Bóng Bể Sau Thế Vận

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau nhiều năm chuẩn bị tổ chức rất công phu, Trung Quốc đang thực hiện giấc mơ của mình là Thế vận hội Bắc Kinh 2008. Sau đó, tình hình kinh tế xứ này sẽ ra sao?

Diễn đàn Kinh tế có cuộc trao đổi sau đây với kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa về câu hỏi trên. Xin quý thính giả theo dõi phần trao đổi do Việt Long thực hiện.

Việt Long: Thế vận hội 2008 đã bắt đầu tại Bắc Kinh và tính đến ngày Thứ Ba vừa qua, Trung Quốc đang dẫn đầu về số huy chương vàng đã đoạt được. Trong khi ấy, nhiều tin xấu vẫn tiếp tục xảy ra từ nhiều lãnh vực khác nhau nên dư luận đang tự hỏi là sau Thế vận, tình hình kinh tế Trung Quốc sẽ ra sao?

Chương trình hôm nay sẽ tìm hiểu giải đáp cho câu hỏi đó. Trước hết, ấn tượng chung của ông về Thế vận hội 2008 là thế nào, liệu Trung Quốc có tiếp tục xu hướng đã thấy từ nhiều Thế vận trước đây, là sẽ đoạt nhiều huy chương vàng nhất hay không?

JPEG - 77.7 kb
Lâm Diệu Khả “hát nhép” theo tiếng hát của Dương Bái Nghi.

Nguyễn Xuân Nghĩa: Lãnh đạo và cả dân chúng Trung Quốc đang cố hết sức để hoàn thành giấc mơ của họ là tổ chức thành công Thế vận hội 2008 tại Bắc Kinh. Lễ khai mạc rất ngoạn mục tối Thứ Sáu mùng tám đánh dấu nỗ lực đó, dù cho dư luận biết dần và biết thêm những sự dàn dựng đầy kịch tính – nghĩa là giả tạo – ở bên trong hậu trường.

Về câu hỏi liên quan tới số lượng huy chương, thưa ông, quả nhiên là từ cả chục năm nay, Trung Quốc đang vươn lên ngôi vị cường quốc về thể thao, với số huy chương vàng họ đạt được tại Thế vận Athens rồi Sydney ngày một nhiều hơn. Tuy nhiên, ngược với dự đoán của đa số, nhiều người vẫn tin rằng lần này, Trung Quốc sẽ thua Hoa Kỳ ở số huy chương vàng!

Điển hình là tờ Wall Street Journal trong số ra ngày tám tháng Tám đã dự báo là Mỹ sẽ đoạt 47 huy chương vàng trong số 302 huy chương của các bộ môn thi đấu, Trung Quốc chỉ được có 38 huy chương mà thôi! Các dự báo

Việt Long: Người ta căn cứ trên tiêu chuẩn gì để đưa ra các dự báo đó?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Thông thường, giới kinh tế và thể thao lẫn các nhà xã hội học thường chú ý đến các tiêu chuẩn chính là dân số, là sức nặng kinh tế đo lường ở lợi tức bình quân một đầu người, là các bộ môn thể thao sở trường của từng quốc gia và sau cùng là yếu tố tâm lý, cụ thể là sự thiết tha của dân chúng với sinh hoạt thể thao hay thế vận quốc tế.

Việt Long: Nếu nói về dân số không thôi thì Ấn Độ dông dân thứ nhì trên thế giới, tới nay vẫn chỉ đoạt được có một huy chương, nghĩa là đứng ngang hàng Việt Nam, vì sao lại như vậy?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Thưa đấy cũng là một chi tiết đáng chú ý. Ấn Độ có một vài bộ môn thể thao sở trường, nhưng dân chúng nói chung không mấy thiết tha đến thể thao và thành phần ưu tú ở trên, là đẳng cấp quý tộc hay tăng lữ, lại còn coi thường thể thao. Với họ, Thế vận hội là chuyện phù phiếm, đấy là yếu tố tâm lý có ảnh hưởng mạnh hơn yếu tố nhân khẩu hay kinh tế.

JPEG - 78.3 kb
Huy Chương Vàng.

Trở lại chuyện Trung Quốc, thưa ông, sau khi Liên Xô tan rã thì uy thế của Liên bang Xô viết trong thể thao và thế vận như một diễn đàn phát huy tính ưu việt của xã hội chủ nghĩa, ưu thế đó bị soi mòn dần. Trung Quốc đang cố gắng trám vào khoảng trống đó, với một nỗ lực tương tự, được lãnh đạo thúc đẩy nên mới trở thành một đại gia về thể thao.

Tuy nhiên, chưa chắc là Trung Quốc sẽ qua mặt Hoa Kỳ trong Thế vận 2008 vì nhiều lý do mà mình không thể nói hết trong chương trình hôm nay.

Dù sao, tôi vẫn xin mạn phép ghi nhận mọt sự khác biệt đáng kể giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Với Trung Quốc, việc thắng giải thể thao là một yêu cầu mang tính chất quốc gia, được nhà nước tiến hành và yểm trợ một cách quy mô. Ngược lại, dân Mỹ coi việc đó là nỗ lực của cá nhân và gia đình, không muốn và không cần có sự chỉ đạo hay yểm trợ của nhà nước. Hiện tượng đó là biểu hiện của hai triết lý xã hội khác nhau, nhà nước hay cá nhân, ai là người quyết định.

Việt Long: Bước qua chủ đề chính của chương trình kỳ này, liệu Trung Quốc có lấy trớn tâm lỳ từ Thế vận hội để chinh phục những mục tiêu cao xa hơn, hay ngược lại, sẽ trở lại thực tại ê chề hậu Thế vận như một số dư luận đã tiên đoán?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Trong một kỳ trước, vào ngày 23 tháng Bảy, khi nói về các sinh hoạt phù phiếm, diễn đàn này có nêu một ý kiến, đó là lãnh đạo Trung Quốc cứ lầm tưởng rằng việc tổ chức Thế vận hội sẽ khiến mình phải đầu tư rất mạnh vào hạ tầng cơ sở, nhờ đấy là sau Thế vận, kinh tế sẽ hưởng lợi.

Họ lầm tưởng vì không tìm hiểu xem Hy Lạp và Úc Đại Lợi có hưởng lợi gì nhiều không sau Thế vận Athens 2000 và Sydney 2004. Thực tế thì sau khi Thế vận hoàn tất, hai xứ ấy có phản ứng chán chường mệt mỏi và thực tế là việc tổ chức Thế vận hội không là đầu máy lôi kéo sinh hoạt kinh tế cho khởi sắc hơn.

Họa may, chỉ địa phương tổ chức mới có một chút lợi về kinh doanh hay du lịch, nhưng so sánh với 43 tỷ Mỹ kim mà Trung Quốc đã đổ ra cho việc tổ chức Thế vận 2008, mối lợi ấy không đáng kể. Ngược lại, khi nhạc lắng mây chìm và tự ái được xoa dịu, dân chúng Hoa lục mới phát giác là mình còn quá nhiều vấn đề ngổn ngang của đời sống. Và sau những ngày hồ hởi lạc quan, bong bóng Thế vận sẽ có ngày bể.

khi nhạc lắng mây chìm và tự ái được xoa dịu, dân chúng Hoa lục mới phát giác là mình còn quá nhiều vấn đề ngổn ngang của đời sống. Và sau những ngày hồ hởi lạc quan, bong bóng Thế vận sẽ có ngày bể.

Hiện tượng bể bóng

Việt Long: Hình như ông hay có cái nhìn bi quan về thực tại Trung Quốc. Đâu là những vấn đề mà người ta cần quan tâm theo dõi để có thể thấy hiện tượng bể bóng đó?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Thưa ông, trong suốt năm ngày đầu của Thế vận hội 2008, mỗi ngày ta đều có tin tức về những biến động và bạo động tại Tân Cương. An ninh của Trung Quốc trong một khu vực trái độn mang tính chất chiến lược quả là bị thách đố, và tai họa ấy sẽ chỉ tăng chứ không giảm.

Thứ hai, ngay từ trước Thế vận, Bộ Chính trị và guồng máy nhà nước Trung Quốc đã họp hành và loan báo hàng loạt biện pháp cải cách về cơ chế và chính sách nhằm đối phó với ba mối nguy là kỷ cương lãnh đạo, sản xuất suy trầm và lạm phát gia tăng. Ba mối nguy ấy rất dễ đưa tới động loạn sau Thế vận, khi từ đám mây hồng của lễ hội dân chúng sẽ rơi xuống thực tại của đời sống.

Việt Long: Ông theo dõi tình hình kinh tế Trung Quốc. Ông có thể liệt kê ra những biện pháp ấy cho thính giả cùng biết hay không?

JPEG - 65.6 kb
China National Petroleum Corp.

Nguyễn Xuân Nghĩa: Thưa ông, kết quả kinh doanh trong nửa năm đầu của 2008 là một sự thua lỗ cho các tổng công ty năng lượng và dầu khí Trung Quốc. Cuối tháng Bảy, một đại gia quốc doanh của họ là China National Petroleum Corp. CNPC loan báo là doanh lợi bị mất 39% so với cùng kỳ năm ngoái nên họ sẽ phải sa thải khoảng tám vạn công nhân từ nay đến năm 2011.

Trước đó một tuần, Ủy ban Kiểm soát và Quản lý Tài sản Quốc doanh thông báo sẽ tái phối trí các doanh nghiệp nhà nước và giới hạn những rủi ro đầu tư của các cơ sở này bằng hạn ngạch vay nợ. Ngày đầu tháng, cơ quan hữu trách về công nghiệp biến chế Trung Quốc thông báo sự suy sụp của chỉ số tổng hợp tới dưới 50 điểm.

Đây là một “tử điểm” trong kinh doanh, dưới mức đó là bị lỗ và nhân viên sẽ bị sa thải, thất nghiệp sẽ tăng. Những dữ kiện ấy chỉ là mặt nổi ở trên nhưng cho thấy nhiều vấn đề nghiêm trọng về cơ chế và chính sách mà lãnh đạo Bắc Kinh sẽ phải tiến hành nay mai.

Nhìn một cách khác, trong khi mọi người hào hứng theo dõi các cuộc tranh tài Thế vận thì giới hữu trách vẫn lặng lẽ chuẩn bị một thực đơn có nhiều vị chua hơn ngọt. Những đổi thay

Việt Long: Nhưng ông chưa nói tới những đổi thay trong cơ chế mà lãnh đạo Trung Quốc sẽ tiến hành sau Thế vận hội. Những đổi thay ấy là gì?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Nếu theo dõi tình hình từ nhiều năm liền, nhất là từ khi thế hệ lãnh đạo thứ tư là Hồ Cẩm Đào hay Ôn Gia Bảo, Úy Kiện Hành lên cầm quyền sau năm 2002, chúng ta có thể thấy bài toán của họ là phải tập trung quyền lực về trung ương để có một chính sách kinh tế xã hội nhất quán và nhất là để san xẻ lợi tức quá chênh lệch giữa các địa phương.

Họ mất nhiều năm tiến hành việc đó mà chưa đạt kết quả vì nhiều địa phương, doanh nghiệp và thậm chí thế lực kinh doanh hay chính trị vẫn lặng lẽ cưỡng chống và phá hoại chủ trương tập quyền này. Cụ thể là cưỡng chống việc tái cấu trúc các bộ hay cơ quan liên hệ đến kinh tế để Quốc vụ viện tức là Hội đồng Chính phủ có nhiều thẩm quyền hơn hầu khống chế được các lãnh chúa kinh tế hay kinh doanh.

Bây giờ, khi tình hình đó còn ngang ngửa thì Trung Quốc lại bị nạn lạm phát vì thương phẩm lên giá và nạn suy trầm sản xuất vì sự đình đọng của kinh tế toàn cầu. Ảnh hưởng của hai yếu tố song hành đó đang bào mỏng doanh lợi của các cơ sở kinh tế quốc doanh nên các cơ sở này càng cưỡng chống cải cách.

Chính quyền càng thấy sự cưỡng chống ấy lại càng e ngại hiện tượng cấu kết giữa các doanh nghiệp nhà nước với giới đầu tư nước ngoài và bắt đầu lộ ra phản ứng bài ngoại. Điển hình là việc hạn chế và tạm hoãn việc cấp phát chiếu khán nhập nội cho doanh gia nước ngoài từ đầu tháng Bảy cho tới đầu tháng 10, tức là trong suốt một quý ba tháng liền.

Lý cớ là an ninh Thế vận, lý do bên trong lại nghiêm trọng hơn và vì vậy, sau Thế vận hội, người ta mới thấy ra sự thật u ám và đấy là lúc trái bóng phù du của Thế vận sẽ bể. Nếu lại còn thua nước Mỹ về số huy chương vàng, sự thất vọng của người dân sẽ còn mãnh liệt hơn!

Đài Á Châu Tự Do (RFA)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án CSVN vi phạm nhân quyền hôm 10/5/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền

Hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ vừa ra nghị quyết lên án chính phủ Việt Nam về vi phạm nhân quyền. Nghị quyết này được giới thiệu nhân dịp đánh dấu Ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5, một nỗ lực pháp lý được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cách đây 30 năm nhằm yêu gọi Hà Nội cải thiện nhân quyền.

"Tứ trụ" nay còn hai. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Tình hình đấu đá thượng tầng lãnh đạo CSVN mang ý nghĩa gì?

Chỉ còn 6 năm nữa, đảng CSVN bước vào tuổi 100 (1930-2030). Về mặt con số, cho thấy là đảng CSVN sống khá thọ, hơn cả tuổi thọ trung bình của một đời người. Nhưng về mặt năng lực, rõ ràng là đảng CSVN ngày nay chỉ còn là cái xác khô và đang trong quá trình phân hủy.

Cựu TNLT Châu Văn Khảm cảm tạ đồng hương đã trong thời gian dài góp phần vận động áp lực quốc tế buộc nhà cầm quyền CSVN phải trả tự do cho ông trước thời hạn trong buổi gặp gỡ thân hữu cùng đồng hương vùng Little Sài Gòn, Nam California hôm 11/5/2024. Ảnh: Cơ sở Việt Tân Orange County

Cựu TNLT Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Hoa Kỳ

Nhân chuyến thăm Hoa Kỳ, ông Châu Văn Khảm, một đảng viên Việt Tân, người đã bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt giam trong gần 5 năm qua bản án 12 năm tù giam với cáo buộc “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân,” đã có một buổi gặp gỡ đồng hương và thân hữu tại Orange County, Nam California hôm 11/5/2024.

Nguyễn Phú Trọng và Tô Lâm

Đảo chính tại Việt Nam!

Giữa cơn rối ren chính trị của chế độ, nếu chỉ nhìn vào sự hạ bệ cá nhân các tên tuổi Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, Hoàng Trung Hải, Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ và sắp tới đây là Trương Thị Mai, vì những nghi vấn tham nhũng, trục lợi cá nhân… thì chúng ta chưa nhìn thấy hết sự tầm vóc sự việc. Chúng không đơn giản chỉ là việc chống tham nhũng qua công cuộc “đốt lò” mà ông Nguyễn Phú Trọng phát động và rêu rao trong nhiều năm qua với mục tiêu chỉnh đốn đảng.