Bỏ Đảng … tôi sẽ làm gì?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Có thể nói, ngày tôi vào Đảng với một niềm tin và tự hào mãnh liệt bao nhiêu thì ngày hôm nay, tôi chán ghét và khinh bỉ Đảng viên, khinh bỉ tổ chức Đảng bấy nhiêu, mà trớ trêu thay, tôi khinh bỉ cái mà tôi vẫn còn vấn vít“,

Đảng là một cỗ máy giả dối khổng lồ, hàng ngày, những vị chức sắc Đảng có thể nói ra rả về Chủ nghĩa Mác Lênin, về tư tưởng Hồ Chí Minh, về cái gọi là chí công, vô tư nhưng chiều về vẫn ăn nhậu phủ phê, vẫn chơi gái, tiền hối lộ vẫn nhận. Đến mức, bây giờ, không còn ai bất ngờ khi nghe thông tin quan này, tướng tá kia giàu sụ. Giả dối nhất đối với từng Đảng viên Cộng sản là hàng năm, vào kì nhận xét cuối năm, ai cũng “lập trường tư tưởng vững vàng, kiên định theo chủ nghĩa Mác Lê, tư tưởng Hồ Chí Minh”. Trong khi đó, ai cũng biết thừa từ ông Hồ đến ông Mao đều là thứ dâm tặc, Lê Duẩn cướp vợ người, Phạm Văn Đồng bán nước v.v và v.v…“,

Đó là những lời đầy cảm xúc mà anh Trần Chấn đã viết tại trang Dân Luận khi phản hồi bài “Đảng chai sạn khiến tôi nhiều hư hỏng” của PV Quốc Doanh.

… và Trần Chấn đổ quạu:
“Đéo mẹ. Giả dối không chịu được!

Là một người đảng viên sinh sau 1975, tuổi dưới 40, sinh ra và lớn lên trong chế độ cộng sản, sau đó gia nhập Đảng và nay đã có hơn 10 năm tuổi Đảng, tự cho mình là một đảng viên ưu tú, anh Trần Chấn ngày hôm nay đã uất ức viết lên những lời như trên. Trần Chấn đã ra đời sau cả lúc Dương Thu Hương ngồi xuống lề đường Sài Gòn bật khóc năm 1975 khi khám phá ra sự giả dối của Đảng Cộng Sản Việt Nam, và thấy mình bị lừa. Thật tội nghiệp! Giá mà khi lớn lên Trần Chấn gặp được Dương Thu Hương thì chắc chắn đã không xin vào Đảng và khỏi phải ưu tư trắc trở như ngày hôm nay.

Trần Chấn ví mình như một người “đang ngụp lặn trong dòng nước bẩn, cố bám lấy cái thân gỗ mục nát chắc chắn sẽ tan rã vì không biết cái chờ đợi chúng tôi là gì, một chiếc phao cứu sinh hay một chiếc thuyền đầy hải tặc hoặc đơn giản hơn, một con cá sấu đói đang rình mồi?”

Trong tâm trạng đó Trần Chấn nghĩ tới việc bỏ Đảng.

Nhưng anh lại băn khoăn. Băn khoăn không biết sau khi bỏ Đảng thì mình sẽ ra sao, sẽ làm gì, sợ Đảng bị sốc, sợ bị cha mẹ và anh chị em chê trách, sợ hậu cộng sản sẽ bị trả thù, cho các phong trào dân chủ là “lộn xộn” chưa thuyết phục, sợ đất nước bị bất ổn, …

Đọc những giòng của Trần Chấn, ta không biết còn bao nhiêu những đảng viên ĐCSVN trẻ khác nữa, mang cùng tâm trạng như Trần Chấn nhưng chưa có cơ hội hay hoàn cảnh để lên tiếng?

Với bạn Trần Chấn và những người bạn trẻ đó, kinh nghiệm của những người đi trước có thể giúp trả lời một số băn khoăn chăng:

Trước tiên, bạn không nên sợ Đảng bị sốc. Trước bạn đã có nhiều người bỏ Đảng. Thời trước thì có những Trần Độ, Trần Xuân Bách, Dương Quỳnh Hoa, Bùi Tín, Dương Thu Hương, Phạm Đình Trọng, … gần đây hơn có Lê Hiếu Đằng, Nguyễn Đắc Kiên, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Chí Đức, Đặng Chí Hùng, … . Họ là những người mà việc bỏ Đảng đáng lẽ đã phải tạo những cái sốc rất lớn. Nhưng bạn thấy đó. Khi những đảng viên nói trên bỏ Đảng, lẽ ra Đảng phải xem đó là những tiếng chuông cảnh tỉnh để biết mà cải tổ và sửa sai, nhưng Đảng chỉ đơn giản gạt họ sang một bên, thậm chí còn đàn áp trù dập họ như kẻ thù. Như vậy, bạn có thể yên trí. Chẳng bên nào bị sốc cả vì chẳng ai còn xa lạ gì với những lý do khiến đảng viên bỏ đi và các bạn sẽ không phải là người cuối cùng cất bước.

Bạn cũng không nên lo ngại cha mẹ và các anh chị em bạn chê trách. Tại sao chúng ta lại sợ bị người khác chê trách khi biết mình đang theo tiếng gọi của lương tâm để làm một việc đúng? Ngược lại, chúng ta nên tin tưởng việc làm đúng của mình sẽ giúp cho người thân cuối cùng nhìn ra sự thật và cùng với mình làm những việc đúng, để đưa đất nước chúng ta sang con đường tốt đẹp hơn. Còn sống cùng nhau trong giả dối như hiện nay chỉ là cách cột chặt con cháu chúng ta và các thế hệ tương lai vào ngõ cụt tụt hậu, cả về kiến thức lẫn nhân cách, đi đâu cũng bị thế giới rẻ khinh. Và khi đủ suy nghĩ, chính chúng sẽ khinh bỉ chúng ta vì đã không dám có những chọn lựa theo lương tâm vào lúc này.

Ai cũng có thể cảm thông với các hối tiếc mất quyền lợi, dù ít dù nhiều, của người đảng viên ĐCSVN cấp thấp. Nhưng nếu nhìn xa hơn vào tương lai, chúng ta sẽ thấy trong một xã hội phát triển tự do, công bằng, pháp quyền thì mức thu nhập bình thường của một người làm việc miệt mài với sức lực và trí tuệ của mình đều dễ dàng hơn hẳn loại lợi lộc nho nhỏ gắn liền với thẻ đảng viên hiện nay, mà lương tâm chúng ta không còn bị dằn vặt vì đặc quyền đặc lợi đến từ vai trò thành viên của một tổ chức bất chính, sống nhờ các thủ thuật cướp bóc những người dân cùng khổ và nạo khoét tài nguyên quốc gia. Người Việt mình có câu “của phi nghiã sẽ không bền” và thường chỉ dẫn đến “của Thiên trả Địa” mà thôi. Thật vậy, đã biết bao nhiêu lần những món tiền nho nhỏ bạn nhận được từ Đảng chỉ để cộng vào làm quà hối lộ cho các thành viên cao hơn của Đảng.

Còn nỗi băn khoăn lo ngại sẽ bị trả thù trong thời hậu cộng sản thì có lẽ nó phát xuất từ sự hiểu lầm mà thôi. Việc rời bỏ một tổ chức mang nhiều tội ác với dân tộc như ĐCSVN thì tuyệt đối không phải là một việc làm sai trái để rồi bị kết tội trong thời hậu cộng sản. Suy nghĩ đó chỉ có thể là bài bản hù dọa của Ban Tuyên Giáo mà thôi. Thực tế tại nhiều nước cho thấy trong giai đoạn hậu độc tài, những kẻ có tội bị mang ra xét xử đều là những kẻ đã phạm những tội hình sự trầm trọng khi họ cầm quyền. Còn những ai từ bỏ Đảng, không thi hành những chỉ thị ác độc từ trên đưa xuống, âm thầm báo trước cho các nạn nhân trốn đi, và kêu gọi các đảng viên khác sống đúng với lương tâm, đều được dân chúng biết ơn. Trong nhiều trường hợp, những con người đầy lương tâm này còn được dân chúng bầu vào các vị trí điều hành trong nền dân chủ mới.

Bạn còn ngần ngại chưa dám dấn bước theo phong trào dân chủ vì cho rằng họ “lộn xộn” ư? Trước hết, nhận xét đó không sai đâu. Nhưng đề nghị chúng ta bỏ chút thời giờ tìm hiểu về quá trình tiến đến dân chủ của nhiều quốc gia trên thế giới. Những quốc gia có nền dân chủ lâu đời như Pháp, Anh, Mỹ, … đều đã phải đi qua cái giai đoạn mà bạn gọi là “lộn xộn” đó. Rồi đến những quốc gia tại Đông Âu như Ba Lan, Tiệp Khác, Hung Gia Lợi, Nam Tư, … cũng đều đi qua giai đoạn đó để có những xã hội công bằng, đầy công lý và nhân quyền như hiện nay. Gần với chúng ta hơn, những quốc gia Á Châu như Nam Hàn, Đài Loan, Indonesia, Thái Lan, Miến Điện, … đều đã hoặc đang đi qua giai đoạn “lộn xộn” đó. Một phần do bản chất của dân chủ, của đa nguyên. Một phần khác do người dân ở mỗi nước này cần có thời gian để làm quen với cách hành xử dân chủ. Và một phần vì tiến trình sản xuất ra những chính phủ dân chủ đúng nghĩa phải qua một số vòng lựa lọc. Ngược lại, cái gọi là ổn định của độc tài thực chất chỉ là sự ổn định giả tạo. Như bạn thấy, nó là nồi nước ngày càng sôi sục và hòn đá chận vung cứ ngày một lớn hơn … cho tới ngày cái nồi nổ tung như tại tất cả các nước độc tài, dù là cộng sản hay không cộng sản.

***

Nhưng nói gì đi nữa, cuối cùng quyết định lựa chọn vẫn hoàn toàn tùy thuộc ở bạn.

Có người chọn con đường rời bỏ hẳn — rời bỏ hàng ngũ kẻ ác để đứng về phiá dân tộc. Có người chọn tiếp tục ở lại trong Đảng như 61 đảng viên kỳ cựu vừa ký tên vào lá Thư Ngỏ ngày 28/7/2014 vừa qua, để kêu gọi các đảng viên khác cùng lên tiếng đòi hỏi lãnh đạo Đảng phải công khai các hành động làm tổn hại đất nước trong quá khứ, ngưng ngay các việc ác trong hiện tại, và tháo gỡ các vòng kim cô trên đầu dân tộc để đi vào tương lai.

Khi đã bật ra tiếng lòng “chán ghét và khinh bỉ Đảng viên, khinh bỉ tổ chức Đảng” đến độ “Đéo mẹ. Giả dối không chịu được!” thì đã khá rõ bạn không còn chấp nhận ngồi yên chịu đựng nữa.

Chúng ta cùng đứng lên đi, và mong có ngày được bắt tay bạn.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.