Báo Chí Nhà Nước Đang Thử Thách Chế Độ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nam Nguyên, phóng viên đài RFA
2008-05-17

Đọan kết bất ngờ của vụ án PMU18, Sự phản ứng mãnh liệt của Thanh Niên và Tuổi trẻ là hai tờ báo có phóng viên bị bắt và khởi tố, cùng sự kiện công luận ủng hộ nhà báo, được mô tả là câu chuyện công cụ thông tin của Nhà nước đang thử thách chế độ.

Có thể giải thích về điều này như thế nào. Ông Nguyễn Quốc Thái cựu tổng thư ký báo Doanh Nghiệp hiện là chủ biên của tạp chí Thế Giới Ẩm Thực phát hành ở TPHCM nhận định:

“Tất cả báo chí ở Việt Nam đều thuộc một cơ quan đoàn thể nào đó của Nhà nước, chứ không có báo chí tư nhân. Vì thế tất cả báo chí đều có sự chỉ đạo từ trên xuống dưới chứ không thể nào như báo chí của tư nhân ở nước ngoài mà ông thường tiếp xúc.”

Ra lệnh báo chí ngừng đưa tin, phản đối

Nếu đọc tờ Thanh Niên báo in ngày 13/5, thì tít lớn mầu đen với khổ chữ lớn choán gần hết trang báo đập ngay vào mắt mọi người ‘Phải Trả Tự Do Cho Các Nhà Báo Chân Chính’. Bản điện tử cùng nội dung nhưng không thể hiện được điều này. Tờ Thanh Niên đã trích dẫn ý kiến của nhiều giới mà tất cả đều từ bất bình tới phẫn nộ đối với sự việc.

Báo Tuổi Trẻ cũng phản ứng không kém với tựa bài ‘Bảo Vệ Những Nhà Báo Chân Chính và Công Lý! Tựa bài được đặt dấu chấm than. Cả hai tờ Thanh Niên và Tuổi Trẻ cho biết họ tiếp nhận cơn lũ thư, điện thoại, tin nhắn. Điều mà toà sọan báo Tuổi Trẻ mô tả là các phản ứng từ băn khoăn, hoang mang, đến bức xúc và chia sẻ và nhất là những lời động viên. Hai tờ báo đưa ra lời cảm ơn bạn đọc đã đứng bên cạnh nhà báo trong lúc khó khăn này. Cả hai tờ báo được sự ủng hộ tinh thần của giới luật gia, nhiều luật sự tình nguyện cãi miễn phí cho nhà báo.

Tuy nhiên phản ứng dữ dội chưa từng có của hai tờ báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ cũng chỉ hiện diện trong ba ngày sau vụ bắt giữ. Kể từ ngày 15/5 các thông tin liên quan không còn thấy xuất hiện trên các báo. Nhà báo Nguyễn Quốc Thái nhận định sự kiện ngừng thông tin này theo nhãn quan của ông:

“Hiện nay sau những bài báo trên Thanh Niên và Tuổi Trẻ thì kể từ ngày hôm qua (15/5) không báo nào nhắc đến chuyện này nữa. Tôi nghĩ là có một yêu cầu từ trên xuống, để cho cơ quan điều tra làm việc một cách thoải mái không chịu áp lực. Nhưng tôi nghĩ là báo Tuổi Trẻ và Thanh Niên họ biết bảo vệ phóng viên và biên tập viên của mình.”

Vụ bắt giữ và khởi tố bị can nhà báo Nguyễn Việt Chiến báo Thanh niên và nhà báo Nguyễn Văn Hải báo Tuổi Trẻ, làm nhiều người nhớ lại câu chuyện cách đây khoảng một chục năm, vào thời kỳ Việt Nam chưa hội nhập như mức độ hiện nay. Thời gian đó xảy ra sự kiện ông Nguyễn Hoàng Linh, tổng biên tập báo Doanh Nghiệp toà sọan ở TP.HCM bị bắt giam, tờ báo đã có bài phanh phui một vụ tham nhũng, đây cũng là một oan án đối với nhà báo. Ông Nguyễn Quốc Thái, khi đó là tổng thư ký báo Doanh Nghiệp kể lại:

“Lúc đó anh Nguyễn Hoàng Linh là Tổng biên tập của chúng tôi có đăng một lọat bài về mấy cái tầu cao tốc. Anh ấy đã bị bắt giữ trong một năm, sau đó ra toà và được tha bổng với án đúng đến ngày ra toà. Trong thời gian đó tôi gởi một lá thư cho ông chánh án trong đó tôi xin chia sẻ trách nhiệm với ông Tổng biên tập của tôi, vì lúc đó tôi là Tổng thư ký báo Doanh Nghiệp, nhưng mà không được trả lời.

Vụ anh Hoàng Linh thì chắc các ông theo dõi báo chí Việt Nam thì báo Thanh Niên có nhắc lại lời ông Hữu Thọ lúc đó là một quan chức (trưởng ban tư tưởng văn hoá trung ương) đã không được tham khảo ý kiến về việc này đến khi thả Hoàng Linh thì lại hỏi ý kiến ông Hữu Thọ, ông ấy nói lúc bắt không hỏi ý kiến lúc tha lại hỏi thì làm sao trả lời được.”

Chân chính, dũng cảm

Bây giờ thì các nhà báo được mô tả là chân chính dũng cảm đang nằm trong trại giam. Nhưng họ là ai đã làm gì để ra nông nỗi. Đó là nhà báo Nguyễn Văn Hải, 33 tuổi vào Đảng từ năm 21 tuổi, bí thư chi bộ đồng thời là phó trưởng văn phòng đại diện Báo Tuổi Trẻ tại Hà Nội. Báo Tuổi trẻ mô tả nhà báo Nguyễn Văn Hải là một người có bản lĩnh, đấu tranh không khoan nhượng với cái xấu.

Tên tuổi Nguyễn Văn Hải trên báo Tuổi Trẻ gắn liền với hàng lọat vụ án lớn như vụ Thủy Cung Thăng Long, Vụ tham nhũng ở dự án Mường Tè, vụ Lã Thị Kim Oanh, vụ tiêu cực dầu khí, vụ tiêu cực ở thanh tra chính phủ, vụ tiêu cực ở ngành hàng không, vụ tham nhũng đất đai Đồ Sơn, vụ án ở PMU 18. Năm 2003 Nguyễn Văn Hải cùng đồng nghiệp được trao giải A giải báo chí toàn quốc với lọat bài chống nạn cơm tù , xe cướp trên QL 1A. Ban biên tập và đồng nghiệp Tuổi Trẻ luôn đánh giá cao năng lực, đặc biệt là đạo đức và lối sống của Nguyễn Văn Hải, cả với tư cách một nhà báo lẫn tư cách một công dân.

Tờ Thanh Niên mô tả chân dung người phóng viên bị bắt giữ cũng bằng sự đề cao đặc biệt. Theo đó, nhà báo Nguyễn Việt Chiến 56 tuổi từng phục vụ trong quân đội. Ông tốt nghiệp ngành địa chất từng công tác tại báo Văn Nghệ trước khi về làm phóng viên báo Thanh Niên từ năm 1993 ở văn phòng Hà Nội, chuyên theo dõi mảng nội chính. Ban biên tập báo Thanh Niên đánh giá Nguyễn Việt Chiến là nhà báo nhiệt huyết, chín chắn và có nhiều bài viết dũng cảm đấu tranh chống tiêu cực, đặc biệt là loạt bài điều tra vụ án Năm Cam.

Hai nhà báo Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Việt Chiến bị bắt tạm giam và truy tố về tội lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo điều 281 bộ luật hình sự trong việc đưa tin bài về vụ tham nhũng tại ban quản lý các dự án 18 quen gọi là PMU 18. Nói vắn tắt là đưa tin sai, và nguồn cung cấp thông tin gọi là sai chính là giới chức cao cấp ngành công an. Thiếu tướng Phạm Xuân Quắc 62 tuổi cũng bị khởi tố cùng vụ cùng một tội danh , nhưng ông được tại ngoại, vào thời điểm vụ án PMU 18, thiếu tướng Quắc là Cục trưởng C14 tức cục cảnh sát điều tra về trật tự xã hội. Tướng Quắc về hưu từ đầu năm 2007. Một cấp dưới của tướng Quắc là thượng tá Đinh Văn Huynh, 50 tuổi trưởng phòng 9 C14, người tham gia vụ án PMU 18 từ khởi đầu, cũng bị bắt tạm giam cùng thời điểm với hai nhà báo.

Trả lời báo Tiền Phong, ông Nguyễn Công Khế, tổng biên tập Báo Thanh Niên khẳng định rằng, phóng viên của báo ông không bao giờ bịa đặt, làm báo cũng không cho phép bịa đặt. Báo Thanh niên chống tham nhũng hay chống tiêu cực phải dựa trên cơ sở của sự thật và được cơ quan chức năng chính thức cung cấp. Theo lời ông Nguyễn Công Khế, trong bài “Bùi Tiến Dũng đã khai đưa tiền chạy án cho gần 40 nhân vật quan trọng” đăng trên Thanh Niên có đến hai vị tướng xác nhận, và báo Thanh Niên có băng ghi âm. Ngoài ra Báo Thanh niên còn có băng ghi âm lời một điều tra viên khác nói với phóng viên của mình. Ông Nguyễn Công Khế khẳng định Báo Thanh Niên thông tin dựa theo nguồn tin cung cấp và có chứng cớ.

Bất ngờ và lo ngại

Cùng trả lời báo Tiền Phong, ông Lê Hoàng tổng biên tập báo Tuổi Trẻ nói rằng ông thấy bất ngờ và lo ngại trước sự việc xảy ra. Báo Tuổi Trẻ không đồng tình khi cơ quan chức năng khởi tố bị can và bắt giam phóng viên như vậy. Theo ông Lê Hoàng, khi vụ PMU 18 xảy ra nhiều tờ báo đều vào cuộc. Trong dòng chảy thông tin ào ạt đó, có nhiều thông tin chính xác nhưng cũng có thông tin chưa chính xác. Báo Tuổi Trẻ đã kịp thời đính chính những thông tin này.

Về luận cứ pháp lý, chúng tôi trích lời LS Cù Huy Hà Vũ ở Hà Nội trả lời PV Mặc Lâm đài chúng tôi:

“Tội danh lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ là thuộc các tội về tham nhũng trong qui định mục A bộ luật hình sự, cho nên để buộc tội hai nhà báo này thì cơ quan điều tra phải chứng minh được hai người trên lợi dụng chức vụ quyền hạn trục lợi hay nói mạnh hơn là để tham nhũng và nếu không chứng minh được như vậy thì cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan an ninh điều tra hoặc viện kiểm sát tối cao phải ra quyết định đình chỉ điều tra đình chỉ vụ án ngay lập tức.”

Còn LS Bùi Quang Nghiêm, phó chủ nhiệm đoàn luật sư TP.HCM thì lại bày tỏ một nỗi lo sợ đối với vụ việc, khi ông trả lời PV Trường Văn của đài chúng tôi:

Ai ở hậu trường của vụ án này mới hiểu hết sự kỳ lạ và phức tạp của nó. Ai đó đã đúng khi nói rằng công lý dường như bị nhạo báng qua vụ án này và nhà báo đã trở thành nạn nhân.

“Mấy trăm tờ báo đều đăng cả riêng gì báo Tuổi Trẻ với báo Thanh Niên đâu, đâu chỉ hai phóng viên này viết đâu. Cho nên khởi tố hai nhà báo này với tội danh là lợi dụng chức vụ trong khi thừa hành công vụ là chuyện không bình thường và tôi thực sự lo sợ. Lo sợ vì bản thân các nhà báo thuộc các báo có uy tín, họ cũng rất có uy tín trong toà báo, trong lòng bạn đọc. Người ta lại đi vào lãnh vực rất khó rất nguy hiểm là chống tham nhũng, hơn nữa người đăng cái tin mà tin ấy từ cơ quan điều tra mà ra, cho nên người ta bị bắt bị khởi tố vì cái tin ấy thì tôi nghĩ là không đúng.”

Trong số các phản ứng từ được báo Tuổi Trẻ trích đăng, nhà báo Bùi Thanh nhận định rằng: ”Ai ở hậu trường của vụ án này mới hiểu hết sự kỳ lạ và phức tạp của nó. Ai đó đã đúng khi nói rằng công lý dường như bị nhạo báng qua vụ án này và nhà báo đã trở thành nạn nhân.”

Thưa quí thính giả, khi nói là báo chí công cụ thông tin tuyên truyền của Nhà nước đang thử thách chế độ, nhiều luồng ý kiến chúng tôi ghi nhận được tỏ ra hài lòng về chuyện hai tờ Thanh Niên và Tuổi Trẻ đã triệt để bảo vệ các nhà báo của mình.

Dù rằng những quan điểm mạnh mẽ của họ và độc giả, đã bị dừng lại sau 3 ngày phủ kín các trang báo. Những ý kiến khác cho rằng, sự hội nhập sâu của Việt Nam với thế giới, đã có ích lợi nhất định về quan niệm nghề nghiệp của các nhà báo, dù rằng họ là báo chí Nhà nước.

Mục đọc báo trong nước trên mạng Internet hôm nay kết thúc ở đây, Nam Nguyên thân chào quí thính giả và các bạn nghe đài.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Nguyễn Phú Trọng và Tô Lâm

Đảo chính tại Việt Nam!

Giữa cơn rối ren chính trị của chế độ, nếu chỉ nhìn vào sự hạ bệ cá nhân các tên tuổi Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, Hoàng Trung Hải, Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ và sắp tới đây là Trương Thị Mai, vì những nghi vấn tham nhũng, trục lợi cá nhân… thì chúng ta chưa nhìn thấy hết sự tầm vóc sự việc. Chúng không đơn giản chỉ là việc chống tham nhũng qua công cuộc “đốt lò” mà ông Nguyễn Phú Trọng phát động và rêu rao trong nhiều năm qua với mục tiêu chỉnh đốn đảng.

Tượng đài Cảnh sát nhân dân. Ảnh chụp từ Zing News

Tượng đài cho ai?

Việc vẫn “kiên định” để tiếp tục xây lên những cái gọi là tượng đài trăm tỷ nghìn tỷ kia chỉ khiến dân ca thán, chán nản và mất hẳn niềm tin. Trong tình hình hiện nay, những bệnh viện lớn bảo đảm việc khám chữa bệnh cho người dân một cách nhanh chóng, hiệu quả với chi phí thấp nhất hay những ngôi trường “thân thiện” mà ở đó “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”…, mới chính là những “tượng đài” mà người dân đang cần hơn bao giờ hết.

Phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Hơn 300 khuyến nghị cho Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Chiều thứ năm, ngày 9 tháng 5, báo cáo về cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) chu kỳ bốn của Việt Nam do nhóm ba nước Kazakhstan, Bulgaria và Paraguay soạn thảo được công bố. Ngày 10/5, tại phiên họp thứ 17, bản báo cáo sẽ chính thức thông qua tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bản báo cáo cho biết, có 14 nước đặt câu hỏi trước, 133 nước phát biểu hôm 7/5, và 320 khuyến nghị đã được đưa ra.

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.