Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Đảng Việt Tân

BẢN TIN VIỆT TÂN
(Tuần lễ 12 – 19/5/2024)

Bản tin này để gửi đến quý vị một số sinh hoạt của Việt Tân cùng những nhận định về một số sự kiện lớn trên thế giới hoặc có ảnh hưởng tới Việt Nam. Để ghi danh nhận hoặc ngưng bản tin, xin liên lạc: bantin@viettan.org

Cảm ơn quý vị đã đọc, ủng hộ và tiếp tay loan tải Bản Tin này.

***

Nội dung:

  • Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
  • Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
  • Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

TIN SINH HOẠT VIỆT TÂN

VẬN ĐỘNG QUỐC TẾ VÀ BIỂU TÌNH NHÂN PHIÊN KIỂM ĐIỂM ĐỊNH KỲ PHỔ QUÁT (UPR) TẠI GENEVA, THỤY SĨ VỀ TÌNH HÌNH NHÂN QUYỀN VIỆT NAM

– TIẾP XÚC CÁC PHÁI BỘ THƯỜNG TRỰC VÀ NHÓM LÀM VIỆC CỦA LIÊN HIỆP QUỐC

Trong hai ngày thứ Năm và thứ Sáu, 2 và 3 tháng 5, 2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam vào ngày 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở Geneva (Universal Periodic Review – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân , Ủy ban Thụy Sĩ-Việt Nam (Le Comité Suisse-Vietnam – COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’Mông (Hmong Human Rights Coalition) đã gặp gỡ và vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thụy Sĩ-Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên UPR Vietnam 2024. Ảnh: Việt Tân

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ (Permanent Mission to UN) của 8 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc, 4 nhóm làm việc (UN Working Group), đại diện Đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ (OHCHR) và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hòa Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Freedom House, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam và Liên minh Nhân quyền H’Mông vận động Phái bộ Thường trực Thụy Sĩ tại LHQ, Geneva trước phiên UPR 2024. Ảnh: Việt Tân

Mục đích của cuộc vận động là tạo thêm sự quan tâm và đề nghị các nước tiếp tục đòi hỏi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam chấm dứt đàn áp các nhà hoạt động và cải thiện nhân quyền tại Việt Nam.

Từ nhiều tháng trước, phái đoàn đã liên lạc với nhiều văn phòng thường trực của các quốc gia thành viên LHQ, gửi tài liệu về những vi phạm nhân quyền của CSVN, và những kiến nghị do Việt Tân cùng một số tổ chức nhân quyền quốc tế khác soạn thảo. Trong các buổi gặp gỡ, phái đoàn đã trao đổi về sự đàn áp tự do ngôn luận, tự do tôn giáo; về sự đàn áp xuyên quốc gia như bắt cóc những nhà đấu tranh đang tỵ nạn chính trị tại Thái Lan; đàn áp các nhà đấu tranh cho môi trường và chuyên gia năng lượng; về quyền công nhân như thành lập công đoàn độc lập theo điều lệ 87 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO §97); và quyền tự do lập hội, v.v…

Những chứng nhân, những câu chuyện về sự đàn áp đức tin của người H’Mông và người Thượng theo đạo Tin Lành tại vùng Tây Bắc và Tây Nguyên tại Việt Nam; những câu chuyện về sự đàn áp và bắt bớ những tiếng nói chỉ trích và đối lập trên mạng Internet, v.v… đã tạo được sự cảm thông, đồng tình, và sự cam kết của mọi phía là cần phải tiếp tục lên tiếng mạnh mẽ với nhà nước cộng sản Việt Nam.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Tổ chức Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’Mông vận động Phái bộ Thường trực Hòa Lan tại LHQ, Geneva trước phiên UPR về tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Các vị đại sứ nhân quyền rất quan tâm, nhiệt tình và niềm nở. Họ cám ơn phái đoàn đại diện của các tổ chức đã chịu khó đến Geneva để gặp họ. Họ đã có nhiều đề nghị và hướng dẫn cách thức vận động để sự lên tiếng đối với các vi phạm nhân quyền được mạnh mẽ và hiệu quả hơn. Những buổi gặp gỡ này đã cho các thành viên của phái đoàn nhiều ý tưởng để khai triển và vận động sự quan tâm và hỗ trợ nhân quyền của thế giới.

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền. Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thụy Sĩ lên tiếng nhân dịp phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam vào ngày 7/5/2024. Đây là lần thứ 4 Việt Nam tham gia Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR). Lần thứ ba là vào tháng 1/2019.

– HỘI THẢO UPR

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Video: https://fb.watch/s5s4fPyDMy/

Ngoài ra, trước phiên kiểm điểm UPR của Việt Nam một ngày, một số tổ chức xã hội dân sự quốc tế, bao gồm Việt Tân, Hội Anh em Dân chủ, Phóng viên Không Biên giới… tổ chức buổi hội thảo đa ngôn ngữ với chủ đề “Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng tại Việt Nam & Hành động để tranh đấu cho nhân quyền” vào ngày 6 tháng 5 năm 2924  —  từ 3 giờ chiều đến 5 giờ chiều (giờ Thụy Sĩ), tại Ferme Sarasin, Chemin Edouard Sarasin 47, 1218 Le Grand Saconnex, nhằm kiểm điểm lại tình hình nhân quyền Việt Nam trong 4 năm qua, đồng thời đưa ra các khuyến nghị cho Hà Nội.

Xem lại buổi hội thảo: https://fb.watch/s5s4fPyDMy/

Ngay sau buổi thảo chấm dứt, hội trường đã được gấp rút chuẩn bị cho đêm văn nghệ đấu tranh với chủ đề “Khi Tiếng Hát Là Thông Điệp” diễn ra từ 8 giờ đến 10 giờ tối cùng ngày, quy tụ gần 150 đồng hương và thân hữu Thụy Sĩ tham dự.

Xem lại văn nghệ: https://fb.watch/s5r_Nfeuji/

– BIỂU TÌNH TRƯỚC TRỤ SỞ LIÊN HIỆP QUỐC

Quang cảnh buổi biểu tình trước trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ 7/5/2024

Video: https://fb.watch/s5rT2-G6Z1/

Gần 200 đồng hương Việt Nam và chính giới Thụy Sĩ đã đáp ứng lời kêu gọi của Ban Tổ chức gồm Ủy Ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Hội Người Việt Quốc gia Vùng Lausanne, Thụy Sĩ, Đảng bộ Việt Tân tại Thụy Sĩ đã tham dự cuộc biểu tình trước trụ sở Liên Hiệp Quốc  ở Geneva vào lúc 9 giờ sáng ngày 7 tháng 5, 2024. Mặc dù trời mưa tầm tã nhưng bà con và các chính giới đã đứng dưới mưa suốt 2 tiếng đồng hồ, phát biểu và tích cực hô các khẩu hiệu tố giác tội ác của CSVN, trong lúc bên trong tòa Liên Hiệp Quốc, Ủy ban UPR đang duyệt xét 241 hứa hẹn cải sửa nhân quyền của nhà nước CSVN mà họ đã không thực hiện và nêu ra những vi phạm mà chế độ thực hiện trong thời gian qua.

Bà con biểu tình dưới cơn mưa tầm tã hôm 7/5/2024 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ trong khi phiên kiểm điểm tình hình nhân quyền VN chu kỳ 4 diễn ra ở bên trong

– VẬN ĐỘNG BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI H’MÔNG TẠI BỘ NGOẠI GIAO HÒA LAN

Trong nỗ lực trình bày về tình hình đàn áp nhân quyền liên tục đối với cộng đồng người H’Mông tại Việt Nam, các nhà hoạt động của H’Mông United for Justice và đảng Việt Tân đã cùng đến Bộ Ngoại giao Hoà Lan vào ngày 8 tháng 5, 2024 gặp gỡ bà Karlijn van Bree và bà Mirjam Hoogendam, hai viên chức lo về điều hành và chính sách thuộc Văn phòng Á Châu Sự vụ, để nhấn mạnh về tình trạng đang đối mặt của cộng đồng dân tộc thiểu số H’Mông.

Vận động Bộ Ngoại giao Hòa Lan về tình trạng đàn áp cộng đồng sắc tộc H’Mông. Từ trái: Bà Nguyễn Thu Vân (Việt Tân), bà Karlijn van Bree (Bộ Ngoại giao Hòa Lan), Mục sư Vàng Chí Mình (H’Mong United for Justice và cô Nguyễn Phi Yến (Việt Tân)

Từ những năm 1990, cộng đồng người H’Mông tại Việt Nam đã phải đối mặt với sự đàn áp nghiêm trọng, đặc biệt đối với người H’Mông theo đạo Kitô. Có báo cáo cho thấy một mô hình của sự áp đặt buộc người H’Mông theo đạo Kitô phải từ bỏ niềm tin của họ, kết hợp với việc cưỡng ép trục xuất từ các bản địa của họ. Ngoài ra, chính quyền CSVN từ chối công nhận dân tộc H’Mông là cư dân hợp pháp, làm trầm trọng thêm chính sách kỳ thị của chế độ.

Mục sư Vàng Chi Mình, đến từ tỉnh Hà Giang, mô tả những trường hợp tra tấn và giam giữ mà ông và các mục sư đồng hương khác phải đối mặt vì việc thực hiện quyền tự do tôn giáo của họ. Lời tường thuật của ông nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của tình hình, với nhiều trường hợp bức hại tới tử vong.

Cùng với bà Nguyễn Thu Vân của Việt Tân, Mục sư Vàng Chi Mình trình bày chi tiết về tình hình khó khăn hiện nay của cộng đồng người H’Mông ở Việt Nam. Chính quyền CSVN từ chối cung cấp các giấy tờ chính thức cho họ một cách có hệ thống, chẳng hạn như hộ khẩu hoặc thẻ căn cước công dân. Việc này dẫn đến nhiều thách thức, bao gồm cả hạn chế khả năng tiếp cận giáo dục và công ăn việc làm. Hơn nữa, nhà cầm quyền còn nỗ lực chia cắt các làng của người H’Mông để ngăn chặn các cuộc tụ họp trong bản địa, hạn chế tối đa việc thực hiện các quyền tự do tôn giáo của họ.

Các bà Mirjam Hoogendam và Karlijn van Bree từ Bộ Ngoại giao Hòa Lan chăm chú lắng nghe và bày tỏ quan ngại của họ. Hai bà bảo đảm với phái đoàn rằng Bộ Ngoại giao Hòa Lan sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình vi phạm nhân quyền ở Việt Nam và cam kết sẽ chuyển tiếp mọi thông tin cần thiết từ cuộc họp tới Đại sứ quán Hòa Lan tại Hà Nội.

– CỰU TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM CHÂU VĂN KHẢM GẶP GỠ ĐỒNG HƯƠNG TẠI QUẬN CAM, CALIFORNIA

Quang cảnh buổi nói chuyện của Cựu TNLT Châu Văn Khảm với thân hữu và đồng hương tại Quận Cam, ngày 11/5/2024. Ảnh: Cơ sở Việt Tân tại Orange County

Nhân chuyến thăm Hoa Kỳ, ông Châu Văn Khảm, một đảng viên Việt Tân, người đã bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt giam trong gần 5 năm qua bản án 12 năm tù giam với cáo buộc “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân,” đã có một buổi gặp gỡ đồng hương và thân hữu vùng Orange County, Nam California, do Cơ sở Việt Tân Orange County tổ chức tại trụ sở Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam California hôm 11/5/2024. Một số cơ quan truyền thông đã đến tham dự. Ban tổ chức ghi nhận sự hiện diện của ký giả báo Người Việt, Việt Báo, đài truyền hình SBTN và SET.

Lời đầu tiên của cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm là cảm ơn những nỗ lực của đồng bào hải ngoại đã tranh đấu cùng với các chính giới sở tại, các tổ chức nhân quyền thế giới buộc nhà cầm quyền Việt Nam phải thả ông về Úc trước thời hạn sau hơn 4 năm giam giữ. Tiếp đến, ông ca ngợi tinh thần đấu tranh bền bỉ của cộng đồng người Việt hải ngoại để luôn là hậu phương vững mạnh hỗ trợ cho phong trào đấu tranh dân chủ ở trong nước.

Sang phần trao đổi, ông Khảm đã giải đáp câu hỏi của một đồng hương về việc ông bị bắt như thế nào, với ai và ứng phó ra sao khi bị công an tra hỏi. Một điểm son trong câu chuyện của ông là tinh thần “không sợ hãi” đã giúp ông chủ động ngay từ đầu để đối phó với những buổi hỏi cung của công an. Ông nói chính nhờ “không sợ hãi” nên công an đã không thể hù dọa, hoặc chiêu dụ sự cộng tác, thỏa hiệp nơi ông.

Trước câu hỏi cộng đồng hải ngoại có thể làm gì để hỗ trợ đồng bào trong nước, ông nói người Việt hải ngoại cần cập nhật thời sự để có các phương pháp hoạt động thích hợp, và mỗi cá nhân cũng nên tự tạo ý thức cho mình, từ đó lựa chọn công việc dù nhỏ hay lớn để đóng góp cho công cuộc chung.

Qua gần 5 năm trải nghiệm trong các trại tù ở Việt Nam, ông Khảm nói, ông có cảm nhận rằng đa số người dân trong nước hiện không còn tin gì vào nhà nước CSVN, nên việc chúng ta đấu tranh cho tự do dân chủ và công bằng tại Việt Nam là chúng ta đáp ứng được sự mong đợi của người dân ở quê nhà.

Từ trái, TS Đông Xuyến, ông bà Châu Văn Khảm và ông Trần Trung Dũng, đại diện Cơ sở Việt Tân Orange County, Nam California. Ảnh: Văn Lan/ Người Việt

Nhân ngày Lễ Mẹ, TS Đông Xuyến đã đại diện cơ sở Việt Tân tại Nam California gởi đến hiền thê của ông Khảm một bó hoa để cảm ơn sự hy sinh của bà cũng như của gia đình có người thân đã bị CSVN giam hãm chỉ vì đã góp phần trong cuộc đấu tranh ôn hòa cho nhân quyền và nhân vị của dân tộc.

Chương trình chấm dứt sau 2 tiếng gặp gỡ nhưng một số bà con vẫn nán lại để tâm tình thêm với ông Khảm trong tình thân mật trước khi ra về.

MỜI THEO DÕI CÁC CUỘC HỘI LUẬN

Kính mời quý vị theo dõi các hội luận này trên Facebook Việt TânYoutube Việt Tân theo các links và chủ đề như sau:

1) Phụ nữ có thể thay đổi xã hội như thế nào? https://fb.watch/s5rKoUMgrd/

2) ‘49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?’ Hội luận ngày 27 tháng 4, 2024 với Luật sư Đặng Đình Mạnh, Nhà văn Trần Trung Đạo, bạn trẻ Đoàn Hoa; Tiến sĩ Trần Diệu Chân điều hợp. https://fb.watch/s5sg0a98fv/

3) ‘UPR: Tường trình đến quốc tế việc Nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo’ Hội luận ngày 28 tháng 4, 2024 với Mục sư A Ga, Mục sư Vàng Chí Mình, cựu Tù nhân Lương tâm Trần Minh Nhật; Tiến sĩ Đông Xuyến điều hợp. https://fb.watch/s5sGZ6VoKn/

4) ‘Women around the World: A Roundtable discussion on the Human Rights of Vietnam’ Buổi hội thảo với 4 phụ nữ trẻ gốc Việt từ 3 lục địa khác nhau Úc, Mỹ và Âu Châu – Thảo, Hồng Mỹ, Mai và Duyên. https://fb.me/e/26GZHyHjl

5) Đồng bằng sông Cửu Long thiếu nước, hạn mặn – Nguyên nhân & giải pháp. https://fb.watch/s5t14b8XNM/

Liên lạc với Việt Tân

https://www.facebook.com/viettan

Social links:

youtube.com/viettan

https://x.com/dangviettan (Tiếng Việt)

https://x.com/viettan (English)

https://instagram.com/dangviettan/

Website

https://viettan.org/

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản | Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào? | Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền

***

Việt Tân là một tập hợp những người Việt yêu dân chủ với khát vọng canh tân con người và canh tân Việt Nam qua các hoạt động đấu tranh bất bạo động.