Ai sẽ giám sát những người giám sát?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trước đêm giao thừa cuối năm 2015, nhà báo Phạm Đoan Trang viết một bức tâm thư và giới truyền thông tự do hỗ trợ lan tỏa bức thư đó. Số là, lực lượng chức năng tung lên mạng clip quan hệ nam nữ của Đoan Trang nhằm hạ nhục cô và khiến cô ngừng tranh đấu. Clip này được lực lượng chức năng tìm thấy trong laptop của cô khi họ tịch thu thiết bị nữ nhà báo.

Hành động dùng bí mật đời tư cá nhân được hiểu như một chuyện dòm qua lỗ khóa, chuyện mà những cảnh sát ở các nước văn minh không ai thèm làm. Nhà báo Phạm Đoan Trang là một tên tuổi lớn trong giới chính trị nên dễ hiểu khi cô bị lực lượng chức năng tung clip sex lên Internet. Tiếc là, đọc được bức thư và hiểu ra câu chuyện, mọi người lại càng yêu quý Đoan Trang thêm. Không những cô không bị suy sụp mà lại càng đấu tranh hăng hái hơn, mà gần nhất là tác phẩm Chính Trị Bình Dân được nhiều người yêu thích. Lực lượng chức năng gặp cảnh gậy ông đập lưng ông. Đồng thời, hành động của họ còn làm nảy sinh thêm câu hỏi hoài nghi trong dân chúng đối với họ: Ai sẽ giám sát những người giám sát?

Ở Việt Nam, bạn có thể đang bị nghe lén mọi cuộc gọi điện thoại đến và đi. Lực lượng chức năng đang làm chuyện theo dõi sóng viễn thông. Bộ Công an nghe những cuộc gọi trong nước, còn những cuộc gọi từ nước ngoài về Việt Nam thì do Bộ Quốc phòng theo dõi. Hầu hết tất cả những người có thâm niên trong ngành đều biết chuyện này. Nằm trong hệ thống đi theo dõi và rình rập người khác, nhưng bản thân họ cũng không thích bị nghe lén như vậy. Chính vì thế, công an và bộ đội Việt Nam rủ nhau mua Iphone Mỹ, gọi cho nhau hay gọi cho vợ con thì bằng Facetime để được Apple bảo đảm bí mật. Khi nhắn tin thì những người này cũng tắt sóng viễn thông nội địa của VN đi để nhắn tin bằng I-message, cũng của Iphone, qua Wifi. Tóm lại là, những nội dung kín thì họ cũng không còn tin tưởng bộ máy giám sát nữa.

Đến người của chế độ còn ghét chuyện bị theo dõi, thì đương nhiên, dân thường lại càng không.

Luật an ninh mạng mà nhà cầm quyền Việt Nam ban hành, thông qua quốc hội – bộ máy rửa luật của họ, đã được hợp thức hóa và thông qua. Tuy nhiên người ta không thể tìm thấy tính nhân văn hay tinh thần pháp luật trong luật này. Thể hiện ở chỗ, luật nhắm đến dân chúng nhưng lại không có điều luật nào đối với những người giám sát. Khi không được giám sát thì kể cả những người giám sát cũng dễ dàng bị tha hóa. Sự tha hóa ấy có khi còn xảy ra nhanh hơn và tệ hại hơn ở Việt Nam, khi những người giám sát không được chuẩn bị một nền tảng đạo đức hay một hệ quy chiếu đạo đức nào. Câu chuyện xảy ra đối với nhà báo Đoan Trang là một ví dụ điển hình cho thấy, những người giám sát ở Việt Nam chưa phải là người văn minh và không có việc gì là họ không dám làm.

Do xuất hiện một lỗ hổng lớn như vậy, Bộ luật an ninh mạng đã là một sự thất bại đối với học thuật Việt Nam nói chung và luật học nói riêng, thất bại ngay từ trên giấy. Bộ luật cần đáng lẽ ra phải hiệu đính sao cho chính những người giám sát cũng cần phải bị ràng buộc trước khi đệ trình, có như vậy mới gọi là công bằng – dân chủ và văn minh. Tuy nhiên mọi sự đã hơi muộn, khi ông Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã đặt bút ký tên vào nó quá vội vàng.

Nguồn: Bauxite Việt Nam

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đại diện Lưỡng viện Quốc Hội Hawaii (phải) trao Nghị quyết Cờ Vàng cho Đại diện Cộng đồng (giữa)

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 29/4 – 5/5/2024

Nội dung:

– Thông báo về các sự kiện đặc biệt tại Geneva, Thụy Sĩ nhân dịp Vietnam UPR 2024;
– Cựu TNLT Châu Văn Khảm gặp mặt thân hữu tại Houston;
– San Jose treo cờ tưởng niệm Quốc hận 30/4/1975;
– Lưỡng viện Quốc hội Hawaii và thành phố Honolulu ra Nghị quyết Vinh danh Cờ Vàng và Lễ Tưởng niệm Quốc hận 30/4 tại Hawaii;
– Cộng đồng tại Houston, TX tưởng niệm 30 tháng Tư;
– Hình ảnh các cuộc biểu tình Ngày Quốc hận 30/4 tại Vương Quốc Bỉ, Đức, Úc Châu;
– Mời theo dõi các cuộc hội luận.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”