căng thẳng Biển Đông

Tàu Trung Quốc, được tin là do dân quân biển Trung Quốc điều khiển, tại Đá Ba Đầu, Biển Đông, ngày 27/3/2021. Ảnh do Lực lượng tuần duyên Philippines cung cấp. Philippine Coast Guard/ National Task Force-West Philippine Sea/Handout via REUTERS

Trung Quốc điều tàu dân quân tới Đá Ba Đầu, Việt Nam lên tiếng

Đài CNN hôm 13/5 dẫn lời các chuyên gia cho rằng Trung Quốc đã thành lập một ‘lực lượng hải quân’ gồm hàng trăm tàu với hàng ngàn dân quân nằm dưới quyền kiểm soát của Bắc Kinh.

Trung Quốc không thừa nhận sự hiện diện của “lực lượng hải quân” này khi được chất vấn, nhưng các chuyên gia nói lực lượng dân quân biển là một phần không tách rời của các nỗ lực của Bắc Kinh nhằm khẳng định các tuyên bố chủ quyền của họ trên Biển Đông và xa hơn nữa.

Động cơ thật sự khiến Trung Quốc đòi chủ quyền trên Biển Đông nằm sâu dưới đáy biển

Vào tháng Ba năm nay, hơn 200 tàu dân quân biển của Trung Quốc đã tập trung tại bãi Đá Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa. Sự hiện diện của các tàu dân quân này là một lời nhắc nhở đáng lo ngại về ý định tuyên bố chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc trên hầu hết vùng Biển Đông trong “đường chín đoạn.”

Trung Quốc âm thầm tiếp tục củng cố một sự có mặt tại một địa điểm mới và gây tranh cãi ở Biển Đông. Hành động này có nguy cơ gây ra xung đột. Ít nhất một chuyên gia người Mỹ đã cảnh báo về nguy cơ chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Bây giờ ông Rodrigo Duterte, Tổng Thống Philippines, đã nhận ra rằng Trung Quốc không phải là một người bạn… Ảnh: How Hwee Young/AFP

Philippines và Việt Nam: Hai lựa chọn ứng xử với Trung Quốc

Những hành động hung hăng của chính quyền Bắc Kinh trên Biển Đông đang làm cho giới lãnh đạo Philippines nhận ra Trung Quốc không phải là một người bạn; trong khi giới lãnh đạo Việt Nam sau đại hội đảng Cộng Sản thứ 13 hồi đầu năm đang càng tỏ ra thân thiện với Trung Quốc.

Lựa chọn trái ngược nhau của hai nước trong ứng xử với Trung Quốc có làm cho Việt Nam mất đi một cơ hội dân chủ hóa?

Bang giao Trung – Việt: Những màn nói dối hào nhoáng

Ngày 26 tháng Tư, 2021, tiếp Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa tại Phủ Chủ Tịch ở Hà Nội, Chủ Tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc đã nói quân đội hai nước cần tiếp tục tăng cường xây dựng vững chắc “lòng tin chiến lược,” phối hợp đưa hợp tác quốc phòng tiếp tục thành trụ cột trong quan hệ giữa Việt – Trung.

Giữa lúc căng thẳng đang dâng cao ngoài Biển Đông mà lại nói về “lòng tin chiến lược” giữa Trung Quốc và Việt Nam, nếu đó không phải là những lời nói dối hào nhoáng thì là gì?

Tàu hải cảnh Trung Quốc tuần tra tại vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia ở phía bắc đảo Natuna, Indonesia hôm 11/1/2020. Ảnh: Reuters

Kiến nghị Quốc Hội Việt Nam hành động phản đối Luật Hải Cảnh của Trung Quốc

Những người đồng ký tên kiến nghị yêu cầu Quốc Hội Việt Nam “hành động và ban hành”: Thứ nhất là nghị quyết chính thức phản đối và bác bỏ giá trị pháp lý của Luật Hải Cảnh của Trung Quốc, khẳng định chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các đảo Hoàng Sa, Trường Sa, các vùng biển, vùng trời của Việt Nam; thứ nhì là ban hành nghị quyết về việc khởi kiện Trung Quốc ra cơ quan tài phán quốc tế; và cuối cùng là ban hành nghị quyết kêu gọi các quốc gia thành viên Công Ứớc Liên Hiệp Quốc về Luật Biển đặc biệt lưu ý về khả năng đổ vỡ trật tự pháp lý tại Biển Đông.

Đảng Việt Tân phản đối Luật Hải Cảnh của Trung Quốc

Luật Hải Cảnh cho thấy rõ ý đồ của Bắc Kinh là sẵn sàng nổ súng và tấn công vào tàu bè và con người bất chấp luật pháp quốc tế. Hậu quả trực tiếp của Luật này là cuộc sống và sinh mệnh của ngư dân Việt Nam bị đe dọa. Đảng CSVN có một phần trách nhiệm vì quá nhu nhược nên Trung Quốc mỗi ngày một lộng hành trên các vùng biển của Việt Nam.

Biển Đông. Ảnh: VOA

Nhật Bản điều ba tàu đến Biển Đông tập trận chống tàu ngầm

Lực Lượng Tự Vệ Hàng Hải của Nhật Bản đã tiến hành các cuộc tập trận chống tàu ngầm ở Biển Đông vào ngày 9 tháng Mười, điều ba tàu bao gồm một tàu sân bay trực thăng và một tàu ngầm, theo Bộ Quốc Phòng Nhật Bản.

Mục đích của cuộc tập trận là “để tăng cường khả năng chiến thuật của các tàu,” bộ nói trong một thông cáo mà không cho biết thêm chi tiết về vị trí địa lý của cuộc tập trận.

Ba tàu sẽ dừng tại Vịnh Cam Ranh của Việt Nam vào cuối tuần để tiếp nhiên liệu, thông cáo cho biết.

Các diễn giả buổi Hội Thảo “Căng thẳng trên Biển Đông: Nguy cơ trong vùng và hiểm họa toàn cầu” do Việt Tân tổ chức hôm 5/10/2020, từ trái: Ông Đỗ Hoàng Điềm, Giáo Sư Nakano Ari, Giáo Sư Tường Vũ và Dân Biểu Hayes.

Tường trình buổi Hội Thảo “Căng Thẳng Trên Biển Đông: Nguy Cơ Trong Vùng và Hiểm Họa Toàn Cầu”

Buổi Hội Thảo được tổ chức nhằm soi sáng thêm về những nguyên nhân đưa đến tình trạng căng thẳng tại Biển Đông, sự căng thẳng này sẽ mang đến hiểm họa gì cho các quốc gia trong vùng và thế giới; và Hoa Kỳ, Nhật, Úc, Việt Nam và thế giới cần có những biện pháp gì để ngăn chặn sự bành trướng, hung hãn của Trung Quốc trong thời gian tới.

Hội thảo “Căng thẳng trên Biển Đông: Nguy cơ trong vùng và hiểm họa toàn cầu”

Buổi hội thảo “Căng thẳng trên Biển Đông: Nguy cơ trong vùng và hiểm họa toàn cầu” do Việt Tân tổ chức và điều hợp với sự tham dự của:

Dân Biểu Chris Hayes, một thành viên của Quốc Hội Úc, Trưởng Ban Đối Lập và là Phó Chủ Tịch Tiểu Ban Nhân Quyền; Giáo Sư Tường Vũ, Trưởng Khoa Khoa học Chính Trị tại Đại Học Oregon; Ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ Tịch Đảng Việt Tân; và Giáo Sư Nakano Ari về Quan Hệ Quốc Tế tại Đại Học Daito Bunka, Nhật Bản.

Trong một cuộc tập trận hôm 26/8/2020, Trung Quốc phóng một hỏa tiễn chống hạm DF-26 (trong hình) từ Qinghai (tỉnh Thanh Hải, Tây Bắc Trung Quốc) vào Biển Đông, theo một nguồn tin thân cận quân đội Trung Quốc. Ảnh: SCMP/ Reuters

Trung Quốc muốn gì qua việc phóng 4 hoả tiễn vào Biển Đông?

Thái độ hung hăng của Bắc Kinh không chỉ mang tính khiêu khích đối với Hoa Kỳ mà còn đưa ra một thông điệp rằng Trung Quốc sẵn sàng nhả đạn nếu Hoa Kỳ muốn. Hay nói cách khác như Hoàn Cầu Thời Báo huênh hoang: “Trung Quốc không sợ động binh đao!”

Tại sao ngay trong thời gian này, Trung Quốc lại cho thế giới thấy sự cố tình leo thang các hành động quân sự của mình trên Biển Đông?

Hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan thuộc lực lượng hải quân Hoa Kỳ.

Ý nghĩa về sự hiện diện 3 hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ tại Biển Đông

Sau khi chính thức lên tiếng ủng hộ lập trường và chủ trương bảo vệ chủ quyền lãnh hải của Việt Nam, Malaysia, Philippines và Indonesia bằng công hàm (gởi Tổng Thư Ký LHQ hôm 1/6/2020) bác bỏ đường lưỡi bò, Hoa Kỳ bắt đầu hành động. Nói cách khác, Hoa Kỳ khai triển cùng một lúc 3 hàng không mẫu hạm trên Thái Bình Dương, nhằm đưa ra một thông điệp răn đe rõ ràng nhất cho Bắc Kinh nếu tiếp tục phiêu lưu quân sự.

Bản đồ Biển Đông có đường 9 đoạn do Trung Quốc tự vẽ ra. Ảnh: AFP

Công hàm của Hoa Kỳ và thế trận biển Đông

Với việc đưa ra quan điểm vào thời điểm này, Hoa Kỳ dường như gửi đi một thông điệp quan trọng đó là Hoa Kỳ ủng hộ và sát cánh cùng các quốc gia ASEAN để chống lại các yêu sách quá đáng của Trung Quốc, các yêu sách này đi ngược lại luật biển quốc tế, bao gồm cả UNCLOS và Phán quyết năm 2016.