đó là bổn phận của một công dân nước Việt. Tất cả đều xem nhà tù là nơi học tập và rèn luyện bản lĩnh yêu nước, yêu tự do dân chủ.

Một lúc sau thì Chu Mạnh Sơn đến, em vui vẻ chào hỏi mọi người rồi tiến lại bắt tay tôi:

– Chào anh Minh Văn! Đã lâu rồi anh em mình không gặp nhau!…

Rồi tất cả lại quây quần trò chuyện, chủ yếu xoay quanh kế hoạch đi đón Thái Văn Dung.

Chu Mạnh Sơn năm nay 26 tuổi, người huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Năm 2012, anh bị tòa kết tội “Tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa” với mức án ba năm. Trong phiên tòa phúc thẩm, Sơn được giảm xuống còn 30 tháng tù. Anh bị bắt cùng với ba người bạn khác khi họ đang rải truyền đơn ủng hộ dân chủ hồi cuối năm 2011, cho đến ngày 2/2/2014 thì được trả tự do.

JPEG - 48.6 kb
Chu Mạnh Sơn

Tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai ra tù ngày 2/8/2015, kết thúc bản án 4 năm mà nhà cầm quyền dành cho mình. Anh bị cơ quan an ninh bắt giữ khi vừa từ Thái Lan trở về Việt Nam ngày 30/7/2011, sau đó bị kết án với tội danh “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Quê anh ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

Ra tù sau Nguyễn Văn Oai một ngày, Paulus Lê Sơn được mọi người dành cho sự quan tâm đặc biệt. Sơn quê Thanh Hóa, năm nay ba mươi tuổi, được biết đến như một phóng viên năng nổ của Truyền thông Chúa Cứu Thế, người tích cực tham gia các hoạt động ủng hộ công lý sự thật và biểu tình chống khai thác Bauxite tại Tây Nguyên.

Với tội danh “Âm mưu lật đổ chính quyền”, ban đầu Paulus Lê Sơn bị kết án 13 năm tù, sau đó được giảm xuống còn 4 năm. Hoàn cảnh của anh cũng khá éo le, khiến nhiều người thương cảm. Ấy là trong khoảng thời gian Sơn thụ án, người mẹ yêu quý của anh đã từ giã cõi đời mà không được gặp mặt con lần cuối.

Hôm ra tù, Sơn đến khóc lóc thảm thiết trước mộ mẹ, làm cho những người có mặt ở đó đều không thể cầm được nước mắt. Xã hội độc tài, đã gây nên bao thảm cảnh trái ngang, cũng như những biệt li không đáng có. Nhưng rồi trong đau thương, con người vẫn kiên cường và vững tin vào công lý. Paulus Lê Sơn đã từng nói “Hãy sống cho đến chết, đừng chết khi còn đang sống”, nó nhắc nhở mọi người hãy dũng cảm đấu tranh cho một xã hội tốt đẹp, đừng luồn cúi khuất phục bạo quyền.

Rồi đến lúc chúng tôi cũng phải chia tay, vì chút nữa đây mọi người còn phải đi đón Thái Văn Dung vào buổi trưa cùng ngày. Lại những cái bắt tay siết chặt, thấp thoáng nụ cười ngạo nghễ của Nguyễn Văn Oai, người tù nhân lương tâm bất khuất.

PNG - 110 kb
Paulus Lê Sơn

Tôi đã gặp họ, những người tù trở về. Họ truyền cho tôi niềm tin thắng lợi đối với sự nghiệp dân chủ hóa đất nước. Tôi vui cho tự do của họ, cảm nhận sự mạnh mẽ, nhiệt huyết của những con người vừa chiến thắng ngục tù khắc nghiệt.

Lúc ra về, trong đầu tôi luôn băn khoăn một câu hỏi: “Người ta nói có tự do, tại sao những con người bày tỏ quan điểm cá nhân một cách ôn hòa như vậy lại phải bị ngồi tù? Người ta nói có dân chủ, tại sao lại đi bắt giam những người đòi hỏi quyền lợi chính đáng của bản thân? Như vậy thì hòa bình làm chi? Độc lập để mà gì?”

Chế độ này đánh giá mọi thứ qua lăng kính “Chủ nghĩa Mác – Lê Nin”, cũng như việc người ta chỉ nhìn cuộc đời bằng một con mắt vậy. Và việc đầu tiên của một thằng chột sau khi lên làm vua là: chọc mù mắt tất cả những người còn lại.

Nguồn: Blog Minh Văn

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.

Sau Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ trong hàng "tứ trụ" đã "xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.” Ảnh: Nhac Nguyên/ AFP

Còn ai liêm khiết?

Hiện trạng chính trị tại Việt Nam là sự thối rữa từ các cấp. Lũng đoạn và thao túng chính trị luôn hiện diện, bất chấp pháp luật. Các thế lực ngầm tồn tại như loạn Sứ quân. Họ hùng cứ một cõi, cho đàn em tung hoành và quấy nhiễu!

Thông tin bị nhiễu loạn. Đấu đá nội bộ nhằm tranh giành ảnh hưởng trong bộ máy cầm quyền nên mới có chuyện các lãnh đạo chủ chốt trước khi bị trảm nhưng thông tin đã rò rỉ, ngập tràn mạng xã hội, từ trong và ngoài nước.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.