Các gia đình quân đội biểu tình tại Vinh

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

RadioCTM – Ngày 5/3/2010

Vào ngày 8/2/2010, tức chỉ ít ngày trước tết Nguyên Đán vừa qua, hàng trăm gia đình các quân nhân thuộc Sư Đoàn 324, Quân Khu 4 đã biểu tình tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An để phản đối sự lừa đảo và thái độ chạy trốn trách nhiệm của cấp chỉ huy sư đoàn.

Gia đình các quân nhân bị lường gạt kéo về từ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, và Quảng Bình, biểu tình trên đường phố và giăng biểu ngữ trước doanh trại sư đoàn.

Sau đây là bản tóm tắt sự việc của đoàn người biểu tình.

TỔNG QUAN VỀ VIỆC
Quân đội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của quân nhân

    1. Chủ trương “đưa quân nhân đi lao động tại Hàn Quốc” của Bộ Quốc Phòng đối với các quân nhân tại ngũ đã hết hiệu lực từ cuối năm 2005.
    2. Từ năm 2006, Sư 324-Quân Khu 4, đại diện là ông thượng tá Đặng Đình Tiến – phó tham mưu trưởng liên kết với Công ty TNHH giới thiệu việc làm Bắc Miền Trung có địa chỉ tại số 3, đường Đoàn Nhữ Hải, phường Lê Lợi, TP Vinh, Nghệ An tổ chức kêu gọi các gia đình quân nhân thuộc 04 tỉnh là Quảng Bình, hà Tĩnh, Nghệ An và Thanh Hoá có con đang làm nghĩa vụ quân sự tại Sư đoàn 324-Quân khu 4 làm thủ tục xuất khẩu lao động sang Hàn quốc.
    3. Từ năm 2006-2008, Sư đoàn 324 và Công ty TNHH giới thiệu việc làm Bắc Miền Trung đại diện là Ông Tiến và bà Hoa đã tư vấn cho các quân nhân làm hồ sơ thủ tục đi XKLĐ tại Hàn quốc có giá 120 triệu/ người.
    4. Việc tổ chức tư vấn môi giới đi XKLĐ được tổ chức tại Hội trường Sư đoàn 324-Qk4 đóng tại xã Lạc Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An và Hội Trường Trung đoàn 3 đóng tại huyện Triệu Sơn, Thanh Hoá.
    5. Các quân nhân đã đăng ký đi XKLĐ được đào tạo học nghề tại Trường dạy nghề số 4- Bộ quốc phòng.
    6. Với số tiền lớn như thế, hầu hết các gia đình đã phải vay mượn, thế chấp bìa đỏ quyền sử dụng đất, một bìa không đủ họ phải nhờ đến nhiều bìa đỏ của anh em bà con thế chấp ngân hàng mới đủ số tiền 120 triệu.
    7. Tin tưởng vào đầu mối là Quân đội, hơn 100 gia đình quân nhân đã làm thủ tục đăng ký và nộp đủ mỗi gia đình 120 triệu đồng trong suốt 3 năm 2006-2008.
    8. Trong suốt thời gian 2006-2008, dù hứa lên hứa xuống, cuối cùng không một quân nhân nào đi XKLĐ tại Hàn Quốc như đã thông báo.
    9. Sau nhiều lần thất hứa, tổ chức lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị lộ mặt, các quân nhân bị lừa đến Sư đoàn 324 đòi lại tiền nhưng đều tuyệt vọng vì không có đơn vị nào đứng ra giải quyết.
    10. Đứng trước tai hoạ về nợ nần như dây thòng lọng trước mặt họ, suốt năm 2009, dân bị hại đã liều mình gửi Đơn kêu cứu và trực tiếp đến Bộ Quốc Phòng, Bộ Tư Lệnh Quân Khu 4, Tỉnh Uỷ, UBNN, Công An các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình để tố cáo và kêu cứu giải quyết nhưng không một đơn vị nào hỗ trợ giải quyết.
    11. Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh, UBND tỉnh Nghệ An đã có các thông báo giao cho Quân khu 4 đứng ra giải quyết vụ việc trên.
    12. Các gia đình quân nhân bị hại đã mạnh dạn tập trung nhiều lần kéo đến biểu tình tại Quân khu 4, Sư 324 để giải quyết, nhưng không có một đơn vị nào đứng ra giải quyết.
    13. Dân bị hại vẫn chưa được hoàn trả số tiền bị lừa chiếm đoạt.
    14. Dù rất khó khăn, người dân theo định kỳ lên đường biểu tình tìm lại sự công bằng nhằm lấy lại số tiền đã bị chiếm đoạt.

Chúng tôi sẽ tiếp tục tường trình các chi tiết về sự việc này trong các bản tin kế tiếp.

Radio Chân Trời Mới
http://radiochantroimoi.wordpress.com

JPEG - 40.5 kb

JPEG - 37.4 kb

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Hơn 300 khuyến nghị cho Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Chiều thứ năm, ngày 9 tháng 5, báo cáo về cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) chu kỳ bốn của Việt Nam do nhóm ba nước Kazakhstan, Bulgaria và Paraguay soạn thảo được công bố. Ngày 10/5, tại phiên họp thứ 17, bản báo cáo sẽ chính thức thông qua tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bản báo cáo cho biết, có 14 nước đặt câu hỏi trước, 133 nước phát biểu hôm 7/5, và 320 khuyến nghị đã được đưa ra.

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng (phải), tự Dũng Aduku, trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Ảnh: Facebook Nhật Ký Yêu Nước

Xã hội dân sự chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng

Giới xã hội dân sự hôm 9/5 dấy lên nhiều lời chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng, tự Dũng Aduku, cựu quản trị viên trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước.”

Một ngày trước, trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước” xác nhận về cái chết của ông Dũng và mô tả ông “từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống quân Trung Cộng bành trướng lãnh hải Việt Nam như vụ giàn khoan HD-981.”

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Đỗ Hùng Việt (hàng đầu, giữa) trong phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về hồ sơ nhân quyền Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Geneva, Thụy Sĩ,, ngày 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Việt Nam phát ngôn sai lạc về quyền của người lao động

HRW phát biểu rằng chính quyền Việt Nam đang đưa ra các thông tin sai lạc hoặc dễ gây hiểu lầm cho phía Hoa Kỳ và các đối tác kinh tế khác để đạt được hay duy trì các quy chế ưu đãi thương mại.

“Nói rằng người lao động Việt Nam có thể thành lập công đoàn hay mức lương của họ là kết quả của sự thỏa thuận tự nguyện giữa người lao động và người sử dụng lao động là lời tuyên bố sai lạc trắng trợn,… Ở Việt Nam không hề tồn tại bất kỳ một công đoàn độc lập nào hay các khung pháp lý khả thi cho việc thành lập công đoàn hoặc cho người lao động có thể đòi thi hành các quyền của mình.” (ông John Sifton, Giám đốc Vận động Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền – HRW)