Bắc California biểu tình chống phái đoàn Bộ Tài Chánh CSVN kêu gọi đầu tư tại San Francisco

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trụ sở của Hội Đồng Thế Giới Sự Vụ (World Affairs Council) nơi được gọi là điểm giao tiếp của những hội nghị trao đổi các dịch vụ chính trị và kinh thương của nhiều quốc gia tại Cựu Kim Sơn, chiều thứ sáu 24 tháng 6 năm 2005 đã bị bao vây bởi đòan người biểu tình đến từ cộng đồng người Việt tỵ nạn thuộc nhiều thành phố miền bắc California.

Phái dòan của bộ tài chính nhà nước CSVN gồm 4 viên chức cao cấp bộ tài chính (Ministry of Finance ), phòng thương mãi và kỹ nghệ Việt nam (VCCI) và 33 chủ nhân giám đốc các cơ sở công kỹ nghệ quốc doanh, đủ lọai nằm trong phái bộ 204 người tháp tùng PVK đi công du Hoa Kỳ từ tuần qua, do viên thứ trưởng bộ tài chính Lê Thị Băng Tâm cầm đầu.

Nhiều phái đòan nhỏ cùng đi với tùy tùng PVK đã xé lẻ từng nơi và kín đáo giao tiếp với giới doanh nghiệp từ phía Đông, phía Tây và Trung bộ nước Mỹ trong nhiều ngày qua. Tại Bắc Cali, các nhóm nhỏ này đều có cán bộ cấp cao của nhà nước CSVN cầm đầu và nhắm đến các cứ điểm đầu tư tại San Francisco, San Jose-Silicon Valley và vùng Santa Cruz- Monterey.

Từ 2 giờ chiều, đoàn biểu tình đến từ nhiều thành phố, Monterey, San Jose, Sacramento, Stockton, Hayward, Union City, Oakland, Contra Costa, Pleasanton, sau khi chỉ được thông báo vội vã bằng điện thư, điện thoại chiều hôm trước và thâu đêm về sáng trên các chương trình phát thanh Việt ngữ 1110, 1120, 1430, 1500,.. tại địa phương. Ủy Ban Bắc California chống PVK và tuỳ tùng, Tổ chức VPAC, Cộng Đồng Việt Nam Bắc Cali, Ủy Ban Phối Hợp Công Tác Đấu Tranh bắc Cali, Cộng Đồng Người Việt Bắc Cali, cùng các cơ quan truyền thông như Cali Today, Tiếng Dân, Đài Việt Nam AM (1500/1430), Quê Hương (1120), Tiếng Nước Tôi TNT (1110), đã vận dụng tối đa khả năng để vận động một cuộc biểu tình với chỉ 24 giờ đồng hồ liên lạc và tiến hành.

Thành phần tham dự buổi biểu tình đột xuất chiều thứ sáu 24/6/2005 tại số 312 đường Sutter, được ghi nhận có đại diện các cơ quan truyền thông trong vùng ( Huỳnh Lương Thiện Thằng Mõ SF), Vi Khanh, Diễm Hương (TNT Networks), Nguyễn Thiếu Nhẫn (Tiếng Dân), Phạm Lễ (Cali Today), Hoa Thuỳ Dương (Thông tấn VNN)..

Đại diện các đảng phái gồm có Nguyễn Hỗng Dũng, Nguyễn Minh, Phan Nghĩa (Việt Nam Quốc Dân Đảng), Hồ văn Khởi (Đại Việt Quốc Dân Đảng), Nguyễn Đòan, Lê Phong, Phan Tám, Trương Vinh, Phan Hà (Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng ). Đại diện nhân sĩ đấu tranh gồm có Ông Nguyễn Phú, LS Hòang Cơ Long, Ông Phạm Thư Đăng, Cụ Võ Tự Đản, Ông Trẫn Trung Chính, Hòang Uông Lễ, Ông Võ Đại, Ông Nguyễn Qúy Nhượng, Ông Trần Thành, Ông Mai Vinh.

Đại diện cộng đồng và đòan thể gồm có Ông Hòang Thế Dân, Hồ Văn Khởi, Phạm Quốc Hùng (Cộng Đồng Người Việt Bắc Cali), Ông Võ Bình, Trần Vinh (Tổ chức VPAC), Ông Hòang Thưởng (UB Bảo Vệ CNQG, Bắc Cali), Ông Nguyễn Tái Đàm (Cộng Đồng Việt Nam Bắc Cali), và một số đông giới trẻ, cũng như anh chị cựu quân nhân QLVNCH. Cuộc biểu tình chấm dứt hồi 6 giờ chiều.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.

Sau Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ trong hàng "tứ trụ" đã "xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.” Ảnh: Nhac Nguyên/ AFP

Còn ai liêm khiết?

Hiện trạng chính trị tại Việt Nam là sự thối rữa từ các cấp. Lũng đoạn và thao túng chính trị luôn hiện diện, bất chấp pháp luật. Các thế lực ngầm tồn tại như loạn Sứ quân. Họ hùng cứ một cõi, cho đàn em tung hoành và quấy nhiễu!

Thông tin bị nhiễu loạn. Đấu đá nội bộ nhằm tranh giành ảnh hưởng trong bộ máy cầm quyền nên mới có chuyện các lãnh đạo chủ chốt trước khi bị trảm nhưng thông tin đã rò rỉ, ngập tràn mạng xã hội, từ trong và ngoài nước.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.