À Ơi Cánh Cò

Ảnh minh họa
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Năm giờ sáng ngày 30/9/2023, mẹ tôi đã khép mắt. Cánh cò đã lặng lẽ bay về quê hương như ước mơ muôn đời của mẹ.
Từ nay, con phố Bolsa không còn bóng mẹ áo nâu – nón lá nữa mẹ ơi! Con ngồi đây nhớ thương da diết cánh cò của mình.

Bay đi từ cánh đồng nào thân cò của mẹ
Chắt chiu hạt gạo đồng tiền
Mười đứa con nhân lên mười lần thương khó
Một trăm ngã nhọc nhằn vạn nẻo đắng cay

Ai vẽ nỗi cô đơn đầy lòng chỉ bàn tay
Trên cánh đồng cuộc đời thân con cò con vạc

Mẹ gánh gồng con dọc đường ly loạn
Trên đôi chân khẳng khiu ngỡ có chiếc giầy thần
Con được ngủ bao lần bờ vai ấm bâng khuâng
Mà thương quá mùi mồ hôi thương câu hò đứt ruột

“À ơi… Chiều chiều con quạ lợp nhà
Con cu chẻ lạt con gà đưa tranh”

Mẹ ru tuổi thơ con hồng cùng những giấc mộng xanh
Xanh cả những đêm đầy trời lửa đạn
Bóng mẹ lẻ loi giữa hầm bao cát
Tràng hạt mẹ lần còn lóng lánh trong giấc mơ

Có ai nhặt được ước mơ mẹ đánh rớt tự ngàn xưa
Cái thuở cô gái làng Mai Sơn môi hồng má thắm
Ngày bước theo chồng
rưng rưng cánh đồng ngẩn ngơ hoa nắng
Cô Tấm đi rồi giếng lạnh trăng côi

Có ai thấu được nỗi mênh mông của đất trời
Để tôi vẽ cho tròn chân dung mẹ
Giữa đêm Tây càn chiếc thuyền con lặng lẽ
mẹ vượt cạn một mình gốc cây gạo hoa rơi

Giữa quê hương ngày khói lửa tơi bời
Mẹ đứng chắn giữa chiến tranh và những điều không thể
Mẹ cho con cuộc đời sao ngọt ngào đến thế
Ngọt như bát canh cần mẹ nấu những ngày mưa

Mẹ là hoa mướp vàng là tiếng gà ban trưa
Mẹ là bếp lửa khi ngoài trời trở rét
Mẹ là bà tiên nhiệm mầu cổ tích
Là trái thị thơm nơi vại gạo sau hè

Ai mang trái thị đi nửa vòng trái đất
Vẫn dịu dàng hai vạt áo đơn sơ

Con muôn đời vẫn là con – trẻ thơ
Vẫn cần thiết vô cùng bàn tay mẹ
Vẫn thương lắm đôi bàn chân nứt nẻ
Thương câu hò hiu quạnh những đêm xưa

“Cái cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về”

Tôi thương đất nước tôi
thương những son sắt hẹn thề
Thương cả những khổ đau và yêu mẹ
Yêu cánh cò ru tôi khôn lớn
Nỉ non một đời biển rộng sông sâu

Bóng mẹ khuất rồi tuổi thơ tôi về đâu
Chỉ tiếng à ơi còn ở lại
Để máu tim con còn thắm mãi
Để những vần thơ vương vấn mãi câu hò.

Hương Giang

 

Ảnh minh họa: Orhan Badur/ Pexels

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.