Các nhà lập pháp Hoa Kỳ vận động bất tuân dân sự Luật An ninh mạng

Áp phích Phản đối Luật An Ninh Mạng (Amnesty International)
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sự kiện 20 nhà lập pháp Hoa Kỳ (17 Dân biểu và 3 Thượng nghị sĩ) vừa gửi thư đến ông Mark Zuckerbeg, sáng lập và kiêm Tổng Giám đốc công ty Facebook và ông Sundar Pichai, Tổng Giám đốc công ty Google để yêu cầu không cộng tác với nhà cầm quyền CSVN liên quan đến Luật An ninh mạng vừa mới được Quốc Hội CSVN thông qua hôm 12 tháng 6 năm 2018, đã gây sự chú ý trong dư luận Việt Nam và quốc tế.

Luật An ninh mạng sẽ được nhà cầm quyền CSVN chính thức áp dụng vào ngày 1 tháng 1 năm 2019. Các nhà lập pháp Hoa Kỳ đã nhận định rằng “Luật An ninh mạng không những không bảo vệ người sử dụng mà ngược lại, nó được dùng để đàn áp sự biểu thị những ý kiến trên các trang mạng qua sự giúp đỡ và hỗ trợ của các công ty công nghệ hàng đầu – đặc biệt là Google và Facebook.”

Nhận định nói trên của các nhà lập pháp Hoa Kỳ rõ ràng là đã hiểu rõ ý đồ của đảng CSVN thông qua phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng hôm 14 tháng 6 tại Hà Nội rằng: Luật An ninh mạng là để bảo vệ sự tồn tại của chế độ.

Thật vậy, chỉ cần xem xét Điều 8, Tiết 1, các điểm a, b, c, d của Luật An ninh mạng sẽ thấy rõ nhiều quy định nhằm vào việc ngăn chặn người sử dụng mạng xã hội và bị coi là các hành động vi phạm luật pháp như:

a) Soạn thảo, đăng tải, tán phát thông tin quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 15; thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều 16 và khoản 1 Điều 17 của Luật này;

b) Tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

c) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xúc phạm tôn giáo; kỳ thị giới tính, phân biệt chủng tộc;

d) Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế – xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác;

đ) Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng;

e) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.

Xuyên qua những điểm quy định này, chúng ta có thể thấy một số điều sau đây:

Thứ nhất, trong các điều khoản khác của Luật An ninh mạng, nỗ lực phòng chống vẫn luôn do bộ Công An chủ đạo, trong lúc tại các quốc Tây Phương, các đạo luật về Cyber Security (an ninh mạng) thường là một khung sườn cảnh báo, phòng chống, huấn luyện, cung cấp kỹ thuật của cơ quan cảnh báo về an ninh mạng. Nói cách khác là tại những quốc gia tự do dân chủ, đóng góp chính vào luật an ninh mạng phải đến từ các hãng xưởng tư, các công ty tư vấn về an ninh mạng, các chuyên viên ngoài guồng máy công quyền, chứ không phải từ bộ máy công an mạng do nhà nước chỉ đạo.

Việc yêu cầu các công ty viễn thông phải đặt cổng nối quốc tế tại Việt Nam và cũng như yêu cầu các công ty cung cấp dịch vụ mạng (Facebook, Google, mạng xã hội,…) phải lưu giữ các dữ kiện truy cập để cung cấp cho nhà nước CSVN, đã phản ảnh chủ trương này.

Gần đây với các chiến dịch thanh trừng tay chân của phe nhóm Nguyễn Tấn Dũng, chỉ đạo bởi Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, các nguồn tiết lộ một số bí mật cung đình bắt đầu gia tăng về số lượng và mức độ khả tín. Một số tổ chức đấu tranh cho dân chủ, trong đó có đảng Việt Tân đã nhận được một số dữ kiện khá chi tiết về Tài Sản Phi Pháp của lãnh đạo đảng. Chính vì muốn giới hạn và răn đe những thành phần đang muốn bung tin bằng những biện pháp cứng rắn và cho thấy chế độ còn có khả năng kiểm soát, mà lãnh đạo CSVN đã thông qua đạo luật An ninh mạng.

Thứ hai, trong thời gian tới, cư dân mạng tại Việt Nam cần phối hợp với cộng đồng hải ngoại, với các tổ chức Phi Chính Phủ Quốc Tế đấu tranh cho quyền tự do thông tin trên mạng. Cuộc đấu tranh này chắc chắn sẽ có nhiều chính giới quốc tế có ảnh hưởng, đặc biệt tại Hoa Kỳ, Liên Âu, nhằm tạo áp lực các công ty Facebook, Google, để họ từ chối không cung cấp cho nhà cầm quyền CSVN các dữ kiện truy cập liên hệ đến danh tính, nơi truy cập, và các trang mạng viếng thăm, các tài liệu trao đổi…

Đặc biệt thành phần trẻ, sinh viên, thanh niên cần kết nối để tung ra các đợt bất tuân dân sự đa dạng, bằng nhiều cách khác nhau, từ chối không tuân thủ Luật An ninh mạng dưới nhiều hình thức như ký vào các kiến nghị yêu cầu Facebook, Google, không tuân thủ các đòi hỏi kiểm soát của nhà cầm quyền CSVN; kêu gọi sự hỗ trợ về kỹ thuật của các NGO quốc tế về kỹ thuật vượt tường lửa (Tor Brower, xử dụng VPN, nhu liệu vượt tường lửa, truy cập vào các trang mạng phụ (mirror) nằm sau bức màn kiểm soát,…)

Thứ ba, trong thực tế cho thấy Luật An ninh mạng không hiệu nghiệm như CSVN mong muốn vì một số lý do sau đây:

– Khả năng resilient (đàn hồi) và redundant (dự phòng) của hệ thống mạng Internet chung quanh lãnh thổ Việt Nam. Hệ thống mạng liên quốc gia bao gồm nhiều tuyến đường cáp quang vận tốc cao (fiber optic) trên bộ, dưới biển hay qua các tuyến 3G, 4G, 5G và đường chuyển vệ tinh trên không trung. Một quốc gia có nhiều tuyến nối vào mạng Internet (Backbone) qua các cổng nối kết quốc tế, được đánh giá là có một mức đàn hồi và dự phòng cao về khả năng nối kết vào mạng Internet. Mạng Internet quốc gia Việt Nam có mức đàn hồi và dự phòng khá cao, do đó rất khó bị cắt đứt hoàn toàn. Một số chi tiết kỹ thuật sẽ không được trình bày tại đây, để tránh bị khai thác hay xử dụng bởi nhà cầm quyền CSVN.

– Với mức đầu tư đến từ các nguồn vốn quốc tế trong nhiều thập niên qua, thương vụ và khả năng sản xuất của các công ty ngoại quốc, ngân hàng, hãng thông tấn được thiết lập trong nội địa Việt Nam, hoàn toàn tùy thuộc vào khả năng nối kết vào mạng Internet qua các tuyến cáp quang Extranet hay Intranet trong chu vi nội bộ của hệ thống thông tin công ty. Do đó, bất cứ một ngăn cấm hay kiểm soát nào cũng đều có ảnh hưởng quan trọng đến mức thương vụ hàng ngày qua lưu chuyển điện thư, chuyển tải các hồ sơ hóa đơn, nghiên cứu, báo cáo, kế hoạch sản xuất, v.v. Các công ty chắc chắn sẽ thiết trí các hệ thống kết nối vào mạng qua các tuyến đường cáp quang, vô tuyến, vệ tinh ngoài khả năng kiểm soát của CSVN. Chắc chắn những nhân viên người ngoại quốc và Việt Nam sẽ giúp những người quen qua việc giúp họ truy cập vào mạng và chuyển ra bên ngoài những điện thư cần thiết.

– Hiện nay có cả trăm ngàn người ngoại quốc gồm nhân viên và gia đình làm việc trong các định chế quốc tế Ngân Hàng Phát Triển Á Châu, Ngân Hàng Thế Giới, Quỹ Phát Triển Liên Hiệp Quốc, các tòa đại sứ, các cơ quan thiện nguyện quốc tế, v.v. tất cả đều cần mạng Internet để liên lạc với các bộ phận ngoài Việt Nam, trao đổi dữ kiện. Trong trường hợp mạng Internet bị cắt hay cấm đoán gắt gao trong việc truy cập vào các trang mạng (web site) thông dụng, các mạng xã hội, nghề nghiệp, thuộc lãnh vực chuyên môn, họ sẽ bắt buộc phải thiết trí những đường nối độc lập vào mạng toàn cầu Internet. Chưa kể tới việc, họ có thể xử dụng các nhu liệu chuyên môn để vượt qua hàng rào kiểm duyệt. Một số lượng đáng kể của số người này sẽ sẵn sàng giúp cho những người Việt quen biết nhu liệu, cách hướng dẫn, để truy cập được vào mạng Internet.

– Với các tuyến mạng 3G, 4G có mật độ bao phủ cao trên các vùng đông dân cư trong lãnh thổ và bắt được tại ven biên các quốc gia Cam Bốt và Lào, hiện có những cách kỹ thuật ít tốn kém, khá đơn giản để bắt và nối chuyền vào bên trong nội địa, nhất là trong vùng ven biên sâu khoảng vài chục cây số vào phía bên trong nội địa Việt Nam. Nếu nhân lên với độ dài của vùng biên giới, nhà cầm quyền sẽ phải rãi phương tiện và người kiểm soát trên một diện tích hơn 60.000 cây số vuông.

– Cộng đồng người Việt hải ngoại có thể hỗ trợ qua việc quyên góp tài chánh thuê bao các tuyến viễn thông có lưu lượng cao, phủ chụp bằng sóng vệ tinh từ các đội vệ tinh có vị trí cố định chung quanh quả đất. Kỹ thuật phủ chụp xuống từ trên không này, hiện không có kỹ thuật hữu hiệu nào để ngăn chặn hay phá sóng.

– Việc thiết trí các phương tiện kiểm soát (ngăn chặn các IP các trang mạng, tên DNS hay qua các khóa từ bất lợi cho quyền hành, uy tín lãnh đạo CSVN…), tùy thuộc rất nhiều vào khả năng các quản trị viên (administrator) và nhất là mức độ tuân thủ các lệnh lạc từ Bộ Công An. Chính những quản trị viên luôn mong muốn, hé mở một số cửa khẩu điện tử (port) và cho phép một số giao thức (protocol) và dịch vụ (services) xuyên qua, tại các cổng nối kết vào mạng Internet, để chính họ có khả năng truy cập, tìm hiểu những biến động từ thế giới bên ngoài hay ngay tại Việt Nam khi những biến động này bị lãnh dạo CSVN ra lệnh bưng bít hoàn toàn. Ngoài ra chính những thành phần trong đảng bất mãn với Nguyễn Phu Trọng hay thuộc phe Nguyễn Tấn Dũng chắc chắn sẽ dùng thế lực, mua chuộc quản trị viên nhằm duy trì một số cửa khẩu “mở” cho nhu cầu riêng của họ.

Nói tóm lại, ngoài các nỗ lực vận động bất tuân dân sự trong nước từ chính những giới đông đảo sinh viên, thanh niên tiến hành, vì cần truy cập tự do vào mạng Internet cho sự học hỏi, tiêu khiển, liên lạc với bạn bè, thân quen, với sự hỗ trợ của các chính giới, NGO quốc tế qua cộng đồng hải ngoại, một số biện pháp kỹ thuật nêu trên cần được nghiên cứu để tiến hành. Các chi tiết kỹ thuật đã không được nêu ra vì khá chuyên môn và tránh cho nhà cầm quyền CSVN khai thác.

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.