Bước bình thường hóa quan hệ Mỹ-Việt cuối cùng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau một thời gian quan hệ ngoại giao bị cắt đứt sau khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt năm 1975, Hoa Kỳ và Việt Nam tái lập quan hệ ngoại giao chính thức vào năm 1995. Kể từ đó, hai quốc gia đã gia tăng quan hệ kinh tế và chiến lược mật thiết hơn, đến mức Hà Nội giờ đây là một trong những đối tác an ninh thân cận nhất của Hoa Kỳ tại Châu Á. Với một đội quân chuyên nghiệp và địa thế rất chiến lược, Việt Nam dần dà trở nên quan trọng cho lợi ích an ninh trong vùng của Hoa Kỳ không thua gì các đồng minh và đối tác lâu đời như Thái Lan và Mã Lai. Cạnh đó, kinh tế Việt Nam, còn có thể mở rộng, hấp dẫn giới đầu tư mới hơn là Thái Lan, nơi đầu tư nước ngoài giảm xuống 90% năm 2015. Mặc dầu là một chế độ chuyên chính, Việt Nam, hiện giờ, tương đối ổn định so với các quốc gia đang gặp vấn đề trong nỗ lực dân chủ hóa như Thái Lan và Mã Lai.

Tuy thế, mặc dầu tiến trình bình thường hóa chiến lược và kinh tế đi từ tư, việc gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí trong tuần này đánh dấu bước cuối cùng để phục hồi lại quan hệ hoàn toàn. Mặc dầu tôi có quan tâm đến sự thoái lui dân chủ trong vùng Đông Nam Á và tôi tin là Hoa Kỳ hợp tác hữu hiệu hơn với các xứ dân chủ khác trên thế giới, tôi nghĩ là tháo bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí là một động thái đúng. Việc gỡ bỏ cấm vận không nên thực hiện với lý do không thành thật: Việt Nam đã không cải thiện hồ sơ nhân quyền là bao trong những năm gần đây (mặc dầu họ có thả một số người cầm bút và các nhà hoạt động xã hội dân sự hồi năm ngoái), và không có chứng cớ gì cho thấy là gỡ bỏ cấm vận sẽ thuyết phục Hà Nội mở rộng môi trường chính trị. Việt Nam không có lãnh tụ đối lập nào nổi bật như ở Mã Lai hay Cam Bốt, và xã hội dân sự còn yếu, bị trù dập.

Ngoài ra, tháo gỡ cấm vận không có nghĩa là các công ty quốc phòng Hoa Kỳ sẽ trúng thầu ào ạt với Hà Nội. Mặc dầu Việt Nam là một trong top 10 quốc gia mua vũ khí trên thế giới, trang thiết bị quân sự phần lớn là của Nga, và vũ khí Nga rẻ hơn nhiều. Mặc dầu Việt Nam chú ý đến các tàu tuần tra và trực thăng tuần duyên của Hoa Kỳ, cũng còn thời gian lâu trước khi Hà Nội mới có thể mua chiến đấu cơ của Mỹ. Nga cũng thường hạ giá vũ khí.

Tuy thế, tình hình ngày càng căng thẳng tại Biển Đông, và tầm quan trọng chiến lược và kinh tế ngày càng tăng của Việt Nam đã lấn át mối quan tâm về nhân quyền. Ngoài ra, đại đa số người Việt không xem quan hệ chiến lược và kinh tế của Hoa Kỳ với Việt Nam là sự nâng đỡ cho Đảng Cộng Sản.

Quan trọng hơn hết, việc tháo gỡ cấm vận và Việt Nam sốt sắng để được xem là đối tác gần gũi với Hoa Kỳ trong khu vực, là chỉ dấu Hà Nội bỏ chiến lược quân bằng quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington. Hà Nội đang chụp lấy quan hệ chiến lược gần gũi hơn với các đối tác Châu Á của Mỹ như Phi Luật Tân, Nhật Bản, Singapore và Ấn Độ, trong khi chẳng làm gì nhiều để điều chỉnh lại quan hệ căng thẳng với Bắc Kinh. Tiếp sau chuyến đi Mỹ của Nguyễn Phú Trọng, lệnh cấm vận vũ khí được tháo gỡ, và quan hệ quốc phòng Mỹ-Việt gia tăng, gợi cho thấy là Nguyễn Phú Trọng, được cho là cảnh giác trong quan hệ với Mỹ, nay đã chịu nghiêng về Washington. Cũng chính ông Nguyễn Phú Trọng vào Tháng Năm 2014, tìm cách bắt liên lạc với Bắc Kinh khi nổ ra vụ biểu tình phản đối giàn khoan dầu Hải Dương. Cả tuần lễ đó Bắc Kinh không ai chịu trả lời ông hay gọi cho bất cứ lãnh đạo Việt Nam nào khác.

Joshua Kurlantzick – Council on Foreign Relations
24-5-2016

Hoàng Thuyên lược dịch

Theo Chân Trời Mới Media

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

"Tứ trụ" nay còn hai. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Tình hình đấu đá thượng tầng lãnh đạo CSVN mang ý nghĩa gì?

Chỉ còn 6 năm nữa, đảng CSVN bước vào tuổi 100 (1930-2030). Về mặt con số, cho thấy là đảng CSVN sống khá thọ, hơn cả tuổi thọ trung bình của một đời người. Nhưng về mặt năng lực, rõ ràng là đảng CSVN ngày nay chỉ còn là cái xác khô và đang trong quá trình phân hủy.

Nguyễn Phú Trọng và Tô Lâm

Đảo chính tại Việt Nam!

Giữa cơn rối ren chính trị của chế độ, nếu chỉ nhìn vào sự hạ bệ cá nhân các tên tuổi Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, Hoàng Trung Hải, Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ và sắp tới đây là Trương Thị Mai, vì những nghi vấn tham nhũng, trục lợi cá nhân… thì chúng ta chưa nhìn thấy hết sự tầm vóc sự việc. Chúng không đơn giản chỉ là việc chống tham nhũng qua công cuộc “đốt lò” mà ông Nguyễn Phú Trọng phát động và rêu rao trong nhiều năm qua với mục tiêu chỉnh đốn đảng.

Tượng đài Cảnh sát nhân dân. Ảnh chụp từ Zing News

Tượng đài cho ai?

Việc vẫn “kiên định” để tiếp tục xây lên những cái gọi là tượng đài trăm tỷ nghìn tỷ kia chỉ khiến dân ca thán, chán nản và mất hẳn niềm tin. Trong tình hình hiện nay, những bệnh viện lớn bảo đảm việc khám chữa bệnh cho người dân một cách nhanh chóng, hiệu quả với chi phí thấp nhất hay những ngôi trường “thân thiện” mà ở đó “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”…, mới chính là những “tượng đài” mà người dân đang cần hơn bao giờ hết.

Phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Hơn 300 khuyến nghị cho Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Chiều thứ năm, ngày 9 tháng 5, báo cáo về cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) chu kỳ bốn của Việt Nam do nhóm ba nước Kazakhstan, Bulgaria và Paraguay soạn thảo được công bố. Ngày 10/5, tại phiên họp thứ 17, bản báo cáo sẽ chính thức thông qua tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bản báo cáo cho biết, có 14 nước đặt câu hỏi trước, 133 nước phát biểu hôm 7/5, và 320 khuyến nghị đã được đưa ra.