Báo cáo cho thấy nhiều người vẫn bị giam giữ vì lên tiếng phản đối

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 7 Tháng 11 Năm 2013

Nhà cầm quyền Việt Nam phải chấm dứt việc đàn áp đáng báo động các nhà bất đồng chính kiến và lập tức đưa ra các biện pháp nhằm bảo vệ các nhà tranh đấu không tiếp tục bị sách nhiễu và bị bỏ tù chỉ vì đơn giản thực hiện các quyền của họ, tổ chức Ân Xá Quốc Tế nêu lên trong một bản phúc trình hôm nay.

JPEG - 31.6 kb
Nhà cầm quyền Việt Nam đã giam cầm, buộc tội, bắt giữ hoặc bỏ tù hàng trăm tiếng nói bất đồng chính kiến trong những năm qua © HOÀNG ĐINH NAM/AFP/GettyImages

“Những Tiếng Nói Bị Bóp Nghẹt: Tù Nhân Lương Tâm tại Việt Nam” đã tham khảo luật pháp và các nghị định được sử dụng như thế nào để buộc tội tự do ngôn luận, trên mạng lẫn trên các đường phố. Nó cũng đưa ra danh sách 75 tù nhân lương tâm tại Việt Nam, trong đó có nhiều người đã và đang bị nhốt trong điều kiện khắc nghiệt trong nhiều năm qua.

“Việt Nam đang nhanh chóng trở thành một trong những nhà tù lớn nhất Đông Nam Á giam các nhà bảo vệ nhân quyền và các nhà tranh đấu khác. Sự đàn áp đáng báo động của nhà cầm quyền đối với tự do ngôn luận phải chấm dứt”, ông Rupert Abbott, nhà nghiên cứu thuộc tổ chức Ân Xá Quốc Tế về Việt Nam, cho biết.

“Năm nay, Việt Nam vừa thảo luận việc sửa đổi hiến pháp vừa tranh đua một ghế tại Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Nhà cầm quyền Việt Nam đang lên tiếng với thế giới về sự tôn trọng về quy định của pháp luật của mình, nhưng việc đàn áp các nhà bất đồng chính kiến lại vi phạm những cam kết quốc tế của Việt Nam về tôn trọng tự do ngôn luận.”

Nhà cầm quyền đã giam cầm, kết tội, bắt giữ hoặc bỏ tù hàng trăm tiếng nói bất đồng chính kiến trong những năm qua. Bao gồm các blogger, các nhà tranh đấu cho quyền của người lao động và đất đai, các nhà bảo vệ nhân quyền và những người kêu gọi cải cách dân chủ ôn hòa. Thành viên của các tôn giáo cũng là mục tiêu.

Kể từ đầu năm 2012, ít nhất 65 nhà bất đồng chính kiến ôn hòa đã bị kết án tù dài hạn trong 20 vụ xét xử không đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Các tù nhân lương tâm thường bị giữ trong thời gian dài trước khi xét xử mà không được tiếp xúc với thành viên gia đình hoặc luật sư. Các phiên xử quá ngắn với tiêu chuẩn quốc tế có thể chấp nhận được, thường chỉ kéo dài trong vài giờ, và người bị truy tố không có giả định vô tội trong quá trình xét xử.

Đây là trường hợp phiên xử của bốn nhà tranh đấu chính trị vào tháng Giêng năm 2010, khi mà các thẩm phán thảo luận chỉ trong vòng 15 phút trước khi trở lại với một phán quyết đấy đủ. Các thẩm phán mất khoảng 45 phút để đọc phán quyết, đã mạnh mẽ cho thấy nó đã được chuẩn bị từ trước.

Sau khi bị bỏ tù, các tù nhân lương tâm đối diện với các điều kiện khắc nghiệt và đôi khi bị biệt giam hoặc cô lập với các tù nhân khác, một số khác bị tra tấn hoặc bị đối xử tàn bạo và vô nhân đạo.

Trong số này cô Đỗ Thị Minh Hạnh, một nhà tranh đấu cho quyền lao động 28 tuổi, bị cầm tù bảy năm vào năm 2010 chỉ vì phát truyền đơn hỗ trợ công nhân đòi hỏi tăng lương và điều kiện (làm việc) tốt hơn. Cô đã phải chịu đựng một cách tồi tệ trong tù, kể cả bị đánh đập bởi các tù nhân khác mà các cai tù không làm gì để ngăn chặn.

“Đỗ Thị Minh Hạnh, và tất cả các người khác như cô là các tù nhân lương tâm, họ không làm gì ngoại trừ bày tỏ ý kiến của mình một cách ôn hòa. Những người này phải được thả ngay lập tức và vô điều kiện” ông Abbott nói.

“Bản phúc trình của chúng tôi nhắm đến 75 cá nhân bị cầm tù, những người này đáng lẽ không phải bị tù. Cho dù con số này cao một cách đáng kinh ngạc, nó vẫn chưa nói hết trọn vẹn câu chuyện. Còn có hàng chục người khác ở tù mà họ có thể là tù nhân lương tâm, trong đó có nhiều nhà phê bình chính quyền và các nhà tranh đấu bị đánh đập, sách nhiễu, vẫn còn bị giam cầm trước khi xét xử, hoặc bị quản thúc tại gia.”

Khi hiến pháp Việt Nam bảo đảm một cách lỏng lẻo quyền tự do ngôn luận, thì một loạt các điều luật và nghị định đã được đưa ra để hạn chế các quyền này.

Bộ Luật Hình Sự 1999 cho phép nhà cầm quyền bỏ tù hàng chục năm cho những ai có ý định “lật đổ” hoặc “tuyên truyền” chống nhà nước, mà các cáo buộc hầu hết được sử dụng để trừng phạt các nhà bất đồng chính kiến ôn hòa.

Vào ngày 1 tháng 9 năm nay, nhà cầm quyền đã đưa ra một nghị định mới nghiêm khắc hạn chế việc sử dụng internet, với các hình phạt khắc nghiệt trong việc chia sẻ tin tức trên các blog và phương tiện truyền thông xã hội, hoặc các hoạt động trực tuyến mà được cho là mối đe dọa cho nền an ninh quốc gia.

Trong năm qua, Việt Nam đã thảo luận về việc sửa đổi hiến pháp, được Quốc Hội dự định bỏ phiếu trước phiên họp vừa rồi chấm dứt vào ngày 30 tháng 10. Trong năm nay nhà cầm quyền đã thực hiện “lấy ý kiến rộng rãi” là việc chưa từng xảy ra cho dự thảo sửa đổi hiến pháp.

Nhưng theo phân tích của tổ chức Ân Xá Quốc Tế, hiến pháp sửa đổi chứa những lỗ hổng với ngôn từ không rõ ràng sẽ cho phép nhà cầm quyền tiếp tục hạn chế tự do ngôn luận.

“Hiến pháp dự thảo mới có cùng chung những vấn đề cơ bản với hiến pháp trước đây, và sẽ không làm gì để bảo vệ những nhà tranh đấu nhân quyền và các người khác có nguy cơ thành mục tiêu của nhà cầm quyền xuyên qua các luật và nghị định giới hạn,” ông Abbott cho biết.

“Hiến pháp phải bảo vệ nhân quyền và được củng cố bởi các điều khoản trong Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị, mà Việt Nam là nước thành viên. Bây giờ là cơ hội để bảo đảm nó sẽ đạt được, và được áp dụng trong luật và thực tế.”

WebVT chuyển ngữ

Nguồn: Amnesty International

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…

“Đồng chí” Nguyễn Phú Trọng vừa là người khởi xướng, vừa giữ vai trò tiên phong trong chỉnh đốn đảng đã hơn một thập niên. Trong hơn một thập niên chỉ đạo – sắp đặt mọi thứ, đặc biệt là nhân sự, kết quả chống tham nhũng là gì ngoài hậu quả tham nhũng càng ngày càng trầm trọng? Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Phú Trọng và ‘trách nhiệm chính trị’

Ông [Trọng] đã tự mở chiếc “Pandora Box” ra và nay thì nhân dân đã thấy thật sự bộ máy của nhà nước do đảng Cộng sản lãnh đạo là một tập hợp của những ổ tham nhũng lớn với sự băng hoại từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trùm cuối được nhiều người xác định chính là thể chế và không bao giờ đập được chuột mà không vỡ bình vì chính cái bình đó là môi trường sinh ra chuột.

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đại diện Lưỡng viện Quốc Hội Hawaii (phải) trao Nghị quyết Cờ Vàng cho Đại diện Cộng đồng (giữa)

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 29/4 – 5/5/2024

Nội dung:

– Thông báo về các sự kiện đặc biệt tại Geneva, Thụy Sĩ nhân dịp Vietnam UPR 2024;
– Cựu TNLT Châu Văn Khảm gặp mặt thân hữu tại Houston;
– San Jose treo cờ tưởng niệm Quốc hận 30/4/1975;
– Lưỡng viện Quốc hội Hawaii và thành phố Honolulu ra Nghị quyết Vinh danh Cờ Vàng và Lễ Tưởng niệm Quốc hận 30/4 tại Hawaii;
– Cộng đồng tại Houston, TX tưởng niệm 30 tháng Tư;
– Hình ảnh các cuộc biểu tình Ngày Quốc hận 30/4 tại Vương Quốc Bỉ, Đức, Úc Châu;
– Mời theo dõi các cuộc hội luận.