Các nhà lập pháp Hoa Kỳ yêu cầu Ngoại trưởng Clinton áp lực nhân quyền tại Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BT phỏng dịch

Hoa Thịnh Đốn – Trước sự lên án CSVN gần đây của các nhà hoạt động và người dân trong nước, các nhà lập pháp Hoa Kỳ hôm 27-10 đã lên tiếng kêu gọi Ngoại trưởng Hillary Clinton áp lực hơn nữa về mặt nhân quyền đối với Hà Nội trong chuyến đi Việt Nam sắp tới.

Lời kêu gọi mới đây nhất được Dân biểu Loretta Sanchez thuộc đảng Dân chủ tiểu bang California, cùng ba thành viên khác của Quốc hội đã yêu cầu Bà Ngoại trưởng Clinton “nêu lên các trường hợp đặc trưng và yêu cầu có những tiến triển thật sự” về nhân quyền khi gặp các nhà lãnh đạo Việt Nam tại một hội nghị thượng đỉnh châu Á vào cuối tuần này.

Trong thư kêu gọi gởi đến Bà Clinton, các nhà lập pháp Hoa Kỳ nhấn mạnh: “Chúng tôi kêu gọi Bà nhân cơ hội này hãy đẩy nhân quyền làm vấn đề nền tảng trong chính sách Mỹ-Việt và để chứng minh sự hỗ trợ của Hoa Kỳ cho các quyền tự do cơ bản của người Việt Nam”.

Trong một bức thư tương tự, Thượng nghị sĩ Barbara Boxer của California cũng đã yêu cầu Bà Clinton hãy “kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam ngay lập tức phóng thích tất cả tù nhân bị giam giữ vì chỉ vì họ vận động một cách ôn hòa những điều họ cho là chính đáng.”

Cả hai lá thư đã yêu cầu Bà Clinton lên tiếng mạnh mẽ trường hợp của nhà văn và nhà bất đồng chính kiến Trần Khải Thanh Thủy. Bà Trần Khải Thanh Thủy đã bị kết án 2 năm rưỡi tù giam về tội hành hung mà chính nhà cầm quyền Hà Nội đã áp đặt cho bà.

Các lá thư cũng chỉ trích việc Hà Nội bắt giữ gần đây các thành viên của Đảng Việt Tân, mà theo những nhà lập pháp nói trên là một “tổ chức tranh đấu cho dân chủ”, nhưng CSVN ngăn cấm như là một “tổ chức khủng bố.”

Hai lá thư gửi Ngoại trưởng Clinton được gửi đi cùng lúc với việc nhà cầm quyền CSVN trong hai vụ xử riêng biệt, đã kết án ba nhà tranh đấu cho lao động và sáu giáo dần Cồn Dầu.

Các nhà lập pháp Hoa Kỳ đã lên tiếng can thiệp trước đó cho sáu giáo dân Cồn Dầu, cho rằng họ bị tra tấn trong chiến dịch siết chặt tự do tín ngưỡng ở Việt Nam. Trong khi đó nhà cầm quyền Việt Nam phủ nhận không có thương tích nào cả, cho rằng đây là một vụ việc tranh chấp đất đai, không liên hệ tới tôn giáo.

Nguồn: http://www.google.com/hostednews/af…

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

"Tứ trụ" nay còn hai. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Tình hình đấu đá thượng tầng lãnh đạo CSVN mang ý nghĩa gì?

Chỉ còn 6 năm nữa, đảng CSVN bước vào tuổi 100 (1930-2030). Về mặt con số, cho thấy là đảng CSVN sống khá thọ, hơn cả tuổi thọ trung bình của một đời người. Nhưng về mặt năng lực, rõ ràng là đảng CSVN ngày nay chỉ còn là cái xác khô và đang trong quá trình phân hủy.

Nguyễn Phú Trọng và Tô Lâm

Đảo chính tại Việt Nam!

Giữa cơn rối ren chính trị của chế độ, nếu chỉ nhìn vào sự hạ bệ cá nhân các tên tuổi Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, Hoàng Trung Hải, Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ và sắp tới đây là Trương Thị Mai, vì những nghi vấn tham nhũng, trục lợi cá nhân… thì chúng ta chưa nhìn thấy hết sự tầm vóc sự việc. Chúng không đơn giản chỉ là việc chống tham nhũng qua công cuộc “đốt lò” mà ông Nguyễn Phú Trọng phát động và rêu rao trong nhiều năm qua với mục tiêu chỉnh đốn đảng.

Tượng đài Cảnh sát nhân dân. Ảnh chụp từ Zing News

Tượng đài cho ai?

Việc vẫn “kiên định” để tiếp tục xây lên những cái gọi là tượng đài trăm tỷ nghìn tỷ kia chỉ khiến dân ca thán, chán nản và mất hẳn niềm tin. Trong tình hình hiện nay, những bệnh viện lớn bảo đảm việc khám chữa bệnh cho người dân một cách nhanh chóng, hiệu quả với chi phí thấp nhất hay những ngôi trường “thân thiện” mà ở đó “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”…, mới chính là những “tượng đài” mà người dân đang cần hơn bao giờ hết.

Phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Hơn 300 khuyến nghị cho Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Chiều thứ năm, ngày 9 tháng 5, báo cáo về cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) chu kỳ bốn của Việt Nam do nhóm ba nước Kazakhstan, Bulgaria và Paraguay soạn thảo được công bố. Ngày 10/5, tại phiên họp thứ 17, bản báo cáo sẽ chính thức thông qua tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bản báo cáo cho biết, có 14 nước đặt câu hỏi trước, 133 nước phát biểu hôm 7/5, và 320 khuyến nghị đã được đưa ra.