“Bản Kiến Nghị Ngỏ” Về Việc Trung Quốc Thành Lập Thành Phố Tam Sa

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BẢN KIẾN NGHỊ NGỎ

Kính gửi:

- Các đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam.
- Các thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Các thành viên Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam.

Kính thưa các Cụ và các Quí vị,

Thế là đã hơn ba tháng kể từ ngày 02 tháng 12 năm 2007 khi Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa (Chính phủ của Trung Quốc) ký quyết định thành lập thành phố cấp huyện Tam sa, trong đó lại bao gồm cả hai quần đảo máu thịt của Tổ Quốc Việt Nam chúng ta là Hoàng Sa và Trường Sa. Hành động ngang ngược này của Trung Quốc rõ ràng đã coi khinh tình hữu nghị mà Việt nam chúng ta đã nỗ lực khôi phục và vun đắp trở lại trong suốt hơn một thập kỷ qua. Sự kiện này đã làm cho nhiều người Việt Nam chúng ta khi biết tin hết sức bức xúc, phẫn nộ và đau xót. Không kể gái trai, già trẻ, địa vị, chính kiến đã có nhiều tiếng nói cá nhân, nhiều cuộc biểu tỏ tập thể công khai đã vang lên từ khắp nơi, trên mạng Internet, báo chí, trên đường phố, trong và ngoài nước, cùng tỏ rõ nỗi xót xa, đau thương, phẫn uất khi một phần da thịt của Tổ Quốc bị cướp mất. Các tiếng nói tuy có thâm trầm khác nhau, nhưng tất cả đều đã thể hiện sự phẫn nộ với sự bành trướng của nước láng giềng, sự đồng lòng quyết bảo vệ Non Sông, Tổ Quốc khi bị lâm nguy. Song, tất cả những tiếng nói đó mới chỉ thấy vang lên từ Nhân Dân đại chúng và một số đoàn thể nghề nghiệp, tổ chức có tính chất địa phương. Rất tiếc và rất khó hiểu, cho đến nay tất cả các vị lãnh đạo cao cấp và các cơ quan cao cấp nhất trong hệ thống lãnh đạo, quản lý đất nước từ Quốc hội, Chính phủ,…đều chưa bày tỏ thái độ một cách chính thức và rõ ràng đối với vấn đề Tổ Quốc đã bị Trung Quốc xâm lấn và tuyên bố thôn tính.

Ý đồ của Trung Quốc rắp tâm xâm lấn, thôn tính dần đảo, biển, tài nguyên thềm lục địa của Việt Nam chúng ta là điều đã rõ ràng và có hệ thống. Năm 1956 Trung Quốc đưa quân đội ra chiếm nhóm đảo phía đông quần đảo Hoàng Sa. Ngày 04/09/1958 Chính phủ Trung Quốc công bố quyết định nới rộng địa phận lãnh hải thêm 12 hải lý trong đó bao gồm cả Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Từ ngày 17 đến 19/01/1974 hải quân Trung Quốc đã tấn công chiếm giữ quần đảo Hoàng Sa, giết chết 58 binh sĩ Việt Nam. Tháng 04/1979 tàu hải quân Trung Quốc đánh đuổi tàu hải quân Việt Nam đang ở vùng biển Hoàng Sa. Tháng 10/1987 hải quân Trung Quốc tập trận lớn ở vùng đảo Trường Sa. Tháng 03/1988 quân đội Trung Quốc tấn công chiếm giữ 06 điểm trên quần đảo Trường Sa, giết chết 74 binh sĩ Việt Nam. Năm 1989 hải quân Trung Quốc chiếm thêm một số đảo thuộc Trường Sa. Ngày 25/02/1992 Trung Quốc công bố đạo luật về lãnh hải, xác định chủ quyền đối với toàn bộ Hoàng Sa, Trường Sa. Tháng 05/1992 Trung Quốc cho công ty Crestone thăm dò dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam, cạnh mỏ dầu Đại Hùng. Tháng 07/1992 hải quân Trung Quốc chiếm đóng thêm một số hòn đảo Trường Sa để hỗ trợ công ty Crestone. Năm 1993 một cuốn sách xuất bản tại Trung Quốc đã công bố chiến lược “ nhanh chóng…đánh đuổi quân chiếm đóng nước ngoài ra khỏi Nam Sa ( tức Trường Sa của Việt Nam chúng ta)”. Năm 1994 Trung Quốc giành chủ quyền tại mỏ dầu Thanh Long của Việt nam. Tháng 07/2006 Trung Quốc công bố “ bản đồ chuẩn” trên mạng để khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa. Tháng 04/2007 Trung Quốc cảnh báo Việt Nam hợp tác với hãng BP và Conoco Phillips xây dựng đường ống dẫn khí trên biển Vũng Tàu, sau đó BP tuyên bố ngừng dự án. Ngày 10/08/2007 báo Trung Quốc China Daily đưa tin Trung Quốc tổ chức du lịch tới Hoàng Sa. Từ 16-23/11/2007 hải quân Trung Quốc tập trận lớn tại Hoàng Sa.Và ngày 02/12/2007 Quốc vụ viện Trung Quốc đã công bố quyết định thành lập thành phố cấp huyện Tam sa bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Từ năm 2000 trở lại đây, hàng trăm ngư dân Việt Nam chúng ta đã bị phía Trung Quốc bắt giữ, cướp bóc và bắn chết trên hải phận xung quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Những nguy hiểm tính mạng vẫn đang rình rập ngư dân các vùng Thanh Hóa, Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hòa do phía Trung Quốc gây ra không thể kể xiết.

JPEG - 40.8 kb

Trong khi đó, phía đất nước Việt Nam chúng ta chỉ có Bộ Ngoại giao lên tiếng phản đối khi được báo giới và dư luận hỏi đến. Mọi cơ quan được thiết lập làm đại diện cho quyền lực, ý chí của toàn dân Việt Nam (như Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc ) đến nay vẫn im lặng!

Chúng tôi thấy, những câu phản đối của người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt nam vừa qua về vấn đề Trung Quốc xâm lấn Hoàng Sa, Trường sa là hoàn toàn không đủ và đã xúc phạm lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam khi gọi những cuộc biểu tình trong trật tự để phản đối Trung Quốc là “những cuộc tụ tập không được phép”. Đặc biệt cần nhấn mạnh những nhân viên an ninh Bộ Công an đã có những hành xử thô bạo, sách nhiễu cuộc sống của những người biểu tình ôn hòa xiển dương lòng yêu Tổ Quốc Việt nam là những hành vi trái pháp luật, làm tổn thương truyền thống đoàn kết quật cường chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

Những hành động ngày càng ngạo mạn của chính quyền Trung Quốc gần đây đối với Việt nam liệu có phải là hậu quả từ sự phản ứng quá nhún nhường của phía Việt Nam chúng ta? Việc ngăn cản nhân dân phản đối kẻ xâm lược lại càng làm cho dã tâm thôn tính của chính quyền bành trướng ngoại bang thêm táo tợn? Bất kỳ người Việt Nam yêu nước nào cũng đều đang đau đớn với những câu hỏi này!

Trong khi đó chỉ bằng hai cuộc biểu tình của giới trẻ Việt nam trước đại sứ quán và lãnh sự quán Trung Quốc vào ngày 09 và 16 tháng 12 năm 2007 đã làm cho giới lãnh đạo Trung Quốc phải xuống thang bằng việc tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) ngày 19/12/2007 phải đưa ra việc phủ nhận về ý định thành lập thành phố Tam Sa.

Chúng tôi hiểu rằng, trước ý đồ thôn tính có hệ thống của chính quyền bành trướng ngoại bang to lớn ngay bên cạnh, những người lãnh đạo yêu nước sẽ phải thận trọng trong việc ứng phó và có thể không tránh được những trăn trở, bối rối, lo lắng. Nhưng kinh nghiệm của các bậc lãnh đạo tiền nhân đã cho thấy, dù quân xâm lược có hung bạo đến mấy, sức nước có non yếu đến bao nhiêu, những trăn trở, lo sợ của người lãnh đạo cũng sẽ được nhân dân che chở, giải tỏa nếu người lãnh đạo giãi bày, hòa lòng cùng dân chúng. Cách đây 724 năm, Hội nghị do vua Trần Nhân Tông triệu tập ở điện Diên Hồng để bàn bạc công khai với các bô lão dân gian đã giúp triều đình nhà Trần có được quyết sách cương quyết, khôn khéo để bảo vệ lãnh thổ trước sức mạnh vũ bão của vó ngựa giặc Nguyên-Mông. “ Ta đây, ngày thì quên ăn, đêm thì quên ngủ, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức rằng chưa được sả thịt lột da của quân giặc, dẫu thân này phơi ngoài nội cỏ, xác này gói trong da ngựa thì cũng đành lòng” ( trích Hịch Tướng sĩ của Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn). Chỉ cần thấy lại tâm tư này của giới lãnh đạo nhà Trần với quân dân nước Việt lúc đó, chúng ta có thể hiểu được tại sao đất nước nhỏ bé, cô đơn của Việt Nam chúng ta cách đây hơn 700 năm đã đánh bại ba cuộc xâm lược liên tiếp của một đế quốc to lớn đã từng tung hoành khắp Âu-Á. Lùi xa thêm 200 năm nữa, vào năm 1084 ngay sau cuộc chiến với quân Tống, trong một lá thư gửi cho vua nhà Tống để đòi lại đất, vua Lý Nhân Tông đã viết: “ Mặc dầu những đất ấy nhỏ bé nhưng vẫn khiến lòng tôi đau xót, luôn luôn nghĩ đến cả trong giấc mộng.” Tấm lòng thương nước của một vị vua đến như thế thì cũng không khó hiểu sau đó nước đại Tống phương Bắc đã phải trả lại đất cho nước Đại Việt vẫn còn vô cùng nhỏ bé của chúng ta khi đó.

Chúng tôi hiểu rằng, là người Việt Nam yêu nước và đặc biệt đang giữ trọng trách lãnh đạo đất nước, sẽ không thể thờ ơ và yên lòng khi ngoại bang có hành vi ngang ngược thôn tính giang sơn gấm vóc do tổ tiên để lại. Nhưng lòng yêu Tổ Quốc và thái độ trước quân xâm lược của những người lãnh đạo một đất nước đã có truyền thống quật cường không nên và không thể biểu tỏ bằng sự im lặng quá lâu. Đây là một sự im lặng vô cùng nguy hiểm. Nó sẽ khích động thêm lòng ham muốn của chính quyền bành trướng ngoại bang và gây bất mãn, phẫn nộ to lớn trong dân chúng.

Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam cho thấy sẽ không có một lực lượng đơn lẻ, một chính quyền tách rời dân chúng nào có thể một mình chống trả được ý đồ thôn tính từ phương Bắc.

Lịch sử dân tộc cũng cho thấy không một nhà lãnh đạo đất nước, một chính quyền nào có thể chối bỏ được trách nhiệm to lớn nhưng đầy vinh dự trong việc nâng niu, kêu gọi lòng yêu nước, tập hợp sức mạnh trí tuệ, vật chất từ quần chúng trước hành vi xâm lăng của ngoại bang.

JPEG - 163.9 kb

Công cuộc gìn giữ và bảo vệ non sông Tổ Quốc Việt Nam qua mấy ngàn năm luôn là một công việc trường kỳ, gian khó và phức tạp, nhưng để có giang sơn gấm vóc cho chúng ta như ngày hôm nay, các bậc tiền nhân lãnh đạo yêu nước đã luôn có chung một tấm lòng quảng đại gạt mọi sự khác biệt, hiềm khích riêng tư để cùng đồng lòng trên dưới như một, hòa lòng cùng với toàn dân để tạo thành khối sức mạnh to lớn đặng đưa Tổ Quốc vượt qua mọi thời khắc lâm nguy.

Thưa các Cụ, các Quí vị,

Việc nước không của riêng ai, nhưng nếu ai cũng chờ đợi người khác làm trước thì có lẽ đất nước đã không còn đến ngày hôm nay. Vô cùng xúc động và hưởng ứng những cá nhân, đoàn thể khác đã lên tiếng, góp ý về vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa, chúng tôi, những người ký tên dưới đây xin kêu gọi các Cụ, các Quí vị hãy đồng lòng với chúng tôi để góp thêm tiếng nói cho công cuộc bảo vệ giang sơn gấm vóc của tổ tiên để lại, bằng những kiến nghị khẩn thiết sau đây:

1. Yêu cầu Quốc hội – cơ quan đại diện lớn nhất của dân, Mặt trận Tổ quốc Việt nam – tổ chức chính trị tập hợp ý chí, nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân, Chính phủ – cơ quan điều hành quản lý đất nước, phải có ngay một tuyên bố rõ ràng về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa và thái độ kiên quyết phản đối sự xâm phạm lãnh thổ của Trung Quốc. Tuyên bố này cần thiết để minh xác ý chí thống nhất giữa nhân dân và Nhà nước Việt Nam cùng đồng lòng trong việc bảo vệ đất nước, và xóa tan mọi âm mưu chia rẽ có thể của các thế lực bành trướng ngoại bang.

2. Yêu cầu Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc tập hợp, nghiên cứu các cứ liệu, giải pháp đề xuất của mọi người dân trong và ngoài nước về vấn đề đấu tranh, bảo vệ lãnh thổ trước sự xâm lấn của Trung Quốc, để sớm có sách lược cụ thể công khai cho toàn dân tỏ rõ. (đề nghị tham khảo tập sách “ Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” do Nhà xuất bản Trẻ ấn hành 02/2008).

3. Kêu gọi Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt nam với vai trò nắm quyền lãnh đạo đất nước hiện nay cần phải hết sức lắng nghe, trân trọng, đoàn kết với mọi cá nhân, lực lượng yêu nước của dân tộc trong việc bảo vệ và chấn hưng đất nước.

4. Yêu cầu ông Bộ trưởng bộ Công an chỉ đạo dừng mọi hành vi sách nhiễu, gây khó khăn đối với những người dân muốn thể hiện lòng yêu nước trong trật tự, ôn hòa tại nơi công cộng.

5. Kêu gọi mọi người dân Việt Nam không kể trai gái, già trẻ, địa vị, chính kiến, cư trú trong hay ngoài nước hãy cùng đoàn kết một lòng để đóng góp trong sự nghiệp giữ gìn, đòi lại lãnh thổ và chấn hưng đất nước.

Xin kính gửi lời chào trân trọng tới các Cụ, các Quí vị và xin chân thành cảm ơn sự hưởng ứng, trợ giúp, đóng góp của các Cụ, các Quí vị trong thời gian tới.

Hà nội, ngày 23 tháng 04 năm 2008

Những người đã ký tên kiến nghị:

1. Trần Đức Quế – cựu chuyên viên vận tải. Hiện cư trú tại quận Thanh Xuân – Hà nội.
2. Nguyễn Gia Năng – cựu chuyên viên vận tải. Hiện cư trú tại Giáp bát – Hà nội.
3. Nguyễn Ngọc Nam – cựu giảng viên Đại học nông nghiệpI. Nhà D2 Thanh xuân – Hà nội.
4. Phạm Văn Hiện – đại tá, cựu chánh văn phòng bộ phận B68, 90 Hoàng Đạo Thành – Hà nội.
5. Vũ Thuần – 83 tuổi đời, 58 tuổi Đảng, Huân chương Độc lập.
6. Nguyễn Đức Thiệp – cựu chiến binh, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, Hà nội.
7. Nguyễn Minh Phục – cựu chiến binh, quận Hoàng Mai, Hà nội.
8. Trần Bá – cựu chiến binh. Cư trú tại 53 Cầu gỗ – Hà nội.
9. Lê Hữu Hà – lão thành cách mạng. quận Hoàn Kiễm HN.
10. Nguyễn Văn Bé – cán bộ tiền khởi nghĩa, cựu ủy viên thường trực ban liên lạc 23-10, huy chương vì sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc.
11. Nguyễn Văn Tuyến – đại tá quân đội, 60 năm tuổi đảng cộng sản, 83 tuổi đời. Cư trú tại phòng 106 – C19 – Thanh Xuân bắc – Hà nội.
12. Vũ Cao Quận : Số 7 ngõ 246B Đà Nẵng Hải Phòng.
13. Nguyễn Danh Chiêm : Lão thành CCB, 50 tuổi đảng, số 8G Trần Quang Khải. Phường Quang Trung Quận Hồng Bàng Hải Phòng.
14. Vũ Đức Tĩnh – Trung tá CCB , 40 tuổi đảng, Số 82 Trần Phú Hải Phòng.
15. Phạm Trung Kiên – Số 18/21 Kỳ Đồng . Phường Quang Trung Quận Hồng Bàng, HP.
16. Nguyễn Mạnh Sơn – 268 Lý Thường Kiệt Hải Phòng.
17. Nguyễn Hữu Tiến – Đường Phương Lưu II Phường Đông Hải Hải Phòng.
18. Nhâm Thế Vinh – Số 7 ngõ 81 Ngô Gia Tự Hải Phòng.
19. Nguyễn Xuân Nghĩa : Nhà văn, Số 826 Trường Chinh Hải Phòng.
20. Nguyễn Cầm .- Cựu phó hiệu trưởng Đại học Thủy Lợi, HN.
21. Nguyễn Đăng – cựu thiếu tá công an, 112 Chùa Bộc, Đống Đa, HN.
22. Cao Bát Chữ – (em Cao văn Viên ) CCB – Đống Đa, HN.
23. Trần Lâm – Luật sư, nguyên thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao, Hải Phòng.
24. Bùi Ngọc Tấn: Nhà văn, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, 10 Điện Biên Phủ, Hài Phòng.
25. Phạm Thanh Nghiên – Số 17 Đường Phương Lưu II Phường Đông Hải Hải Phòng.
26. Trần Đức Thạch – Quỳnh Lưu, Nghệ An, hội viên Hội Nhà văn Nghệ An.
27. Phạm Quế Dương – Đại tá quân đội, 37 Lý Nam Đế, HN.
28. Nguyễn Thượng Long – Nhà giáo, Văn La, Văn Khê, Hà Đông.
29. Nguyễn Phương Anh – kỹ sư, giám dốc công ty TNHH Mùa Thu, Hà Nội.
30. Trần Nhơn – Cựu thứ trưởng Bộ Thủy lợi , đường Chùa Bộc, Đống Đa, HN.
31. Nguyễn Thanh Giang – 6 Tập thể Địa Vật lý Máy bay. Trung Văn, Từ Liêm, HN.
32. Huỳnh Nhật Hải: Nguyên phó Chủ tịch Thành phố Đà Lạt.
33. Huỳnh Nhật Tấn: Nguyên phó Giám đốc trường Đảng tỉnh Lâm Đồng.
34. Mai Thái Lĩnh: Nhà giáo, nhà nghiên cứu, Đà Lạt.
35. Tiêu Dao Bảo Cự: nhà văn. Đà Lạt.
36. Bùi Minh Quốc: nhà thơ. Đà Lạt.
37. Trần Minh Thảo: nhà giáo, hưu trí, Bảo Lộc, Lâm Đồng.
38. Hà Sĩ Phu : TS Sinh học, Đà Lạt.
39. Trần Khải Thanh Thủy – Nhà văn, Nhà báo, Gia Lâm, Hà Nội.
40. Trần Anh Kim – nguyên Bí thư đảng ủy quân sự ban quân sự Thái Bình.
41. Nguyễn văn Túc – Cựu tinh nguyện quân chiến đấu ở Campuchia, Đông La, Đông Hưng.
42. Vũ văn Tài – nông dân, Đông Hưng, Thái Bình.
43. Đỗ văn Huyên – nông dân, Đông Hưng, Thái Bình.
44. Phạm Anh Tuấn, nhà giáo, Đông Xuân, Đông Hưng, Thái Bình.
45. Vũ Thái Sa – Cựu chiến binh, Đông Xuân, Đông Hưng, Thái Bình.
46. Vũ văn Đại – Cựu chiến binh, Đông Xuân, Đông Hưng, TB.
47. Phan văn Toàn – nông dân, xã Hòa Bình, huyện Kiến Xương, TB.
48. Nguyễn Vũ Bình – cựu biên tập viên Tap chí Công sản của ĐCSVN.
49. Phạm Hồng Sơn – thạc sỹ, bác sỹ, ngõ 72b Thụy Khuê.
50. Phạm Mỹ Phố – Vũ Đoài, Vũ Thư, Thái Bình.
51. Vi Đức Hồi – nguyên Hiệu trưởng trường Đảng Hữu Lũng, Lạng Sơn.
52. Vũ Hùng – giáo viên trường PTCS Bích Hòa, Hà Tây.
53. Nguyễn văn Miến – Đại tá, số nhà 30, dường Nguyễn Cao, quận Hai Bà, Hà Nội.
54. Đỗ Việt Sơn – cán bộ Tiền khởi nghĩa, 60 năm tuổi Đảng, 4/21 đường 158, quận Hai Bà Trưng, HN.
55. Lê Hữu Điệp – CCB, phường Phúc Tân , quận Hoàn Kiếm, HN.
56. Nguyễn Trọng Lâm – CCB, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, HN.
57. Lê Anh Sơn – CCB, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà, HN.
58. Lý Anh Kim , CCB, phường Phúc Xá, quận Ba Đình, HN.
59. Vũ như Ý – nguyên chuyên viên cao câp, Bộ Giao thông Vận tải, phường Vĩnh Tuy, HN.
60. Phạm văn Phiếu – ngõ 28, phố Hương Viên, quận Hai Bà, HN.
61. Nguyễn văn Đạo – cán bộ UBND Hà Nội nghỉ hưu, số nhà 31, Hàng Buồm, HN.
62. Nguyễn Thế Đàm – cán bộ tiền khởi nghĩa, 6A, ngõ 559, Lạc Long Quân, HN.
63. Nguyễn Bá Đăng – CCB, Đội 5, thôn Man Đê, xã Nam Trung, Hải Dương.
64. Nguyễn Trung Lĩnh , nhà 505A2, ngõ 29, Lạc Trung, quận Hai Bà HN.
65. Hoàng Hữu Cam, nông dân, Thụy Duyên, Thái Thụy, Thái Bình.
66. Bùi Thiệp, CCB, Thái Giang, Thái Thụy, Thái Bình.
67. Phạm Đình Trọng, nhà văn quân đội, Thành phố Hồ Chí Minh.
68. Phạm văn Lợi – đại tấ quân đội, 24 Tăng Bạt Hổ, quận Hai Bà Trưng.
69. Nguyễn văn Tính – tức Hoàng Hải Minh, cộng tác viên tập san Tổ Quốc, Hải Phòng.
70. Phạm Hồng Đức, biên tập viên tập san Tổ Quốc, Nghệ An.
71. Trần Dũng Tiến, CCB tiền khởi nghĩa, số nhà 12, ngõ 95, phố Cự Lộc, quận Thanh Xuân.
72. Nguyễn Đình Thế – thiếu tường, CCB bộ độ Biên phòng, quận Hoàn Kiếm, HN.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…

“Đồng chí” Nguyễn Phú Trọng vừa là người khởi xướng, vừa giữ vai trò tiên phong trong chỉnh đốn đảng đã hơn một thập niên. Trong hơn một thập niên chỉ đạo – sắp đặt mọi thứ, đặc biệt là nhân sự, kết quả chống tham nhũng là gì ngoài hậu quả tham nhũng càng ngày càng trầm trọng? Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Phú Trọng và ‘trách nhiệm chính trị’

Ông [Trọng] đã tự mở chiếc “Pandora Box” ra và nay thì nhân dân đã thấy thật sự bộ máy của nhà nước do đảng Cộng sản lãnh đạo là một tập hợp của những ổ tham nhũng lớn với sự băng hoại từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trùm cuối được nhiều người xác định chính là thể chế và không bao giờ đập được chuột mà không vỡ bình vì chính cái bình đó là môi trường sinh ra chuột.

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đại diện Lưỡng viện Quốc Hội Hawaii (phải) trao Nghị quyết Cờ Vàng cho Đại diện Cộng đồng (giữa)

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 29/4 – 5/5/2024

Nội dung:

– Thông báo về các sự kiện đặc biệt tại Geneva, Thụy Sĩ nhân dịp Vietnam UPR 2024;
– Cựu TNLT Châu Văn Khảm gặp mặt thân hữu tại Houston;
– San Jose treo cờ tưởng niệm Quốc hận 30/4/1975;
– Lưỡng viện Quốc hội Hawaii và thành phố Honolulu ra Nghị quyết Vinh danh Cờ Vàng và Lễ Tưởng niệm Quốc hận 30/4 tại Hawaii;
– Cộng đồng tại Houston, TX tưởng niệm 30 tháng Tư;
– Hình ảnh các cuộc biểu tình Ngày Quốc hận 30/4 tại Vương Quốc Bỉ, Đức, Úc Châu;
– Mời theo dõi các cuộc hội luận.