Các cha dòng Thiên An vẫn đấu tranh đòi đất của Nhà Dòng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 30/04/2009 – Yves Kerihuel, từ Huế

Mặc dù thất bại về mặt thương mại tại khu giải trí nhỏ bé được xây cất từ năm 2002 trên đất của Nhà Dòng Thiên An, chính quyền Huế vẫn tiếp tục dự án Huế với cổ thành, lăng vua…, quần thể khách sạn và khu giải trí… Đây chính là giấc mơ của chính quyền cộng sản của cố đô miền Trung Việt Nam. Nhưng đó là không kể đến quyết tâm của các tu sĩ dòng Thiên An… và đến cuộc khủng hoảng kinh tế.

Bởi chưng, nếu một khu giải trí đã được mở ra từ năm 2002, cách dòng tu Biển Đức Thiên An (có nghĩa là “Bình an từ Trời”) CÓ 400 mét, khu giải trí này đã không thu hút được du khách như dự kiến và có vẻ là không có lợi nhuận. Theo cha Stêphan, Bề Trên nhà dòng từ năm 1984 và tổng quản từ năm 1998, thì “Chính quyền đang muốn bán lại cho một tập đoàn khách sạn quốc tế để thu tiền về”.

Từ năm 1998, khi các tu sĩ biết được nhữn dự án của chính quyền địa phương nhờ đọc những tấm áp phích dán trong thành phố, họ đã phản đối một cách chính đáng. Được thiết lập từ năm 1940 bởi vài tu sĩ dòng Biển Đức người Pháp tới từ la Pierre-qui-Vire (Yonne), đan viện này, cho đến năm 1975 có tới 107 hec-ta, cách Huế 5 km bao gồm rừng cây, vườn rau, vườn cam và một cái hồ do các tu sĩ tạo ra để cung cấp nước cho những làng mạc xung quanh và để tưới cho đất đai nhà dòng. Nếu ở đây trước kia chỉ là những ngọn đồi khô cằn, mà nay đã có cây cao bóng mát và trở thành một nơi du ngoạn có tiếng, thì đó chính là nhờ bàn tay của các tu sĩ.

“Ngay từ năm 1975, chính quyền đã tịch thu của chúng tôi trường học và khu trang trại” Thày Gioan Thánh Giá, người theo dõi hồ sơ của cha Stêphan kể lại. Hồi đó, chính quyền đã nâng cao mực nước trong hồ lên 3m, hậu quả là đã làm ngập một diện tích lớn đất đai của nhà dòng.

“Đảng ở trên luật pháp”

Năm 2000, khi chính quyền địa phương khởi công nhằm xây dựng tại đây một khu giải trí, các tu sĩ đã lại phản đối ngay lập tức vì từ năm 1993 đến năm 1997, họ đã xây dựng một ngọn tháp chuông theo kiểu Á Đông và một ngôi thánh đường rộng lớn, (có sức chứa được hơn 500 tín hữu những dịp lễ trọng) và một khu nhà tạm trú.

Lúc đó, chính quyền đã tỏ ra tham lam hơn thời 1975, vì họ muốn vơ vét toàn bộ đất đai của nhà dòng, chỉ để lại cho các tu sĩ 2 hec-ta dành cho đan viện và 3 hec-ta vườn cam (xin đọc báo La Croix số ra ngày 11 tháng 7 năm 2002). “Chúng tôi đã cương quyết từ chối vì trong điều kiện như thế, nhà dòng chúng tôi hoàn toàn không thể sinh hoạt được”, Cha Stêphan kể tiếp. Ngài cũng để lộ cho thấy có một sự căng thẳng thường xuyên trong mối quan hệ giữa nhà dòng và chính quyền Huế. Nhất là chuyện liên quan đến con đường dẫn vào nhà dòng, vốn thuộc quyền sở hữu của các tu sĩ, nhưng chính quyền muốn cướp lấy : “Họ cấm chúng tôi sửa đường; không thế tiếp tục như thế được”, Thày Gioan Thánh Giá nói. Tại đây cũng như trong mọi tranh chấp đòi hỏi hoàn trả lại đất đai hay các công trình xây cất, chính quyền Việt Nam không muốn thừa nhận giá trị những văn tự tài sản của các tôn giáo, với lý do rằng, từ năm 1975, toàn bộ khu Thiên An đã thuộc quyền sở hữu của Nhà Nước.

Cũng vì vậy mà cha Stêphan không nghĩ tới nhờ luật sư. Ngài nói : “Chuyện này không thể được vì Đảng ở trên luật pháp và người ta rất sợ trả thù”. Ở Huế là nơi đặt trung tâm cả nước của công an Việt Nam, sự kiểm soát của công an còn dễ sợ hơn các nơi khác. Ngài cũng không muốn chọn giải pháp đòi được cấp một khu đất khác đổi lấy khu đất mà họ tịch thu của nhà dòng.

Với 80 tu sĩ Việt Nam mà 2/3 là những tập sinh trẻ, đan viện cần mặt bằng. Thêm vào đó, đan viện Thiên An đã lập thêm 3 tu viện nữa ở Việt Nam. Các tu sĩ thường hay phải trở về đan viện mẹ để tĩnh tâm. Cha Stêphan nhấn mạnh : “Chúng tôi biết không thể thu hồi 49 hec-ta bên cạnh hồ, nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục đấu tranh để giữ được ít nhất 50 hec-ta, rất cần thiết để duy trì sự yên lặng và bình an cho đời sống tu trì của chúng tôi”. Mặc dù không biết bao nhiêu thư từ của ngài không được (Nhà Nước) trả lời, Cha tổng quản vẫn kiên trì bảo vệ chính nghĩa.

http://www.la-croix.com/article/index.jsp ?docId=2372367&rubId=1098

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.