Ai là Bạn Thân, ai chỉ là Đối Tác?

Nguyễn Chí Vịnh, Thứ Trưởng Quốc Phòng Việt Nam công bố sách trắng quốc phòng 2019 hôm 25/11/2019. Ảnh chụp màn hình Lao Động.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Qua công hàm CML/42/2020 ngày 17 tháng Tư, 2020 gởi tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc một lần nữa khẳng định chủ quyền trên toàn bộ Biển Đông. Lần này Bắc Kinh tấn công bạo hơn, đó là cáo buộc Việt Nam chiếm đóng bất hợp pháp các đảo của họ và yêu cầu Việt Nam phải rút quân lính đi. Trong khi đó hai tàu chiến thuộc Bộ Tư Lệnh Ấn Độ – Thái Bình Dương của Mỹ đã được khai triển hoạt động ở vùng biển này, nơi có sự hiện diện của tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 cùng đoàn hải cảnh Trung Quốc, tàu cảnh sát biển của Việt Nam, gần một giàn khoan dầu của Malaysia.

Bức tranh tổng quát ấy cho thấy tình hình có lúc trở nên căng thẳng và có thể đưa đến một cuộc đối đầu giữa các nước trong khu vực đang lên tiếng bảo vệ chủ quyền của mình. Dù cho, như từ trước đến nay, hoạt động của chiến hạm Mỹ chỉ nhấn mạnh đến “quyền lưu thông hàng hải” của mọi quốc gia.

Phản ứng trước tình hình này, dư luận chú ý đến lời tuyên bố của Thứ Trưởng Quốc Phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh đưa ra ngày 26 tháng Tư, 2020. Phát biểu của Tướng Vịnh vào lúc này, cho thấy là phần nào phản ảnh cách suy nghĩ của giới lãnh đạo cao cấp – ít ra là trong hàng ngũ quân đội, được coi có tầm ảnh hưởng đến chiến lược quốc phòng.

Tướng Nguyễn Chí Vịnh đã phát biểu trên kênh truyền thông quân đội như sau: “Trong thách thức an ninh phi truyền thống, trong quan hệ đối ngoại và quan hệ quốc tế, những lúc như thế này chúng ta sẽ biết ai là bạn, ai là bạn thân thiết, ai là người mà chỉ là đối tác. Những lúc như thế này mới thấy rằng khi đất nước mình gặp khó khăn, thì những ai sẽ đến với chúng ta…

Đây là lời phát biểu được coi là chính thức của một tướng lãnh cao cấp thuộc Quân Ủy Trung Uơng cơ quan quyền lực đứng đầu bộ máy quân đội. Tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng là nhân vật quân sự đặc trách đối ngoại về vấn đề tranh chấp Biển Đông. Vì thế qua các kỳ họp “Đối thoại Shangri-La” ở Singapore trước đây, những tuyên bố của ông Vịnh cũng được dư luận thế giới đánh giá là lập trường chính thức của Hà Nội.

Lần này, trong khi tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 và một số tàu hải cảnh Trung Quốc quấy phá trong vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia sau khi xâm phạm vùng biển chủ quyền của Việt Nam, câu nói của ông Vịnh “những lúc này ta mới biết ai là bạn, ai là bạn thân thiết, ai đến với chúng ta trong lúc khó khăn, ai chỉ là đối tác” cho thấy sự ê chề của Hà Nội về đàn anh Trung Quốc.

Với trận chiến công hàm qua lại hiện nay, ít nhất qua những gì tướng Vịnh phát biểu dù không chỉ đích danh, người ta có thể thấy là CSVN đang coi Hoa Kỳ là bạn “thân thiết.” Còn chỗ dựa Trung Quốc lâu nay, giờ đây chỉ còn là đối tác khi cần, và cũng không hẳn là “đối tác tốt” như đã từng được ca ngợi. Tuy do áp lực nhiều mặt của Trung Quốc, hành động xích lại gần Hoa Kỳ hơn không được Bộ Chính Trị ưa chuộng, nhất là thành phần uỷ viên gắn bó quyền lợi chính trị và kinh tế với Bắc Kinh.

Điều này có thể rút ra 2 yếu tố:

Thứ nhất, tàu Trung Quốc quậy phá Biển Đông lần này cho thấy đã thực sự gây bực mình và lo ngại cho Hà Nội hơn bao giờ hết. Vì thế, kín đáo tỏ thái độ, đánh tiếng muốn xích lại gần Mỹ bằng lời nói cũng là điều dễ hiểu. Trong điều kiện nội bộ, đảng CSVN đang trong thời gian ráo riết chuẩn bị cho đại hội đảng lần thứ 13 vào đầu năm 2021, dĩ nhiên không thích thú khi Bắc Kinh dùng tranh chấp chủ quyền Biển Đông để tác động vào vấn đề chọn lựa nhân sự của Việt Nam. Can thiệp nội bộ Việt Nam khi cần, đó là chính sách nhất quán của Bắc Kinh, nhất là sau khi lãnh đạo Hà Nội chịu quy phục vào năm 1990.

Trong cái thế chênh vênh của phương cách ngoại giao đu dây giữa Mỹ và Trung Quốc, Việt Nam càng ngày càng chịu nhiều sức ép từ Trung Quốc để cuối cùng phải lựa chọn một thái độ, hay nói khác đi chọn một chỗ dựa khác là Hoa Kỳ, nhưng đồng thời cố gắng không làm Bắc Kinh tức giận.

Thứ hai, với tình thế cân bằng mới mẻ ấy, Trung Quốc chắc chắn sẽ tiếp tục có những hành động gián tiếp thách thức Hoa Kỳ để coi Hoa Kỳ có dám nhảy vào cứu Việt Nam hay không, khi xảy ra những vụ đụng độ tương lai. Đúng như Tướng Vịnh phát biểu rằng tình hình (Biển Đông) đang có những thách thức, dù chưa có nguy cơ bùng nổ. Nhưng đồng thời ông ta cũng cho rằng cần phải có những dự báo sớm để hạ quyết tâm sớm.

Như thế Nguyễn Chí Vịnh cũng muốn gián tiếp cho quân đội biết rằng tình hình hiện nay có thể dẫn đến xung đột, nhưng ông ta không nói lúc nào và ai xung đột với ai. Hạ quyết tâm sớm theo Tướng Vịnh, tức phải chuẩn bị trong tinh thần sẵn sàng cho một cuộc chiến nay mai. Phát biểu của Tướng Vịnh đã gián tiếp khai phá sản chính sách “ba không” của mình, lâu nay được coi như xương sống của chiến lược quốc phòng Việt Nam.

Chiến tranh dù là xảy ra cục diện hay toàn diện trên Biển Đông là điều mà các quốc gia không mong muốn và cố tránh, kể cả Trung Quốc là nước hung hăng nhất. Bởi lẽ Trung Quốc tự biết hiện nay chỉ có ưu thế doạ nạt láng giềng và thiếu khả năng tấn công cũng như phòng ngự đối với các đơn vị hải quân Mỹ trên Thái Bình Dương. Nhưng nếu đặt giả thiết rằng cuộc hải chiến ngắn hạn diễn ra trên Biển Đông, Việt Nam khó có đồng minh đúng nghĩa với Mỹ và các nước láng giềng để cùng nhau chống lại một cách thành công sự hung hăng của Trung Quốc. Một liên minh quân sự giữa Việt Nam và các quốc gia nhỏ vùng Đông Nam Á không có giá trị thực tế vì quyền lợi mỗi nước mỗi khác nên dễ dàng bị Bắc Kinh bẻ gãy.

Đối với tình thế của Việt Nam hiện nay, hướng đi chọn Mỹ làm đồng minh chỉ là chiến thuật màu mè với Trung Quốc và ổn định nội bộ. Vì Hà Nội cũng thừa biết Mỹ khó chọn Việt Nam nếu xung đột xảy ra, do năm bầu cử tổng thống Mỹ đang diễn ra gay go trong tình hình dịch bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Mỹ sẽ không dại gì bảo vệ một tiểu quốc tương đồng lý tưởng chính trị với Trung Quốc và thể chế cai trị hoàn toàn đi ngược giá trị dân chủ Tây phương.

Nhưng nếu chỉ căn cứ vào những gì Tướng Vịnh nói với quân đội, phải chăng lần này CSVN đang trong tư thế chuẩn bị đối đầu, hơn là dùng các biện pháp pháp lý vì sẽ không đi đến đâu. Điều này nghe cũng hoàn toàn mâu thuẫn, vì đã không dám kiện trước toà án thì làm sao dám đối đầu trên chiến trường?

Phạm Nhật Bình

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tô Lâm, tổng bí thư kiêm chủ tịch nước Việt Nam. (Hình: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images)

Tô Lâm yêu cầu ‘đổi mới,’ thật không?

Mới tháng trước, ngay sau khi ngồi vào chiếc ghế tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam mà ông Nguyễn Phú Trọng để lại, ông Tô Lâm đã yêu cầu “cải cách thể chế nhằm đưa đất nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh…” Bài mới của ông Tô Lâm được coi là một “tín hiệu” về cải cách chính trị mà Việt Nam sẽ thực hiện (???)

Quan khách niệm hương trước linh vị các Anh Hùng Đông Tiến trong buổi Lễ Tưởng niệm các Anh Hùng Đông Tiến do Cơ sở Việt Tân tại Pháp tổ chức hôm 15/09/2024 tại Paris, Pháp Quốc

Ngọn Lửa Đông Tiến Còn Thắp Sáng

Paris chưa vào thu, nhưng sáng nay lại se sắt cái rét ngọt của giao mùa. Trong căn phòng họp nhỏ của ngôi giáo đường, quan khách đã vào chỗ ngồi. Có khoảng một trăm người, nào là những cụ già tóc bạc phơ, tay mang gậy chống, nào là những khuôn mặt quen thuộc của những thân hữu đã đồng hành cùng Cơ sở Việt Tân Pháp trong suốt bốn thập niên qua.

Vị trí ba nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc gần biên giới Việt Nam. Nguồn: Hội Nhà văn Việt Nam

Không xây dựng nhà máy điện hạt nhân mà vẫn phải đối mặt với thảm họa điện hạt nhân

Không xây dựng nhà máy điện hạt nhân nhưng Việt Nam vẫn phải đối mặt với thảm hoạ điện hạt nhân. Thật nguy hiểm khi các nhà máy điện hạt nhân công suất lớn của Trung Quốc lại nằm sát biên giới Bắc Việt Nam, thuộc khu vực dân cư đông đúc nhất Việt Nam, và chỉ cách thủ đô Hà Nội chừng 300 km.

Việt Nam không thể không có bước chuẩn bị để cảnh báo phóng xa và đối phó với các trường hợp xấu.

'Kỳ tích' làng Nủ

‘Kỳ tích’ làng Nủ

Những ngày qua, tôi nghe nhiều đến từ “kỳ tích ở làng Nủ.” Ban đầu là 8 người trở về, sau đó là 3 người, và hôm nay là 18 người. Chúng ta hãy thử xem cái gì là kỳ tích ở đây nhé.