Ngư dân Việt Nam đang biến thành những tội phạm bị săn lùng!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong một thông báo ra ngày 25 tháng Chín, Chính quyền Philippines cho biết đã xảy ra đụng độ giữa sáu tàu cá Việt Nam và tàu tuần tra của Hải Quân Philippines trong vùng mũi Bolinao, tỉnh Pangasinan, phía tây bắc Philippines. Hậu quả là lực lượng an ninh Philippines đã nổ súng khiến hai ngư dân Việt Nam thiệt mạng, và bắt giam năm người khác. Những ngư dân xấu số trên được cho là đến từ tỉnh Phú Yên, Việt Nam. Theo người phát ngôn của quân đội Philippines, nguyên nhân xảy ra vụ đụng độ là do những ngư dân Việt đã xâm phạm và đánh cá trộm ở trong vùng biển đặc quyền kinh tế của nước này.

Biến cố này một lần nữa đã bộc lộ những rủi ro tiềm ẩn bên dưới các tuyên bố chủ quyền lãnh hải trong các vùng biển chồng lấn ở Biển Đông. Điều đáng nói là biến cố này xảy ra chỉ vài ngày sau khi hải quân Philippines bắt giữ 5 ngư dân của một tàu cá Việt Nam trong vùng biển của tỉnh Zambales hôm 20 tháng 9. Và đây cũng không phải là lần đầu tiên ngư dân Việt Nam gặp rắc rối với phía Philippines.

Tháng trước, một tàu đánh cá Việt Nam với 10 ngư dân cũng bị Philippines bắt giữ trong vùng biển phía Bắc tỉnh Palawan với khoảng 70 con cá mập chưa xác định chủng loại trên tàu. Trong cả hai vụ, Philippines nói các ngư dân Việt Nam có thể sẽ bị truy tố tội khai thác thủy sản lậu. Ngoài ra, nếu những con cá mập bị đánh bắt được xác định thuộc loại quý hiếm hoặc có nguy cơ tuyệt chủng, ngư dân Việt Nam còn bị truy tố thêm các vi phạm quy định bảo vệ động vật có tên trên sách đỏ.

Ngoài Philippines, ngư dân Việt Nam thời gian qua cũng bị bắt giữ, đốt tàu khi đánh cá ở những vùng biển khác như ở Indonesia, Thái Lan, Malaysia hay thậm chí các vùng đảo ở Thái Bình Dương như Palau, Papua New Guinea, Australia, và New Caledonia.

Hồi tháng Bảy, một tàu cá Bình Định với sáu ngư dân đã bị lực lượng Hải Quân Indonesia bắn làm bốn thuyền viên bị thương. Bên cạnh đó, theo thống kê của Indonesia, có gần 600 ngư dân tại Việt Nam hiện nay đang bị bắt giữ tại nước họ.

Tính từ đầu năm đến nay đã có hàng trăm ngư dân Việt Nam bị bắt vì đánh cá trái phép, trong khi những năm trước không nhiều ngư dân Việt bị bắt vì tội này. Tại sao ngư dân Việt Nam lại phải đối đấu với những hoạt động đánh cá trái phép đầy nguy hiểm như vậy?

Lý giải về điều này ai cũng thấy rõ là trong vòng 1 năm qua, ngư dân Việt Nam bị buộc phải quay sang vùng biển nước khác để kiếm sống, vì vùng biển miền Trung đã bị ô nhiễm chất độc hại do nhà máy thép Formosa xả ra, cá không còn và nếu có cũng không an toàn để ăn.

Nói cách khác, đối với ngư trường quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì ngư dân luôn phải đối mặt với nguy cơ bị tàu tuần dương Trung Quốc chặn bắt và đâm chìm. Đã có rất nhiều tàu của ngư dân bị Trung Quốc đâm hỏng, tài sản bị tịch thu, bị đánh đập, có người còn mất cả mạng sống.

Trong khi đó, nhà cầm quyền CSVN cố tình tuyên truyền rằng biển miền Trung đã sạch để che đậy tội ác của Formosa nhưng trong thực tế người dân không dám ăn cá đánh bắt gần bờ. Vì thế, do nhu cầu sống còn, ngư dân đã phải phiêu lưu đi đánh bắt ở những vùng biển xa xôi và trở thành những “tội phạm” bất đắc dĩ nơi xứ người.

Nhìn như vậy, chúng ta mới thấy rằng thảm họa Formosa không chỉ tàn phá môi trường biển 4 tỉnh miền Trung, mà còn đẩy đưa hàng chục ngàn ngư dân miền Trung phải rơi vào vòng lao lý nơi xứ người kể cả hy sinh mạng sống.

Cuộc sống của những con người khốn khổ lặn lội giữa sóng gió để kiếm miếng ăn này gần như đơn độc giữa biển khơi đang là một vấn nạn chung cho đất nước vốn được mệnh danh là rừng vàng biển bạc. Cuối cùng, họ tự biến mình thành những tên tội phạm bị săn lùng và khinh miệt, mà nguyên nhân ban đầu không phải lỗi của họ.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.

Sau Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ trong hàng "tứ trụ" đã "xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.” Ảnh: Nhac Nguyên/ AFP

Còn ai liêm khiết?

Hiện trạng chính trị tại Việt Nam là sự thối rữa từ các cấp. Lũng đoạn và thao túng chính trị luôn hiện diện, bất chấp pháp luật. Các thế lực ngầm tồn tại như loạn Sứ quân. Họ hùng cứ một cõi, cho đàn em tung hoành và quấy nhiễu!

Thông tin bị nhiễu loạn. Đấu đá nội bộ nhằm tranh giành ảnh hưởng trong bộ máy cầm quyền nên mới có chuyện các lãnh đạo chủ chốt trước khi bị trảm nhưng thông tin đã rò rỉ, ngập tràn mạng xã hội, từ trong và ngoài nước.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.