Bằng cấp đẻ ra dối trá

Thói sính bằng cấp đẻ ra dối trá. Ảnh: Việt Nam Thời Báo
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bằng cấp chỉ  là một tấm giấy.

Trong chương trình “Có hẹn lúc 22 giờ,” các nghệ sĩ khách mời cùng bàn luận về chủ đề: “Học thức có ảnh hưởng gì tới hạnh phúc gia đình không?” Đạo diễn Lê Hoàng đã gây tranh cãi với phát ngôn gây sốc “Con gái làm nghề nail, bán hàng online thì học vấn thấp”(?)

Đạo diễn Lê Hoàng cho rằng nếu giữa vợ và chồng có sự chênh lệch về học thức sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc gia đình. Tiếp tục chia sẻ về ý kiến của mình, Lê Hoàng cho biết nếu giữa vợ và chồng có sự chênh lệch về học thức thì tốt nhất người chồng phải giỏi hơn, “có học” hơn. Nếu ngược lại, khi người vợ giỏi hơn sẽ khiến chồng tự ti và dần dần người phụ nữ cũng sẽ chán luôn người chồng.

“Nếu Tuấn (tức diễn viên Quang Tuấn, nghệ sĩ khách mời) nói cô ấy tốt nghiệp đại học thì có thể gia đình Tuấn sẽ không hỏi thêm nữa. Nhưng nếu Tuấn nói cô ấy đang làm nail hoặc buôn bán online thì gia đình sẽ có một chút e ngại vì nghi ngờ cô ta học thức không cao và Tuấn sẽ bị khổ,” – đạo diễn Lê Hoàng nói.

Như vậy thì có đúng chênh lệch học vấn liệu có ảnh hưởng tới hạnh phúc?

“Trình độ hiểu biết mới là quan trọng chứ bằng cấp không có ý nghĩa gì ở đây. Không có bằng cấp mà có trình độ thì vẫn tốt, người hiểu biết sẽ biết cách xây dựng gia đình hạnh phúc. Người có bằng thạc sĩ hay tiến sĩ mà không hiểu biết thì gia đình vẫn tan vỡ” – một ý kiến khẳng định như vậy. Theo đó, trong gia đình Việt thông thường thì không có chênh lệch nhiều về trình độ hiểu biết, bình thường thì vợ chồng có trình độ tương đương hoặc chênh lệch chút ít, còn khác nhau nhiều về trình độ là rất phức tạp.

Sự khác nhau về trình độ thì rất khó hoà hợp vì hai người ở hai thái cực khác nhau, khi đó muốn hòa hợp thì phải rất cố gắng từ hai phía. Người giỏi cần phải khiêm tốn và tế nhị hơn, người kém thì cần phải học hỏi thêm.

Trình độ hiểu biết mới là quan trọng chứ bằng cấp không có ý nghĩa gì ở đây. Nếu không có bằng cấp mà có trình độ thì vẫn tốt, người hiểu biết sẽ biết cách để xây dựng gia đình hạnh phúc. Còn người có bằng thạc sĩ hay tiến sĩ mà không hiểu biết thì gia đình vẫn tan vỡ, cho dù là trình độ học vấn cao chứ không phải bằng đều.

Một phản ứng khác quyết liệt hơn.

“Có học, bằng cấp và không có bằng cấp thì sao? Nhiều người học cao, bằng cấp đủ thứ nhưng tính tình và cư xử không đứng đắn và chẳng bao giờ biết lo hay có một phẩm hạnh thì liệu hạnh phúc sau này có dài lâu không? Tình yêu vun bồi bằng nhiệt huyết và chân thật, nếu thấy người đáng yêu và thật thà đến với mình và mình cũng có tình với họ thì cái bằng cấp không quan trọng, chủ yếu là sự chân thật mang lại cho mình hạnh phúc là đủ rồi.

Có nhiều người có bằng cấp nhưng sau khi kết hôn, họ đòi hỏi những cái mình không thể chấp nhận, liệu cái hạnh phúc kia sẽ đi về đâu? Họ sống bằng cái giả dối thì so với kẻ không học liệu cái bằng cấp đó có tồn tại không? Chúng ta nên chú trọng tới bằng cấp thật sự trong tâm hồn. Sự tôn trọng lẫn nhau và cư xử ở đời với ông bà, cha mẹ, anh chị em và láng giềng chứ không phải cái mảnh giấy bằng chứng chỉ mà mình có được.

Cái bằng cấp con người không có thì đi tìm chi mảnh bằng giấy xa hoa, tô vẻ cái bề ngoài của mình. Người có học cao cũng thường hay chảnh chọe và phách lối. Nếu may mắn tìm được một nửa của mình cũng có bằng cấp và lòng tốt chân thật còn bằng ngược lại tìm bằng cấp mà về sau này khổ thì liệu có nên chọn người có bằng cấp hay không? Cư xử đúng mực, kiến thức, thành tâm và chân thật vẫn cao hơn người có bằng cấp. Hãy vun bồi bằng sự chân thật và lắng nghe nhịp con tim mình.”

Nhà báo Vương Liễu Hằng, kể, “Tôi quen nhiều bạn nail và vô cùng khâm phục sự đa năng của họ. Để có thể làm nail, bạn phải có một đôi tay khéo léo, đôi mắt tinh tường và cái miệng cực dẻo. Chỉ cần đường kéo lệch chuẩn một ly, người làm nail có thể gây họa. Thế mà họ cứ thoăn thoắt cắt, sơn và tán đủ thứ chuyện trên đời.

Sát nhà tôi có một cô bán hàng online. Trời, nghe cô ấy lai-chim mà nể sự hoạt ngôn, chiêu trò thì vô tận. Không nhà ‘ní nuận’ nào có thể sánh bằng đâu bạn ạ. Dầu này dưỡng tóc hơi khô ư? Vì nó không hóa chất đó chị. Nó khô phần ngọn nhưng ẩm từ gốc. Phấn này độ bám không cao? Vậy nên chị phải dùng chung với kem nền, nguyên com bo người ta mà, đảm bảo bám chắc đến nỗi xuống hồ bơi khi leo lên vẫn y nguyên… Cái miệng lai-chim của cô ấy nuôi nguyên gia đình.

Bi kịch của xã hội ta là thừa thầy thiếu thợ. Lúc nào cũng nhăm nhắm cử nhân tiến sĩ để rồi bổ sung vào đội quân xe ôm. Thậm chí vấn nạn bằng cấp lại sinh ra sự dối trá của một nền danh xưng có thể bán mua…

Còn tôi, tôi trân trọng tất cả những ai kiếm sống chân chính, hơn ngàn lần đám chức sắc đầy mình mà rập rình lưu manh, ăn tàn phá hại đất nước này.”

Lynn Huỳnh

Nguồn: Việt Nam Thời Báo

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.