Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BẢN TIN VIỆT TÂN
(Tuần lễ 15 – 21/4/2024)

Nội dung:

  • Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
  • Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
  • Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
  • Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 6 và 7/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

TIN SINH HOẠT VIỆT TÂN

HAWAII TỔ CHỨC LỄ GIỖ QUỐC TỔ HÙNG VƯƠNG

Quang cảnh Lễ Tế Tổ tại Hawaii ngày 7/4/2024
Quang cảnh Lễ Tế Tổ tại Hawaii ngày 7/4/2024

Mặc dù Cộng đồng người Việt tại xứ đảo Hawaii rất nhỏ, chỉ khoảng non 10 ngàn người Việt sinh sống, nhưng lại là nơi mà các sinh hoạt truyền thống, văn hóa đã được Cộng đồng và các Hội đoàn duy trì qua những sinh hoạt Hội Tết, Trung Thu, Lớp Việt Ngữ, Giỗ Tổ Hùng Vương, Tưởng Niệm 30/4/1975… đều đặn suốt gần nửa thế kỷ qua.

Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương năm nay do Hội Đền Hùng Hawaii đứng ra tổ chức với sự bảo trợ của Cơ sở đảng Việt Tân và một số đoàn thể trong vùng, đã diễn ra một cách trang trọng vào lúc 6 giờ 30 tối ngày 7 tháng 4, tại nhà hàng Lengeng Seafood.

Sau phần nghi thức khai mạc, nghi thức Tế Tổ đã được tổ chức thật long trọng. Hơn 200 quan khách và đồng bào đã đứng trang nghiêm, cùng hướng lòng về bàn thờ Quốc Tổ trong gần 20 phút với bài văn Tế và các nghi lễ truyền thống trong tiếng chiêng trống vang hồi đã tạo nên một không khí trang nghiêm rất đặc biệt.

Sau phần phát biểu chào mừng quan khách của ông Phạm Văn Phến – Trưởng ban Tổ chức, ông Lý Thái Hủng – Chủ tịch Đảng Việt Tân, nhân dịp đến công tác tại Hawaii, đã được mời lên phát biểu. Ông đã chia sẻ: “Lễ Giỗ Tổ là dịp để mọi người cùng nhau xiển dương công đức Dựng Nước của các vị Vua Hùng, và trong tinh thần tri ân Quốc Tổ, chúng ta cùng hứa với lòng tiếp tục noi theo truyền thống đấu tranh hào hùng, bất khuất của tiền nhân để sớm khôi phục lại một Việt Nam tự do, dân chủ, chan hòa tình dân tộc trong một tương lai gần.” Tiếp theo, Thầy Phó Tế thuộc Cộng đồng Công Giáo Hawaii đã chia sẻ ý nghĩa một đoạn kinh ngắn về lòng thành của những người con xa quê hương, dù sống ở bất cứ nơi đâu vẫn luôn luôn hướng lòng về cội nguồn dân tộc.

Chương trình Lễ Giỗ Tổ được tiếp nối với phần văn nghệ sôi động và ý nghĩa qua sự đóng góp đa dạng của nhiều ca sĩ địa phương đã thu hút mọi người tham dự kéo dài đến gần 10 giờ đêm mới kết thúc.

GHI ÂN CÔNG ĐỨC QUỐC TỔ HÙNG VƯƠNG TẠI PARIS

Quang cảnh nghi thức Tế Tổ tại Paris hôm 14/4/2024
Quang cảnh nghi thức Tế Tổ tại Paris hôm 14/4/2024

Vào chiều Chủ Nhật, ngày 14 tháng 4 vừa qua, tại quận 13 Paris, Đảng Việt Tân tại Pháp đã cùng với các Hội Đoàn tổ chức chương trình kỷ niệm Quốc Tổ với chủ đề “Ánh Sáng và Hy Vọng.” Chương trình được khai mạc lúc 2 giờ chiều với sự tham dự của hơn 150 quan khách và đồng bào.

Buổi lễ bắt đầu với nghi thức Tế Tổ rất long trọng. Tiếp theo là phần nghi thức chào cờ mặc niệm mở đầu cho phần hai của chương trình, bao gồm diễn văn khai mạc của đại diện Ban Tổ chức và tiếp theo là các màn trình diễn võ thuật, đơn ca hợp ca, múa, hoạt cảnh… do các  hội đoàn và các ca nhạc sĩ tự do đóng góp. Tất cả đều hướng về những trang sử hào hùng – từ cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, cho đến trận đại phá quân Thanh của Vua Quang Trung,… Khách tham dự đã nhiệt liệt thưởng thức và khen ngợi chương trình vừa hay vừa ý nghĩa.

Quang cảnh quan khách và đồng bào đang theo dõi các tiết mục văn nghệ trong buổi lễ ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tổ chức tại Paris ngày 14/4/2024
Quang cảnh quan khách và đồng bào đang theo dõi các tiết mục văn nghệ trong buổi lễ ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tổ chức tại Paris ngày 14/4/2024

Kết thúc chương trình là Nhạc phẩm Ánh sáng và hy vọng, một sáng tác của Ái hữu Văn đoàn, do ban Trùng Dương Paris trình bày đã khiến hội trường sáng lên niềm vui tươi lạc quan về tương lai của dân tộc trong niềm tin yêu, tự do và nhân ái. Buổi lễ kết thúc lúc 5 giờ chiều cùng ngày.

Một vũ điệu đặc sắc trong chương trình “Ánh sáng và Hy vọng”
Một vũ điệu đặc sắc trong chương trình “Ánh sáng và Hy vọng”

 

HỘI THẢO HỨA HẸN CỦA HÀ NỘI, THỰC TRẠNG NHÂN QUYỀN TẠI VIỆT NAM TRƯỚC PHIÊN KIỂM ĐIỂM ĐỊNH KỲ PHỔ QUÁT (UPR 2024) TẠI GENÈVE

Bích chương quảng bá buổi hội thảo trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát Hồ sơ Nhân quyền VN tại Hội đồng nhân quyền LHQ
Bích chương quảng bá buổi hội thảo trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát Hồ sơ Nhân quyền VN tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, tám tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế sẽ cùng tổ chức một cuộc hội thảo với chủ đề ““Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng tại Việt Nam & hành động để tranh đấu cho nhân quyền” vào ngày 6 tháng 5 năm 2924  —  từ 3 giờ chiều đến 5 giờ chiều (giờ Thụy Sĩ), tại Ferme Sarasin, Chemin Edouard Sarasin 47, 1218 Le Grand Saconnex.

Các diễn giả và người điều hợp hội thảo sẽ bao gồm:

Bà Margaux Ewen, Freedom House
Ông Sébastien Desfayes, Cosunam
Ông Don Le, Article 19
Ông Nguyễn Văn Đài, Hội Anh Em Dân Chủ
Ông Duy Hoàng, Việt Tân
Ông Arthur Rochereau, RSF – Phóng viên không biên giới
Bà Wiebke Hangst, Media Defence
Bà Sylvia Palomba, Destination Justice
Ông Alexandre de Senarclens, Grand Conseil de Genève
Bà Joëlle Fiss, Grand Conseil de Genève
Bà Masha Alimi, Grand Conseil de Genève

KÊU GỌI THAM GIA BIỂU TÌNH VÀ VĂN NGHỆ ĐẤU TRANH NHÂN DỊP KIỂM ĐIỂM ĐỊNH KỲ PHỔ QUÁT UPR VÀO NGÀY 6 và 7/5/2024 TẠI GENÈVE

Trong lần Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát của Hội đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc vào tháng Giêng năm 2019, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã chấp nhận 241 khuyến nghị để cải thiện tình trạng nhân quyền và dân quyền của Việt Nam trên các lãnh vực chính trị, xã hội, văn hóa, kinh tế, giáo dục, tôn giáo. Vào tháng 10 năm 2022 tại trụ sở Liên Hiệp Quốc, Việt Nam đã trở thành thành viên của Hội đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, nhiệm kỳ 2023-2025.

Nhưng cho đến nay, tình trạng dân quyền và nhân quyền trong nước, chẳng những không được cải thiện mà còn thậm tệ hơn trước. Trong 5 năm qua, các nhà báo, bloggers, các nhà bảo vệ nhân quyền đã bị đàn áp nặng nề hơn, các tôn giáo bị bách hại, các tổ chức xã hội dân sự bị ngăn cản hoạt động.

Nhằm hỗ trợ cho đồng bào trong nước đang tranh đấu đòi nhân quyền và dân quyền, chúng tôi gồm các tổ chức ký tên bên dưới (danh sách sẽ tiếp tục được bổ túc trong các thư tới) kêu gọi quý tổ chức, đoàn thể và quý đồng hương hãy về Genève, Thụy Sĩ, nhân dịp Hội đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc kiểm tra tình hình nhân quyền tại Việt Nam trong phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát – UPR, vào ngày 7 tháng 5 năm 2024 để cùng lên tiếng kêu gọi cộng đồng quốc tế gây áp lực mạnh mẽ lên chế độ và đảng Cộng Sản Việt Nam, để họ phải thực thi những gì mà họ đã cam kết trước Liên Hiệp Quốc, với chương trình chi tiết như sau:

Thứ hai, 6/5/2024:

1/ Hội thảo UPR
Từ 15:00 – 17:00 – tại Ferme Sarasin, 47 Chemin Edouard Sarasin, 1218 Le Grand Saconnex.

2/ Văn nghệ đấu tranh
Từ 20:00 22:00 – tại Ferme Sarasin, 47 Chemin Edouard-Sarasin, 1218 Le Grand  Saconnex.

Thứ Ba, 7/5/2024:

3/ Biểu tình trước trụ sở Liên Hiệp Quốc
từ 09:00 – 12:00 – tại Palais des Nations, Genève, Thụy Sĩ

Các Đoàn thể kêu gọi:

  • Hòa Thượng Thích Như Điển, Chánh Thư Ký Hội Đồng Hoằng Pháp Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Phương Trượng Tổ Đình Viên Giác
  • Linh Mục Giuse Phạm Minh Văn, Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Thụy Sĩ.
  • Ông Martino Phạm Duy Vũ, Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Đức.
  • Bà Tăng Lâm Thể Hồng, Hội Người Việt Quốc Gia Lausanne tại Thụy Sĩ.
  • Ông Nguyễn Tăng Lũy, Ủy Ban Thụy Sĩ – Việt Nam (Cosunam) tại Thụy Sĩ.
  • Ông Trần Hữu Kinh, Hội Cựu Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tại Thụy Sĩ.
  • Ông Nguyễn Lê Nhân Quyền, Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ.
  • Ông Lê Hữu Đào, Cộng Đồng Việt Nam tại Liège – Vương Quốc Bỉ.
  • Bà Nguyễn Mộng Châu, Hội Chuyên Gia Việt Nam – Vương Quốc Bỉ.
  • Ông Phạm Cần , Hội Người Việt Hjørring – Đan Mạch.
  • Bà Nguyễn Kim Hương, Hội Người Việt Tự Do Đan Mạch.
  • Bà Helena Hương Nguyễn , Ủy Ban Hỗ Trợ Việt Nam tại Đan Mạch.
  • Bà Hoàng Thị Mỹ Lâm, Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức.
  • Ông Lâm Hoàng Linh, Hội Người Việt Tỵ Nạn CS Bremen, Đức Quốc.
  • Ông Phạm Công Hoàng, Tổ Chức Sinh Hoạt Người Việt tại CHLB Đức.
  • Ông Phạm Nam Anh, Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris – Pháp
  • Ông Mai Quốc Tuấn, Hội Ái Hữu Việt Nam vùng Saint Quentin en Yvelynes.
  • Ông Trần Văn Thắng, Gia Đình Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa tại Hòa Lan.
  • Ông Nguyễn Hữu Phước, Cộng Đồng Việt Nam Tỵ Nạn Cộng Sản tại Hòa Lan.
  • Ông Trần Bửu Thọ, Hội Bảo Tồn Truyền Thống Việt Nam tại Moss – Na Uy.
  • Ông Minh Michael Nguyễn, Hội Người Việt Tị Nạn tại Stavanger – Na Uy.
  • Ông Nguyễn Ngọc Liêm, Hội Thanh Niên Việt Nam Tỵ Nạn tại Pháp.
  • Ông Hoàng Đức Phương, Nhóm Nhân Văn Việt Tộc / Pháp.
  • Bà Lê Thị Kim, Hội Thân Hữu Việt Tân tại UK.
  • Ông Nguyễn Văn Đài, Hội Anh Em Dân Chủ tại Việt Nam.
  • Ông Trần Kỉnh Thành, Đảng Việt Tân tại Âu Châu.

Bản tin này để gửi đến quý vị một số sinh hoạt của Việt Tân cùng những nhận định về một số sự kiện lớn trên thế giới hoặc có ảnh hưởng tới Việt Nam. Để ghi danh nhận hoặc ngưng bản tin, xin liên lạc: bantin@viettan.org

Cảm ơn quý vị đã đọc, ủng hộ và tiếp tay loan tải Bản Tin Việt Tân.

***

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?