Báo SGGP không có tới 5 chiếc ghế ngồi?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Báo SGGP từ chối đối thoại vì “không đủ ghế ngồi hay sợ sự thật?”

16-11-2014

Ngày 4/11/2014 Báo SGGP đăng bài: “Sự thật về lòng ‘trung thành’ của nhóm thư ngỏ 61″ của tác giả Tân Vinh quy kết: nhóm thư ngỏ 61 đã mượn danh đảng viên, mượn danh yêu nước; khoác lên mình tấm áo chống Trung Quốc, nhưng thực chất là chống lại đường lối đối ngoại sáng tạo, độc lập tự chủ của Đảng và nhà nước; tiếp tay cho Việt Tân và các tổ chức phản động lưu vong chống lại sự lãnh đạo của Đảng, gây chia rẽ, phá hoại sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, cũng như làm tổn hại niềm tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng…

Bất bình vì bị vu khống “tội phản động đáng chém đầu“, đảng viên cùng ký “thư ngỏ 61” ở TP HCM đã cử Ô Lê Công Giàu và Kha Lương Ngãi đến gặp TBT báo SGGP (ông Tấn Phong) vào lúc 15 giờ ngày 10/11/2014 để đề nghị tổ chức đối thoại, làm sáng tỏ nội dung quy chụp đao to búa lớn, không có lý lẽ thuyết phục và hoàn toàn không có luận cứ luận chứng.

Đúng như dự đoán, TBT báo SGGP “bận họp”, nhân viên văn phòng nhận thư (chúng tôi đã chuẩn bị sẵn, xin xem thư). Nội dung thư gởi TBT báo SGGP ghi rõ: ”Chúng tôi chính thức kiến nghị được đối thoại với ông TBT và tác giả Tân Vinh vào lúc 15 giờ ngày 14/11/2014 tại báo SGGP. Nếu ông TBT quyết định thời gian, địa điểm khác đề nghị ông TBT thông báo cho chúng tôi biết theo SĐT: 0908511945 (Lê Công Giàu); 0903834271 (Kha Lương Ngãi).

Sau đó, ngày 12 và 13/11/2014 ông Kha Lương Ngãi nguyên phó TBT Báo SGGP gọi điện thoại cho ông TBT Tấn Phong nhiều lần để biết kết quả cuộc đối thoại giửa nhóm “thư ngỏ 61″ với Báo SGGP vào lúc 15 giờ ngày 14/11/2014 sẽ ra sao? nhưng chuông reo liên hồi, liên hồi, rồi máy điện thoại bị cúp!

Sáng ngày 14/11/2014, có lẽ vì không thể lặng thinh đối với “thư kiến nghị đối thoại“ mà nhóm “thư ngỏ 61″ đã trực tiếp trao- nhận tại Báo SGGP, nên TBT báo SGGP đã phải lệnh cho nhân viên văn phòng gọi điện thoại cho ông Kha lương Ngãi thông báo: chấp nhận cuộc đối thoại vào lúc 15 giờ chiều ngày 14/11/2014, nhưng chỉ đối thoại với ông Kha Lương Ngãi và Lê Công Giàu (mặc dù phía Báo SGGP được giải thích rõ ô Ngãi, ô Giàu chỉ là người được giao nhiệm vụ đi liên hệ cho nhóm “thư ngỏ 61“).

Vì đã chuẩn bị, sắp xếp từ trước và nghĩ rằng: Đã chấp nhận đối thoại thì Báo SGGP không thể khư khư ấn định số người bên khách chỉ là 02 mà không thể là 05 và Báo SGGP cũng không thể ấn định đối tượng đối thoại là ô Kha Lương Ngãi, Lê Công Giàu hay là ai khác được? nên đúng 15 giờ ngày 14/11/2014 đại diện cho nhóm đảng viên ký “thư ngỏ 61“ ở TP HCM vẫn có đủ mặt để tham gia đối thoại, gồm:

  • Võ văn Thôn, nguyên GĐ Sở Tư Pháp tp HCM
  • Huỳnh Tấn Mẫm, nguyên TBT Báo Thanh Niên
  • Nguyễn Văn Kết, nguyên thư ký Bộ trưởng Bô CA Mai Chí Thọ
  • Lê Công Giàu, nguyên Phó TGĐ TCT Du lịch Saigon Tourist
  • Kha Lương Ngãi phó TBT Báo SaiGon GP

Tiếp 05 vị đại diện nhóm “thư ngỏ 61″ là một vị phó văn phòng của Báo. Với thái độ nhũng nhặn, vị PVP chỉ mời ô Ngãi và ô Giàu lên phòng họp để dự đối thoại với lý do duy nhất: Phòng họp không đủ ghế ngồi cho 05 vị khách. Mặc dù khách tuyên bố chỗ ngồi không quan trọng, ngồi đâu cũng được,ngồi chật cũng đươc… nhưng cuộc đối thoại vẫn bất thành vì cái lý do duy nhất thiếu ghế ngồi!

Quái lạ, một cơ quan Báo Đảng của một thành phố văn minh, lớn nhất nước, một cơ quan ngôn luận đại diện cho tiếng nói của trên dưới 10 triệu dân thành phố, một tờ Báo Đảng đã từng vang bóng một thời về sự giàu có và uy tín… thế mà bây giờ lại thảm hại đến mức không có đủ chỗ để đặt thêm 03 cái ghế cho 05 vị khách thuộc nhóm “thư ngỏ 61“ ngồi để cùng đối thoại làm rõ đúng sai về bài báo “Sự thật về lòng trung thành… ” mà TBT báo SGGP đã cho phép đăng tải như đã nêu trên?

Thế là đã rõ: Vì thiếu chỗ đặt thêm 03 cái ghế hay vì cái gì mà không thể đối thoại được để làm rõ sự thật, đúng – sai về bài báo của tác giả Tân Vinh mà TBT Báo SGGP đã cho đăng tải??? Xin nhường quyền bình luận, phán xét cho công luận gần xa!!!

***

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc

TP HCM, ngày 10/11/2014

Thư yêu cầu đối thoại với TBT Báo Sài Gòn Giải Phóng
V/V: về bài báo “Sự thật về lòng ‘trung thành’ của nhóm thư ngỏ 61″.
Kính gởi: Ông TBT Báo Sài Gòn Giải Phóng

Ngày 4/7/2014 Báo Sài Gòn Giải Phóng đã đăng bài “Sự thật về lòng ‘trung thành’ của nhóm thư ngỏ 61″ của tác giả Tân Vinh. Đây là bài báo bóp méo, xuyên tạc thiện chí góp ý xây dựng Đảng của nhóm 61 Đảng viên ký tên “Thư ngỏ 61“.

Kính thưa: Ông Tổng Biên Tập

Góp ý xây dựng Đảng trước thềm Đại hội 12 của Đảng là việc vô cùng cấp thiết, hệ trọng đối với Đảng, đất nước và nhân dân; diễn đàn này nhất thiết sẽ còn tiếp tục. Vì vậy, chúng tôi yêu cầu được đối thoại với ông TBT Báo Sài Gòn GP và ông Tân Vinh tác giả bài báo kể trên để cùng làm sáng tỏ sự thật, ngõ hầu góp phần cho việc góp ý xây dựng Đảng từ nay đến ĐH 12 được tốt hơn. Chúng tôi chính thức kiến nghị được đối thoại với ông TBT và tác giả Tân Vinh vào lúc 15 giờ ngày 14/11/2014 tại báo SGGP. Nếu ông TBT quyết định thời gian, địa điểm khác, đề nghị ông TBT thông báo cho chúng tôi biết theo SĐT: 0908511945 (Lê Công Giàu); 0903834271 (Kha Lương Ngãi).

Kính thưa ông TBT

Vì trách nhiệm chung, rất mong ông TBT cùng thể hiện thiện chí với chúng tôi. Trân trọng kính chào ông.

TM Nhóm “Thư ngỏ 61″

Lê Công Giàu (Đã ký)

Nguồn: Ba Sàm

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án CSVN vi phạm nhân quyền hôm 10/5/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền

Hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ vừa ra nghị quyết lên án chính phủ Việt Nam về vi phạm nhân quyền. Nghị quyết này được giới thiệu nhân dịp đánh dấu Ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5, một nỗ lực pháp lý được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cách đây 30 năm nhằm yêu gọi Hà Nội cải thiện nhân quyền.