Các thành phố Việt Nam còn bị phá nát đến bao giờ?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vừa qua VTV1 và hàng loạt cơ quan truyền thông của đảng CS đưa tin: Nguyên nhân nhà 8b Lê Trực cao hơn 16 m, rộng hơn 6. 000 m2 so với giấy phép là do cơ quan chức năng phường, quận “không xử lý kiên quyết, dứt điểm”.

Tôi cam đoan nếu giở lại ngàn, vạn, chục vạn… hồ sơ xây dựng không phép, sai phép ở Hà Nội cũng như các thành phố ở Việt Nam (có lẽ trừ Đà Nẵng thời ông Nguyễn Bá Thanh lãnh đạo) thì hầu hết có hiện tượng này. Tức các công trình không / sai phép đều bị phạt thậm chí ra lệnh ngừng thi công nhiều lần nhưng cuối cùng công trình vẫn hoàn thành, tồn tại. Hiện tượng này được gọi là cách quản lý đô thị “phạt cho tồn tại” của thời đại tham nhũng là “quốc sách” đã diễn ra từ nhiều chục năm nay.

Theo quan sát và phản ánh của nhân dân, những người hoàn thành trót lọt một ngôi nhà, cái cổng, cái hố xí… không, sai phép là như thế này: Bước đầu chủ đầu tư lén gặp “cơ quan chức năng” hoặc người môi giới thỏa thuận cách thức tiến hành, giá cả (từ vài triệu, chục triệu, trăm triệu, vài tỷ… tùy quy mô công trình) để xây công trình. Khi đã thỏa thuận, trao tiền xong, gia chủ cứ việc xây. Khi công việc xây móng đang tiến hành thì cơ quan chức năng “phát hiện” sốt sắng đến lập biên bản, phạt vài trăm ngàn, vài triệu đồng (tùy công trình lớn, nhỏ) đúng quy định có hóa đơn đỏ hẳn hoi. Sau khi “chức năng” ra về chủ đầu tư vẫn tiến hành xây như không có chuyện gì xảy ra. Khi công trình xây lên một hai tầng thì “chức năng” lại “ập đến” lập biên bản dừng thi công lần nữa nhưng gia chủ vẫn cứ tiến hành công việc. Với công trình lớn hàng chục tầng thì “chức năng” kiểm tra, phạt chiếu lệ vài lần, có khi cả chục lần. Theo phản ánh của những người xây nhà không, sai phép xin dấu tên thì những năm 2012 đến nay ở các quận nội thành Hà Nội xây một nhà sàn rộng 60-70 m2, ba tầng trên đất hợp pháp nhưng chưa có sổ đỏ thì giá “trọn gói” không hóa đơn là 150 triệu đ. Đất lấn chiếm, lưu không 300-400 triệu đ. Cũng có những trường hợp “chức năng” thu theo tầng. Trừ phần móng “nặng đô” 100-150 triệu đ sau đó cứ mỗi tầng thu 50 triệu đ (không hóa đơn)… Điều này giải thích tại sao ở nhiều nơi nhất là ở khu tập thể của cán bộ nhân viên ngành hàng không Việt Nam khu vực sân bay Gia Lâm, Tân Sơn Nhất (chắc chắn nhiều nơi khác cũng như vậy)… phần lớn xây nhà từ khi không có sổ đỏ (tức không được cấp phép xây nhà kiên cố cao tầng) nhưng nay hầu hết nhà cửa nguy nga, bệ vệ, ung dung là như vậy.

Đây là kịch bản lý tưởng để tham nhũng hoành hành, vớ bẫm mà vẫn an toàn gần như 100%. Bởi vì, hầu hết nhà cửa kiên cố đã xây xong không vi phạm quy hoạch xây dựng công trình của nhà nước, không ai kiện cáo thì không ai ngoài “cơ quan chức năng” nhòm ngó, xử lý, tháo dỡ làm gì do “chính quyền thông cảm, quan tâm lợi ích của người dân”. Nếu bất quá gặp trường hợp vụ việc quá lớn (như nhà 8b Lê Trực… chẳng hạn) khi điều tra ra thì “sai phạm thuộc chủ đầu tư tự ý thi công sai phép, không phép” còn cơ quan chức năng và lãnh đạo địa phương đã làm đúng chức năng kiểm tra, xử phạt, yêu cầu dừng thi công nhiều lần nên chỉ có “thiếu sót không xử lý kiên quyết, dứt điểm”.

Với công trình 8b Lê Trực thì kịch bản còn có vẻ công phu hơn nhiều: Ngoài cơ quan chức năng cũng kiểm tra, phạt, dừng thi công… nhiều lần họ còn “xin ý kiến Bộ Quốc phòng”. Rõ ràng đây là thủ đoạn cố tình làm sai rất bài bản của nhà đầu tư vì họ nhờ cả “nhà nước B” bảo kê với khẳng định mập mờ “công trình không vi phạm tĩnh không”. Phải chăng đây là sự lừa đảo bịp bợm? Bởi vì, khu vực Ba Đình là nơi cấm bay vĩnh viễn, không có đường bay nào qua đây, trừ trường hợp máy bay nhỏ biểu diễn trong các dịp lễ lạt với độ cao ít nhất 500 m. Hơn nữa, việc tham khảo tĩnh không là thuộc chức trách thành phố Hà Nội chứ Bộ Quốc phòng nào làm việc với từng chủ đầu tư? Ngay ở sân bay Gia Lâm, Tân Sơn Nhất máy bay lớn hạ, cất cánh nhưng người ta còn xây sân golf, nhà cao từ 4 đến hơn 10 tầng sát đường lăn hoặc cách đường băng chỉ 200-400, 500 m kia mà.

Theo dư luận những ngày gần đây thì ngoài phải chi số tiền “bôi trơn” rất lớn để khu đất vàng 8b Lê Trực này không xây trường học (đang rất thiếu) mà xây công trình thương mại thì chủ đầu tư đã phải “cưa đôi” số lợi tăng thêm chiều cao ngôi nhà 16 m và diện tích 6.000 m2. Nghĩa là với giá bán căn hộ 65-78 triệu đ/m2 nhân với 6.000 m2 rồi “cưa đôi” thì cái cơ quan chức năng “không xử lý kiên quyết, dứt điểm” và có thể cả cấp trên của họ sẽ có 195-234 tỷ đ?

Với những số tiền khổng lồ ấy nếu có mà phải nhận kỷ luật phê bình hay cảnh cáo “nghiêm khắc” do “xử lý không kiên quyết dứt điểm” thì có ai trong bộ máy đã từng cho hoàn thành công trình “hàm cá mập” ở bờ hồ Hoàn Kiếm, lừa cho xây khách sạn trong công viên Thống nhất, Thủy cung Thăng Long, nhà 9 tầng không phép ở Xuân La, mưu toan tàn sát, trộm cắp cả rừng cây xanh Hà Nội… từ chối không nhỉ?

Bộ máy tham nhũng áp dụng quy trình “phạt cho tồn tại” phá nát các thành phố Việt Nam, biết đến bao giờ mới chấm dứt?

N. Đ. A.

Nguồn: Bauxite Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.