Bản lên tiếng, khiếu nại và kiến nghị về những vi phạm trong vụ án Trần Thị Xuân

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

15 Linh mục đại diện Giáo hạt Văn Hạnh trong một lá thư đề ngày 20 tháng Năm, 2018, bày tỏ sự đồng hành cùng chị Trần Thị Xuân trong “những việc làm hữu ích cho xã hội, làm vơi nỗi đau của đồng loại, bảo vệ môi trường sống”, đồng thời đòi hỏi các cơ quan chức năng xem xét lại quá trình điều tra, bắt giữ và xét xử đối với chị Trần Thị Xuân, cho rằng “thể hiện sự thiếu chính nghĩa, thiếu công bằng, thiếu minh bạch và có nhiều khuất tất của các cơ quan tiến hành tố tụng trong phiên tòa này.”

Sau đây là nguyên văn lá thư của Giáo hạt gởi các cơ quan Tòa án, các cơ quan công quyền và liên quan, cũng như những người quan tâm.

***

BẢN LÊN TIẾNG, KHIẾU NẠI VÀ KIẾN NGHỊ
Về những vi phạm luật pháp của TAND Tỉnh Hà Tĩnh trong vụ án Trần Thị Xuân

 Hà Tĩnh, ngày 20 tháng 5 năm 2018

Kính gửi:  – Ông Chánh án Tòa án Nhân dân Tối Cao
– Ông Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
– Ông Thủ tướng Chính phủ
– Các cơ quan liên quan

Chúng tôi, gồm toàn thể linh mục và 44.000 giáo dân thuộc Giáo hạt Văn Hạnh, bao gồm khu vực thành phố Hà Tĩnh, huyện Thạch Hà và huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh viết văn bản này gửi đến các cơ quan Tòa án, các cơ quan công quyền và liên quan, cũng như những người quan tâm những ý kiến và kiến nghị, khiếu nại của chúng tôi về vụ án chị Trần Thị Xuân mà Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đem “xét xử” ngày 12/4/2018.

1. Nhận định rằng:

Chị Trần Thị Xuân, 42 tuổi, một công dân, giáo dân sống tại xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh là một công dân tốt, một giáo dân sống cuộc sống đơn thân, biết hy sinh bản thân mình cho những người nghèo khổ và các nạn nhân trong Thảm họa Biển miền Trung do Formosa gây ra. Chị đã dấn thân cho những công việc chung nhằm san sẻ và làm vơi bớt nỗi đau khổ của những người nghèo trong xã hội.

Ngày 17/10/2017, chị Trần Thị Xuân bị Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh bắt giữ. Sau đó, chị đã bị khởi tố và ngày 12/4/2018 đã bị Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh xét xử lén lút rồi kết tội 9 năm tù giam và 5 năm quản chế với lý do phạm tội “Hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân.”

Trong toàn bộ quá trình thực hiện việc bắt giữ, tạm giữ và xét xử cũng như giam giữ sau khi xét xử, các cơ quan tiến hành tố tụng tại cấp sơ thẩm đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự, xâm hại nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị can cũng như của gia đình và thân nhân bị can.

Cụ thể như sau:

– Cơ quan tố tụng đã vi phạm Điều 9 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015, quy định quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, tạm giam khi không hề cho phép gia đình, thân nhân tiếp xúc với chị Trần Thị Xuân kể từ ngày bắt giữ cho đến nay.

– Cơ quan tố tụng và thi hành pháp luật đã vi phạm điều 60, điều 61, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 khi không cho luật sư bào chữa cho chị Trần Thị Xuân trong suốt quá trình bắt, tạm giữ, xét xử và cho đến nay.

– Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã vi phạm điều 25, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 khi đưa vụ án “công khai” ra xét xử một cách lén lút, không hề thông báo cho ngay cả thân nhân, gia đình. Mặt khác dùng hàng loạt công an, dân phòng, cán bộ ngăn chặn tất cả mọi ngả đường mà người dân có thể đến phiên tòa “công khai”, ngăn chặn mọi thông tin về phiên tòa trong quá trình xét xử.

Ý kiến của chúng tôi

Thiết nghĩ, một chính quyền luôn tự hào là vững mạnh, ổn định và là chính quyền “của dân, do dân, vì dân” thì không thể coi những hành động từ tình yêu thương người của một người phụ nữ đơn thân như chị Trần Thị Xuân là “Hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân”.

Tự bản thân việc bắt giữ, tạm giữ và xét xử, tuyên án công dân Trần Thị Xuân tội “Hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân” như đã nói ở trên, đã thể hiện sự thiếu chính nghĩa, thiếu công bằng, thiếu minh bạch và có nhiều khuất tất của các cơ quan tiến hành tố tụng trong phiên tòa này.

Dư luận nhân dân đặt ra nhiều câu hỏi, trong đó nhức nhối nhất vẫn là câu hỏi chưa có câu trả lời: Liệu đây có phải là hành động trả thù, trấn áp những người đã đứng về phía quyền lợi của người dân, bảo vệ những lợi ích của người dân trong Thảm họa biển Miền Trung do Formosa gây ra của những thế lực muốn lấp liếm, bao che cho tội ác phá hoại môi trường sống, làm ảnh hưởng tính mạng, sức khỏe, đời sống người dân và nhất là sự tồn vong của nòi giống bị đe dọa nghiêm trọng?

Việc chính những cơ quan luật pháp đã vi phạm nghiêm trọng những điều luật định nói trên, liệu có phải cũng đã phần nào làm cho người dân khẳng định rõ hơn câu trả lời chúng tôi đã nêu trên?

2. Khiếu nại và yêu cầu

Trước những hành động vi phạm luật pháp liên tiếp có hệ thống của các cơ quan tiến hành tố tụng và xét xử trong vụ án chị Trần Thị Xuân, chúng tôi căn cứ các điều luật sau đây:

– Điều 20 Luật tổ chức VKSND năm 2014 

– Điều 163 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

– Điều 30 Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015

để viết đơn này, khiếu nại, đề nghị, yêu cầu các cơ quan những vấn đề sau:

– Yêu cầu các cơ quan pháp luật của nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tiến hành xem xét lại quá trình vụ án từ điều tra, bắt giữ và xét xử đối với chị Trần Thị Xuân, trả lại công bằng, quyền bình đẳng của công dân cho chị và thân nhân của chị.

– Có những biện pháp trừng phạt nghiêm khắc với các cơ quan, cá nhân tiến hành tố tụng trong vụ án này vì đã cố tình bóp méo luật pháp, vi phạm nghiêm trọng các điều luật quy định, nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của luật pháp.

Chúng tôi, toàn thể các Linh mục, giáo dân Giáo hạt Văn Hạnh nói riêng, sẽ luôn đồng hành với chị Trần Thị Xuân trong những việc làm hữu ích cho xã hội, làm vơi nỗi đau của đồng loại, bảo vệ môi trường sống và kiên quyết đòi hỏi các cơ quan chức năng làm rõ những vấn đề chúng tôi đã nói trên đây để bảo đảm quyền công dân được đối xử bình đẳng trước pháp luật.

Xin gửi đến các cơ quan lời chào trân trọng và hy vọng nguyện vọng của chúng tôi cũng như những người dân sẽ được giải đáp thỏa đáng.

Linh mục Quản hạt Văn Hạnh
(Đã ký)
Micae Hoàng Xuân Hường

Nguồn: Giáo Phận Vinh

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.

Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước Việt Nam ngày 02/03/2023 trước Quốc Hội, Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: AP - Nhan Huu Sang

Việt Nam: Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền?

Có thể là một số người trong vòng quyền lực thứ nhất biết được tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng và tự cho phép khơi mào cuộc chiến hay còn gọi là cuộc đấu tranh nội bộ để giữ những vị trí cao nhất trong bộ máy Nhà nước Việt Nam. Có nghĩa là cuộc tranh giành kế thừa ông Trọng đã được phát động. (TS Benoît de Tréglodé, Giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp – IRSEM)

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thương phát biểu trước giới truyền thông trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại dinh thủ tướng ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 27 tháng 11 năm 2023. Ảnh: AP

Các nhà phân tích: Việc chủ tịch nước Việt Nam từ chức cho thấy đấu đá trong nội bộ đảng

Các nhà phân tích cho rằng việc Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng từ chức trong tháng này, chỉ sau một năm trong nhiệm kỳ 5 năm, cho thấy sự đấu đá trong nội bộ đảng Cộng sản và tình trạng bất ổn chính trị tại Việt Nam, ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.

Người dân Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện... hôm 17/3/2024 tại TP. Santiago. Ảnh chụp màn hình video Aljazeera.com

Cuba

Trong 2 ngày 17 – 18/3 (2024) vừa rồi, truyền thông thế giới đưa tin hàng nghìn người, rồi cả vạn người dân Cuba đổ ra đường biểu tình.

… Họ, người Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện. Trước đó mấy ngày, dân chúng cũng biểu tình sau khi nhà nước đột ngột tăng giá xăng đến… 500%. Họ không hô “tự do hay là chết” nữa, mà hô “dân chủ hay là chết,” “quyền sống hay là chết,” “lương thực hay là chết.”