Bản Phúc Trình về Nhân Quyền tại Việt Nam Năm 2012

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Human Rights Watch, có trụ sở chính tại New York, là một tổ chức được thành lập nhằm bảo vệ quyền con người đồng thời vạch trần những vi phạm nhân quyền của các chính phủ trên khắp thế giới. Hàng năm, Tổ Chức Human Rights Watch đưa ra một bản nhận định về những vi phạm nhân quyền tại hơn 90 quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Năm nay là lần thứ 23 Human Rights Watch ra bản báo cáo như thế; riêng trường hợp Việt Nam, bản báo cáo được phúc trình bằng tiếng Việt trong 5 trang giấy với 3247 chữ ghi lại những dữ kiện xảy ra tại Việt Nam từ cuối năm 2011 cho đến hết tháng 11 năm 2012.

Bàn phúc trình về tình hình nhân quyền tại Việt Nam năm 2012 của tổ chức Human Rights Watch có những điểm đáng lưu ý nào?

Ngay trong phần mở đầu, bản phúc trình đã ghi:

“Chính phủ Việt Nam đàn áp một cách có hệ thống các quyền tự do ngôn luận, lập hội và nhóm họp ôn hòa và trấn áp những người lên tiếng chất vấn chính sách nhà nước, vạch trần quan chức tham nhũng hoặc kêu gọi thay đổi chế độ độc đảng bằng các giải pháp dân chủ. Công an sách nhiễu, đe dọa các nhà hoạt động và người thân của họ. Nhà cầm quyền tùy tiện bắt bớ các nhà hoạt động, giam giữ biệt lập trong thời gian dài, không cho họ gặp gỡ gia đình hoặc tiếp cận với các nguồn trợ giúp pháp lý, tra tấn và truy tố họ ra trước các tòa án bị chính trị tác động, áp đặt các mức án tù thật nặng với các tội danh mơ hồ về xâm phạm an ninh quốc gia”, đã nói lên những đàn áp nhân quyền một cách trầm trọng của nhà nước cộng sản Việt nam.

Không những thế, Bản phúc trình còn đưa ra những hình ảnh mà các nhà lãnh đạo đất nước Việt Nam đang tranh dành quyền lực giữa các phe phái, mà không một bên nào lên tiếng hay đưa ra những biểu hiện tới lời cam kết bảo đảm nhân quyền cho người dân Việt Nam.

Bản phúc trình đã đưa ra những vi phạm nhân quyền tại Việt nam trên các lãnh vực như:

1- Những vi phạm trong lãnh vực quyền tự do ngôn luận, nhóm họp và thông tin:

Tuy bề ngoài có vẻ tự do ngôn luận, thông tin được nới rộng, qua việc Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng bị chỉ trích công khai trên các trang mạng điện tử, và ngay cả trong hội nghị Ban Chấp hành Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 6 qua ý kiến kêu gọi Nguyễn Tấn Dũng từ chức. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn tồn tại những đợt sóng ngầm của bàn tay đàn áp nhằm vào một số cá nhân đi qúa giới hạn hoặc dám đề cập đến những vấn đề nhậy cảm như phê phán chính sách đối ngoại của nhà nước đối với Trung quốc, hoặc đối với việc chất vấn về sự độc quyền lãnh đạo của đảng cộng sản Việt nam.

Bên cạnh đó, chính quyền vẫn không cho phép các báo chí độc lập của tư nhân hoạt động và kiểm soát chặt chẽ các cơ quan truyền thông như truyền hình, truyền thanh. Các đường truy cập internet đều bị ngăn chặn, kiểm soát việc xử dụng internet tại các nơi công cộng, đồng thời truy tố và kết án nặng nề những người phát tán những tài liệu bị quy là chống chính quyền, đe dọa nền an ninh quốc gia.

2- Đàn áp các nhà hoạt động nhân quyền:

Trong năm 2012, nhà nước cộng sản Việt nam đã tự suy diễn các điều luật mơ hồ trong bộ luật hình sự để truy tố hình sự của ít nhất 33 nhà hoạt động dân sự trong mục tiêu thi hành những quyền dân sự và chính trị, cùng với 34 nhà vận động tôn giáo và chính trị khác. Bản phúc trình đặc biệt nhắc đến trường hợp 3 bloggers Điếu Cầy, Tạ Phong Tần và Anh Ba Saigon vi phạm điều 88 bộ luật hình sự (tuyên truyền chống nhà nước) và xử họ với mức án lần lượt là 12, 10 và 4 năm tù. Cả ba người đều là thành viên sáng lập của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do.

Bản phúc trình cũng nhắc đến hai nhạc sỹ Trần Vũ Anh Bình và Việt Khang bị xử tổng cộng 10 năm tù vì đã viết các bài hát phê phán chế độ cũng như các thanh niên Công giáo như Võ Thị Thu Thủy, Nguyễn Văn Thanh, Đậu Văn Dương, Trần Hữu Đức và Chu Mạnh Sơn – bị phạt tù tổng cộng 17 năm 9 tháng vì đã phát tán truyền đơn dân chủ, sau đó giảm xuống 16 năm 3 tháng trong phiên phúc thẩm.

Ngoài ra, Human Rights Watch cũng đưa ra trường hợp vi phạm nhân quyền của nhà nước cộng sản Việt Nam khi kết án các nhà hoạt động vì quyền lợi đất đai Nguyễn Văn Tư ở Cần Thơ và Nguyễn Văn Tuấn ở Bà Rịa-Vũng Tàu bị xử lần lượt là hai năm rưỡi và bốn năm tù giam về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước.” Cả hai người đều bị cáo buộc là đã giúp đỡ người dân địa phương khiếu nại quyết định tịch thu đất đai.

3- Những vi phạm về tự do tôn giáo:

Bản phúc trình của Human Rights Watch năm 2012 cho rằng: “Chính quyền hạn chế tự do tôn giáo bằng các quy định pháp luật, quy định đăng ký hoạt động, đồng thời sách nhiễu và đe dọa các nhóm tôn giáo không được công nhận, trong đó có các nhà thờ Tin Lành tại gia, các tín đồ và các chi phái Phật giáo Hòa Hảo và Cao Đài độc lập, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, và Pháp luân công.”

Theo đó, các nhóm tôn giáo phải đăng ký với chính phủ và hoạt động dưới sự điều khiển của các ban quản lý tôn giáo do chính phủ kiểm soát. Nhìn chung, chính quyền để cho các nhà thờ, nhà chùa nằm trong hệ thống do chính phủ quản lý được cử hành các giáo lễ. Tuy nhiên, chính quyền các địa phương thường xuyên sách nhiễu và đe dọa các cộng đồng tín ngưỡng, nhất là những nhóm không có đăng ký, khi họ đụng chạm đến những vấn đề nhạy cảm chính trị như quyền lợi đất đai hay tự do ngôn luận; khi họ được sự ủng hộ của những nhóm bị chính quyền coi là có nguy cơ chống đối, ví dụ như các dân tộc thiểu số có bề dày lịch sử bất phục tùng chính sách cai trị và đồng hóa của chính quyền trung ương; hay đơn giản hơn, khi họ chỉ từ chối gia nhập các tổ chức tôn giáo được nhà nước chuẩn thuận.

4- Những vi phạm về hệ thống tư pháp hình sự:

Bản Phúc trình 2012 của Human Rights Watch đã tố cáo: “Trong năm 2012, tin tức về nạn bạo hành của công an, bao gồm cả việc tra tấn trong khi giam giữ và tử vong vì đánh đập, tiếp tục xuất hiện ở khắp các vùng miền. Chỉ tính riêng trong 9 tháng đầu năm, theo báo chí nhà nước, đã có ít nhất 15 người chết trong khi bị công an giam giữ.

Hệ thống tòa án Việt Nam thiếu tính độc lập vì bị chính quyền và Đảng Cộng sản Việt Nam khống chế chặt chẽ, các phiên tòa xử các nhà bất đồng chính kiến về tôn giáo và chính trị không đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế về xét xử công bằng. Công an đe dọa, và nhiều khi câu lưu thân nhân và bè bạn các bị cáo nếu họ cố tìm cách có mặt tại tòa hoặc công khai bày tỏ quan điểm bất đồng trong phiên xử.”

Ngoài ra: “Pháp luật Việt Nam tiếp tục trao quyền “quản chế hành chính” tùy tiện không cần qua xét xử. Theo Pháp lệnh số 44 (năm 2002) và Nghị định số 76 (2003), những người bị coi là có khả năng gây tổn hại tới nền an ninh quốc gia hay trật tự công cộng có thể bị quản chế tại gia, cưỡng ép đi chữa bệnh tại các cơ sở chữa bệnh tâm thần, hoặc đưa vào các trung tâm “giáo dục.”

5- Vi phạm về các đối tác quốc tế chủ chốt:

Về lãnh vực này, Human Rights Watch cho rằng “Mối quan hệ phức tạp với Trung Quốc đóng vai trò then chốt trong chính sách đối nội và đối ngoại của Việt Nam. Với Trung Quốc, chính quyền Hà Nội cam kết tình hữu nghị, nhưng về mặt đối nội, họ phải ứng phó với những lời chỉ trích rằng chính phủ đã không có được phản ứng thích đáng trước những biểu hiện hung hăng của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang trong vòng tranh chấp. Trên phạm vi quốc tế, chính phủ Việt Nam đã gia tăng hợp tác với Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản và các các nước láng giềng trong Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để tạo đối trọng với ảnh hưởng đang ngày càng gia tăng của Trung Quốc.”

Riêng đối với Hoa Kỳ, các quan hệ giữa hai quốc gia tiếp tục phát triển, tuy nhiên, cũng theo bản phúc trình 2013, trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng Bảy vừa qua, Ngoại trưởng Hilary Clinton đã công khai bày tỏ quan ngại nghiêm trọng về hồ sơ nhân quyền yếu kém của Việt Nam. Các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ biểu lộ cho thấy rằng thất bại trong việc cải thiện nhân quyền sẽ hạn chế mức độ gần gũi trong quan hệ giữa hai chính phủ.

Qua bản phúc trình về nhân quyền Việt Nam năm 2013 của Human Rights Watch với những dẫn chứng về các vi phạm của nhà nước cộng sản Việt nam trong suốt năm 2012 vừa qua, đã ghi nhận tình trạng nhân quyền tại Việt Nam ngày càng xấu đi, cần phơi bầy trước công luận thế giới. Đặc biệt năm nay, bản phúc trình được viết với nguyên bản bằng Việt ngữ. Đây là một trong những chứng cớ cụ thể cho thấy sự quan tâm rất lớn của thế giới đối với tình trạng nhân quyền quá tồi tệ và ngày càng xuống dốc tại Việt Nam.

Bấm vào đây để đọc nguyên bản phúc trình của Human Rights Watch về nhân quyền tại Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án CSVN vi phạm nhân quyền hôm 10/5/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền

Hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ vừa ra nghị quyết lên án chính phủ Việt Nam về vi phạm nhân quyền. Nghị quyết này được giới thiệu nhân dịp đánh dấu Ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5, một nỗ lực pháp lý được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cách đây 30 năm nhằm yêu gọi Hà Nội cải thiện nhân quyền.

"Tứ trụ" nay còn hai. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Tình hình đấu đá thượng tầng lãnh đạo CSVN mang ý nghĩa gì?

Chỉ còn 6 năm nữa, đảng CSVN bước vào tuổi 100 (1930-2030). Về mặt con số, cho thấy là đảng CSVN sống khá thọ, hơn cả tuổi thọ trung bình của một đời người. Nhưng về mặt năng lực, rõ ràng là đảng CSVN ngày nay chỉ còn là cái xác khô và đang trong quá trình phân hủy.

Cựu TNLT Châu Văn Khảm cảm tạ đồng hương đã trong thời gian dài góp phần vận động áp lực quốc tế buộc nhà cầm quyền CSVN phải trả tự do cho ông trước thời hạn trong buổi gặp gỡ thân hữu cùng đồng hương vùng Little Sài Gòn, Nam California hôm 11/5/2024. Ảnh: Cơ sở Việt Tân Orange County

Cựu TNLT Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Hoa Kỳ

Nhân chuyến thăm Hoa Kỳ, ông Châu Văn Khảm, một đảng viên Việt Tân, người đã bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt giam trong gần 5 năm qua bản án 12 năm tù giam với cáo buộc “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân,” đã có một buổi gặp gỡ đồng hương và thân hữu tại Orange County, Nam California hôm 11/5/2024.

Nguyễn Phú Trọng và Tô Lâm

Đảo chính tại Việt Nam!

Giữa cơn rối ren chính trị của chế độ, nếu chỉ nhìn vào sự hạ bệ cá nhân các tên tuổi Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, Hoàng Trung Hải, Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ và sắp tới đây là Trương Thị Mai, vì những nghi vấn tham nhũng, trục lợi cá nhân… thì chúng ta chưa nhìn thấy hết sự tầm vóc sự việc. Chúng không đơn giản chỉ là việc chống tham nhũng qua công cuộc “đốt lò” mà ông Nguyễn Phú Trọng phát động và rêu rao trong nhiều năm qua với mục tiêu chỉnh đốn đảng.