Bắt thầy Nguyễn Năng Tĩnh, thông điệp nào cho chúng ta?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An đã bắt và khởi tố thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh với cáo buộc “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Người ta tự hỏi thầy Tĩnh đã làm gì để bị bắt và bắt thầy Tĩnh để làm gì?

Vẫn là lối cáo buộc vô căn cứ và mang đậm “đặc sản” tuyên truyền kiểu “cả vú lấp miệng em” xưa nay với những án tù chính trị. Điều cần nói là họ phải thừa nhận rằng thầy Tĩnh bị bắt vì hát và dạy những bài cổ súy cho tự do cho dân chủ, điển hình là bài “Trả lại cho dân”.

Đáp lại những luận điệu vu khống của nhà cầm quyền là bao nhiêu tâm tình từ những người quen biết thầy đã được nhiều người chia sẻ. Những chia sẻ đó là lời hạch tội cơ quan công tố, là bản bào chữa cho thầy giáo Tĩnh.

Việc bắt thầy Nguyễn Năng Tĩnh, theo tôi, gửi cho các bên nhiều suy nghĩ về:

– Thông điệp cho nền giáo dục

– Thông điệp cho đảng cầm quyền

– Thông điệp cho người hoạt động xã hội

Khi tìm hiểu về thầy Nguyễn Năng Tĩnh người ta thấy nơi đó là một con người hòa nhã, trí thức, quảng đại và dấn thân cho công bằng xã hội và bảo vệ người cô thế cô thân, cứu giúp các thai nhi… Được quen biết với thầy, tôi cũng hiểu được những đức tính và tấm lòng vì người khác của thầy.

Khi mà cả xã hội đang cảm thấy ngán ngẩm với những vấn nạn không thuốc chữa của nền giáo dục, từ gian lận thi cử cho đến ấu dâm học trò, hay tình trạng bạo lực học đường mà đáng báo động hơn là thầy cô bạo hành học sinh, thì tại sao những thầy giáo được đánh giá là tốt lành lại bị bắt giam.

Điều mà tôi cảm thấy tự hào và biết ơn nhất đối với thầy Tĩnh, không chỉ trong tư cách cá nhân, đó là thầy đã chu toàn trách nhiệm của mình cách vui vẻ và tận tâm.

Trách nhiệm của một nhà giáo là dạy cho sinh viên, học trò của mình những điều cần thiết để các em tự tạo dựng cuộc đời mình thành công. Tôi ấn tượng vì là một giảng viên mà thầy DÁM hát và dạy cho thế hệ trẻ những bài ca về tình yêu quê hương đất nước, về khát vọng tự do và thăng tiến công bằng xã hội. Là giảng viên của trường Cao Đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật thầy dùng sở học của mình là lời ca tiếng hát để làm đẹp cho đời, để giúp xóa bớt bất công và áp bức trong xã hội.

Cách thức của thầy Tĩnh nhẹ nhàng mà sâu lắng. Công an bắt thầy vì những bài hát thì cũng có nghĩa thừa nhận rằng tiếng hát của thầy mạnh mẽ hơn súng đạn lưỡi lê. Với chính phận vụ của mình trong tư cách nhà giáo, thầy Tĩnh “truyền lửa” cho thế hệ tiếp theo bằng những lời ca của trái tim – của một công dân trách nhiệm. Dĩ nhiên chẳng có một luật nào cấm hát những bài đó, và kể cả có luật thì những bài ca yêu nước đó cũng vượt qua xiềng xích để vươn cao.

Nếu chỉ vì dạy cho sinh viên, học sinh những bài hát chống giặc Tàu, chống bất công là tội thì quả thật những kẻ bắt thầy là một bè lũ phản quốc, hại dân.

Chẳng phải khi bắt thầy Tĩnh, nhà cầm quyền muốn triệt tiêu đi mục đích của nền giáo dục? Không thể có một thế hệ học sinh thành công nếu những người làm giáo dục không đủ tâm đủ tài.

Qua tâm sự của các bạn trẻ biết thầy đủ hiểu rằng thầy Tĩnh có một sức ảnh hưởng không hề nhỏ tới nhận thức và tâm tính của các em. Thật không dễ để làm được điều đó, vì đa phần nay ai cũng chẳng tôn trọng gì ngay cả đến người thầy cô của mình – vì họ chỉ là thợ giảng chứ không phải là người thầy.

Thầy Nguyễn Năng Tĩnh không chỉ dạy trên nhà trường mà là trong đời thường, thầy nêu gương với chính sự thiện tâm của mình khi trợ giúp người yếu thế, các gia đình tù nhân lương tâm, những nạn nhân Formosa và người bị áp bức đủ kiểu. Chính những sự hy sinh đó làm cho lời của thầy có thể tác động vào tâm trí của thế hệ trẻ. Đó là giáo dục tích cực, những bài giảng không cần lời nói.

Khi bắt thầy Tĩnh, nhà cầm quyền cộng sản muốn răn đe cho các giảng viên và sinh viên khác đừng có mà dại nói lên tiếng nói của một người Việt Nam. Thông điệp rõ ràng khi khởi tố và còng tay một thầy giáo là một cú tát vào mặt các trí thức để dọa nạt nếu dám ho hoe đòi quyền sống.

Trong khi vẫn hô hào đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng dạy và học chưa đi đến đâu thì những vụ bắt bớ nhắm vào một giáo viên như thầy Tĩnh là một gáo nước dội vào nền giáo dục Việt Nam.

Một nền giáo dục thiếu nhân bản và khai phóng. Đến cả những giáo viên của mình mà không bảo vệ thì các vị lấy quyền gì dạy trẻ nhỏ phải can đảm và sống có trách nhiệm? Một nền giáo dục bị chi phối bởi ý chí chính trị của một đảng độc tài. Một môi trường rèn cho con người ta trở thành những con cừu chỉ biết cúi đầu chứ không phải là dạy trở thành những con người tự do và trách nhiệm.

Lời cảnh báo cho sự suy tàn

Lê Quý Đôn là học sỹ thời vua Lê chúa Trịnh, nổi tiếng uyên bác, từng lãnh chức Thượng Thư Bộ Công. Cuối đời ông cởi áo quan về ở ẩn và qua đời năm 58 tuổi. Sinh thời trong cảnh nhiễu nhương, ông chỉ ra năm (5) nguy cơ có thể mất nước. Đó là:

1. Trẻ không kính già;

2. Trò không trọng thầy;

3. Binh kiêu tướng thoái;

4. Tham nhũng tràn lan;

5. Sĩ phu ngoảnh mặt.

Cứ ngẫm mà xem, một thầy giáo nay quay ra phản đối chế độ hoặc bị cho là như vậy để trù dập thì sẽ ra sao. Với những người trí thức họ sẽ dần chán ghét cái chế độ hà khắc này. Và đảng sẽ không thể biện minh được rằng đây là người cù bơ cù bất không ăn học nên chống đối. Đây là một giảng viên đại học, đủ suy nghĩ và chín chắn để biết điều đúng điều sai.

Cộng với những nguy cơ khác nữa thì nguy cơ tan rã chế độ và cả mất nước đang hiển hiện ngay cả trong thời đại công nghệ số hôm nay.

Một lời khích lệ

Là những nhà hoạt động vì sự tiến bộ xã hội, tôi nghĩ chúng ta càng có thêm lý do để tiếp tục. Là người có chỗ đứng trong xã hội mà thầy Tĩnh vẫn can đảm để nói lên những bất công cơ mà. Chúng ta cũng thấy may mắn vì trong hàng ngũ có thêm những người làm giáo dục biết lo cho vận mệnh nước nhà.

Và hơn hết, ai cũng có thể dấn thân. Chỉ cần hoàn thành trách nhiệm của mình, ví dụ như thầy Tĩnh là dạy ca hát thì cũng đủ được đảng cộng sản vinh danh là “phản động” rồi. Cánh cửa nhà tù có thể ghê sợ thật, nhưng sẽ còn đáng sợ hơn là tồn tại mà không có mục đích sống.

Cám ơn thầy, anh Nguyễn Năng Tĩnh – một tiếng hát giữa đời bất công!

Trần Minh Nhật

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.