Biểu Tình Thế Vận

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 46 kb

Biểu tình, biểu tình… Không gì vui bằng biểu tình ngay trước cổng Thế Vận Bắc Kinh. Không phải là mang tâm bêu rếu chuyện xấu, nhưng chỉ vì nêu lên chính nghĩa vì tự do và nhân quyền khó có nơi nào được hào quang truyền thông thế giới chiếu rọi vào trước mắt cả tỉ khán giả. Nhưng thực tế, biểu tình ở Thế Vận có được không? Có thể nộp đơn xin công an cho phép biểu tình, hay là tự động làm màn dân oan xuống đường, hay là rút vào chiến khu mạng mà hô hào? Còn các vận động viên biểu tình có được không? Hay là nhà nước Bắc Kinh bỗng nhiên từ bi bất ngờ với mọi cuộc biểu tình?

Nhà nước Trung Quốc nói rằng ai muốn biểu tình ở Thế Vận Bắc Kinh cần phải nộp đơn trước 5 ngày, và sẽ được duyệt xét đơn xem có thể cho giấy phép hay không. Câu chuyện nghe có vẻ như đất nước Trung Quốc đã mấp mé tới cửa ngõ thiên đường của quyền tự do phát biểu, tự do biểu tình… Nhưng nói vậy chứ không phải vậy.

Báo The Star (http://www.thestar.com) với bài tường trình của phóng viên Bill Schiller hôm 3-8-2008 cho thấy sự thật đã lộ nguyên hình hoàn toàn trái ngược những gì mà chính phủ Bắc Kinh loa kèn ầm ĩ.

Bài báo kể rằng Tiến Sĩ Ge Wifei và các bạn của bà từ thành phố Suzhou (Tô Châu?) đã tin ngay vào lời của chính phủ khi loan báo là các khu đặc biệt sẽ lập ra cho những ai muốn biểu tình trong khi diễn ra Thế Vận Bắc Kinh. Nhưng hôm Thứ Sáu, khi bà Ge tới Bắc Kinh nộp đơn xin biểu tình, theo báo này kể, thì “nhiều công an từ tỉnh nhà của bà đột nhiên xuất hiện, đẩy bà vào xe công an, bắt bà về một khách sạn Bắc Kinh nhiều giờ đồng hồ, thẩm vấn bà 2 lần, rồi để 2 công an áp giải bà lên một chuyến xe lửa trong đêm đi chuyến xe 1,000 kilômét về nhà, nơi công an địa phương đón nhận bà với nhiều câu hỏi khác.” (hết trích dịch)

JPEG - 62.7 kb

Bà Ge trả lời phóng viên báo The Star qua điện thoại rằng công an Bắc Kinh từ chối, không cho bà và nhóm bạn hoạt động giấy phép biểu tình, lý do vì không phải cư dân Bắc Kinh.

Mà bà Ge đâu có phải là nhà hoạt động dân chủ đa nguyên đa đảng gì, để phải bình luận là chuyện chính trị chính em phức tạp. Bà chỉ đơn giản là đại diện một nhóm dân oan thôi. Bà Ge là một bác sĩ hồi hưu, hôm Thứ Năm đã lên chuyến xe lửa tốc hành đi 11 giờ đồng hồ từ Suzhou tới Bắc Kinh để đại diện cho 140 người có nhà đất đang bị tịch thu bất hợp pháp bởi một công ty xây cất được cán bộ địa phương hỗ trợ. Hôm Thứ Sáu, khi bà đứng nộp đơn ở Sở Công An Bắc Kinh thì “đột nhiên 4 công an từ Suzhou xuất hiện. Họ yêu cầu tôi đi theo họ.”

Bởi vì như thế, nên nhiều dân oan đã tự động biểu tình, không màng chuyện xin giấy phép. Báo The Guardian hôm Thứ Hai 4-8-2008 loan tin là có một nhóm 20 cư dân Bắc Kinh biểu tình gần Thiên An Môn. Họ đứng trên đường phố, la lớn rằng họ bị đuổi ra khỏi nhà và không được bồi thường gì.

Bà Liu Fumei nói với phóng viên AP rằng bà “không chống đối Thế Vận. Nhưng rất là sai trái khi họ phá sập nhà chúng tôi. Rất là sai trái.” Phóng viên AP chĩa ống kính thu hình bà khóc sướt mướt và trì lại với các nữ công an thường phục tới lôi kéo bà đi.

JPEG - 85.5 kb
Nhà dân bị phá sập để xây Vận Động Trường Thế vận Hội, nhưng không được đền bù thỏa đáng.

Bà Liu Fumei và nhóm phụ nữ biểu tình này nguyên bị trục xuất ra khỏi nhà của họ ở khu phố cổ Qianmen từ năm 2003 để xây một thương xá, và nơi này sẽ khánh thành kịp Thế Vận vào Thứ Năm tuần này. Một viên chức báo chí trong ngành công an nói với AP rằng ông không rõ các phụ nữ biểu tình sẽ bị dẫn đi đâu và xử lý ra sao.

Điều hết sức lạ lùng với thế giới là những người biểu tình đa số đều là phụ nữ. Có phải cán bộ đảng Cộng Sản sợ phụ nữ hơn đàn ông? Hay vì cán bộ lúc nào cũng biết thương hương tiếc ngọc? Muốn biết, đơn giản, cứ xem đàn ông biểu tình là biết liền, những chuyện này có thể xem hình ảnh trên YouTube.com dễ dàng, còn sôi nổi hơn là phim võ hiệp.

Có lẽ vì không ưa xem phim võ hiệp với người thật, việc thật của công an, nên Jacques Rogge, chủ tịch Ủy Ban Thế Vận Quốc Tế IOC, mới cảnh cáo các vận động viên là đừng làm hỏng tinh thần Thế Vận.

Cụ thể, Rogge trả lời phỏng vấn của ký giả David Bond trên báo The Telegraph, số ngày Thứ Hai 4-8-2008, rằng các vận động viên sẽ có cơ hội biểu tình ở nơi được quy định sẵn, và nói rõ rằng điều 51 trong Hiến Chương IOC ngăn cấm các vận động viên sử dụng bục (nhận huy chương), nơi thi đấu hay ngôi làng Thế Vận làm nơi bày tỏ ý kiến.

Ông nói rõ, “Nếu chúng ta cho sử dụng sàn đấu Thế Vận làm nơi phổ biến tuyên ngôn chính trị, như thế sẽ làm hỏng tinh thần Thế Vận. Các lực sĩ tuyệt nhiên là có tất cả cơ hội để bày tỏ quan điểm. Nhưng chúng tôi yêu cầu họ đừng làm thế trong Thế Vận, đặc biệt là trên bục nhận huy chương và cả trong Làng Thế Vận. Nếu có ai đó lên bục và mặc áo T-shirt mang các khẩu hiệu tôn giáo hay chính trị, chúng tôi sẽ không cho như thế.”

JPEG - 75.5 kb
Dân oan Trung Quốc.

Xin giấy phép biểu tình thì bị bắt cóc về bản quán. Biểu tình không giấy phép thì bị bắt cóc về nơi chưa rõ. Còn biểu tình trong Làng Thế Vận hay nơi thi đấu thì bị cấm… Thậm chí, Tổng Thống Bush cũng phải nói là ông sẽ chỉ nói về quyền tự do tôn giáo khi dự thánh lễ trong một nhà thờ Bắc Kinh. Thế là, chỉ còn cách duy nhất là lên Internet biểu tình.

Đó là thực tế mà rất nhiều người phải công nhận. Hội Phóng Viên Không Biên Giới (Reporters Without Borders, RSF, www.rsf.org) nói là họ sẽ biểu tình trên mạng vào đúng ngày 8-8-2008, lúc 11 giờ sáng, tròn một tiếng đồng hồ trước lễ khai mạc Thế Vận Bắc Kinh.

Đành vậy, đó sẽ là cuộc biểu tình từ xa ngàn dặm, và sẽ nối mạng từ nhiều tiếng nói, nhiều sắc tộc. Nơi đây sẽ không phải là tranh tài, nhưng sẽ là chung góp ước mơ toàn cầu cho một thế giới tự do hơn, nhân quyền tôn trọng hơn… Đó cũng là một Thế Vận kiểu mới.

Trần Khải

****

Rounded up by ’retrievers’ at Olympics

August 03, 2008
Bill Schiller
Asia Bureau

BEIJING–When Chinese authorities announced that special zones would be established for people wanting to protest during the Beijing Olympic Games, Dr. Ge Wifei and her friends from the southern city of Suzhou took the government at its word.

But on Friday, when Ge arrived in Beijing to file an application to protest, in keeping with government guidelines, she got a rude awakening.

Four Public Security officers from her hometown suddenly showed up, put her into a police car, detained her for hours at a Beijing hotel, interrogated her twice, then put her on an overnight train with two police officers for a 1,000-kilometre journey back home, where she was welcomed by local police and taken in for yet more questioning.

And no, she was told in Beijing, she and her group would not be getting a permit to protest.

“An officer told me that I was from outside of Beijing,” Ge explained in a telephone interview.

“He said it’s written in the regulations that applications from places outside Beijing will not be allowed.”

And so, another promise by the 2008 Summer Games’ hosts and the International Olympic Committee appears to be less than originally believed.

It’s not quite “free and unfettered access” to the Internet as journalists learned last week.

And as for the protest zones, announced with fanfare on July 23, they’re not quite the dramatic break from normal practice many originally thought.

International Olympic Committee President Jacques Rogge told reporters last night he had no knowledge of the case but said “we definitely will look into it –and that’s for sure.”

Repeated attempts to reach Beijing Olympic Committee deputy director of communications, Sun Weide, were unsuccessful.

Ge, a retired general practitioner, said she was “depressed” and “exhausted” following her experience.

“I’m not a fit person and I’ve had no rest for two days,” she said.

Her journey began Thursday when she boarded an 11-hour overnight express in Suzhou bound for Beijing. She was coming to the capital to represent 140 property owners locked in a bitter battle with a major developer. The property owners say some of their land was illegally taken by developers with the blessing of local authorities. The owners want justice – and they feel a public protest in the middle of the capital would speed that.

On Friday, Ge was handing in her application at the Beijing Public Security Bureau when “suddenly,” she said, “four Public Security police from Suzhou turned up. They asked me to go with them.”

That’s when the real adventure began. By the time she landed back in Suzhou yesterday morning, she “hadn’t slept for two days and two nights” – and there was a police car waiting for her at the station.

“I said: `I want to sleep. I want to go back home. And besides, you’ve already taken notes.’

“But they told me: `We’re just following the protocol. Please co-operate with us.’”

While the presence of Suzhou security police in Beijing may have taken Ge by surprise, it’s not at all unusual to have officers from other provinces and jurisdictions circulating in Beijing.

They’re specifically sent to the capital by local politicians to head off citizens who might dare to travel there to complain about them to the central government.

The out-of-town security police are known as “retrievers.”

The complaining citizens are known as “petitioners.”

“The announcement of the protest zones gave us hope,” said Zhu Yongxi, who heads the aggrieved group of property owners to which Ge belongs.

“We had read about the protest zones on the Internet and in the newspapers, and saw it on CCTV (China’s multi-channel, government-run TV network).”

Ge was selected, he says, because she is conscientious, concerned and an excellent Mandarin speaker.

He Bing, one of the lawyers who represents the property owners, and who also teaches at the China University of Political Science and Law, said the creation of the protest zones was good policy. The problem lies in implementation.

“Demonstrations carried out in a peaceful way are simply a way of expressing one’s opinion,” he said.

“But some officials and bureaucrats think this sort of thing is dangerous. They believe it’s shameful for people to demonstrate. They think it will cause the government to lose face.

“They always think this way.”

He said officials ought to consider the fact that demonstrations also take place in very stable, well-off countries.

“If the Olympics end and there hasn’t been a single demonstration here … that will be embarrassing.

“It will show that in this very big country, people dare not demonstrate.”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.