Các tổ chức gởi thư yêu cầu Hội Đồng Nhân Quyền LHQ điều tra vụ thảm sát Đồng Tâm

Các tổ chức Việt Nam và quốc tế gửi thư yêu cầu Hội Đồng Nhân Quyền LHQ điều tra vụ thảm sát Đồng Tâm và kêu gọi nhà cầm quyền trả tự do cho tất cả 27 cư dân Đồng Tâm bị bắt giữ tùy tiện trong cuộc tấn công trên.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hôm nay, 25 tháng Hai, 2020, nhiều tổ chức Việt Nam và quốc tế, trong đó có Đảng Việt Tân, cùng đứng tên trong một thư chung yêu cầu Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc điều tra vụ thảm sát Đồng Tâm và đưa ra khuyến nghị qui kết trách nhiệm đối với các viên chức nhúng tay vào tội ác vi phạm nhân quyền thô bạo nầy.

Trong lá thư gởi bà Chủ Tịch Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, các tổ chức cũng yêu cầu Hội Đồng Nhân Quyền kêu gọi nhà cầm quyền trả tự do cho tất cả 27 cư dân Đồng Tâm bị bắt giữ tùy tiện trong cuộc tấn công trên.

Dưới đây là nguyên văn bức thư.

Ngày 25 tháng Hai, 2020

Kính gửi Bà Đại Sứ Elisabeth Tichy-Fisslberger
Chủ Tịch Hội Đồng Nhân Quyền
Liên Hiệp Quốc
Geneva, Thụy Sĩ

Thỉnh cầu điều tra việc vi phạm nhân quyền thô bạo tại Đồng Tâm, Việt Nam

Bà Đại Sứ kính,

Chúng tôi, các tổ chức nhân quyền đồng ký tên dưới đây, viết thư này để trình bày với bà về vụ đàn áp gần đây tại Đồng Tâm, gần Hà Nội.

Vào ngày 9 tháng Giêng, 2020 chính quyền Việt Nam huy động 3 nghìn cảnh sát cơ động để tấn công Làng Hoành, Xã Đồng Tâm, giết chết ông Lê Đình Kình, 84 tuổi, người lãnh đạo trong làng và bắt giữ ít nhất 27 cư dân (danh sách đính kèm dưới đây). Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh tranh chấp đất đai nơi đây khi chính quyền Hà Nội muốn tịch thu đất của dân làng để quy hoạch ‒ đe dọa nguồn sống và nơi ăn chốn ở của gần 10 nghìn cư dân.

Trước khi tấn công, cảnh sát bao vây khu vực và cắt đứt dịch vụ điện thoại và internet. Các ký giả độc lập cũng như báo giới quốc tế bị cấm không được lai vãng đến Đồng Tâm để thu thập tin tức. Ông Trịnh Bá Phương, một ký giả dân báo, cách đó 25 dặm ở Hà Nội đã bị bắt giữ và quản thúc tại gia vì phát sóng trực tiếp trên Facebook, tường thuật diễn tiến trong khi cảnh sát ập vào Đồng Tâm.

Kể từ đó, cả ông Trịnh Bá Phương và người em là Trịnh Bá Tư, cũng như một số nhà hoạt động khác, tiếp tục bị xách nhiễu và bị hăm dọa bắt giam nếu tiếp tục đưa thông tin về hành vi của cảnh sát. Chính quyền Việt Nam áp lực Facebook phải tháo gỡ nội dung về Đồng Tâm và đoàn quân dư luận viên liên tục tấn công tài khoản của giới hoạt động nhân quyền.

Một tháng sau cuộc tấn công, có ít nhất là 27 cư dân vẫn còn bị biệt giam và không ai có tin tức gì về số phận của họ. Họ không được luật sư tiếp cận để bảo vệ pháp lý. Lấy danh nghĩa là ngăn chận “tài trợ cho khủng bố”, Bộ Công An ra lệnh cho Vietcombank đông lạnh tài khoản nhận tiền đóng góp của hàng trăm cá nhân để hỗ trợ chi phí mai táng cho gia đình ông Lê Đình Kình. Người chủ tài khoản là nhà hoạt động xã hội Nguyễn Thúy Hạnh, không thể lấy ra số tiền đóng góp là 528 triệu đồng VN ($23.000 USD).

Hành vi hung ác khôn lường của cảnh sát tại Đồng Tâm và đợt trấn áp sau đó đã phơi bày tình trạng leo thang vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Chính quyền Việt Nam tiếp tục cho thấy họ bất chấp các quy ước quốc tế về chống tra tấn và Công Uớc Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị.

Vì thế chúng tôi khẩn khoản kêu gọi Bà và Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc hãy:

– Chỉ định Báo Cáo Viên Đặc Biệt để điều tra sự kiện Đồng Tâm và đưa ra khuyến nghị quy trách nhiệm cho những viên chức nào vi phạm nhân quyền thô bạo;

– Kêu gọi chính quyền Việt Nam hãy trả tự do cho tất cả những người bị bắt giữ tùy tiện trong cuộc tấn công vào Đồng Tâm đêm 9 tháng Giêng và dừng ngay những biện pháp trả đũa đối với dân làng Đồng Tâm và những người ủng hộ họ;

– Thúc đẩy chính quyền Việt Nam cho phép giới báo chí độc lập và xã hội dân sự di chuyển tự do đến Đồng Tâm để tiếp xúc với người dân địa phương mà không lo sợ bị trả đũa.

Đồng ký tên,

Nathalie Seff
Giám Đốc Điều Hành
Tổ chức Hành Động Công Giáo nhằm Loại Trừ Tra Tấn (ACAT France)

Nguyễn Lê Hùng
Hội Bầu Bí Tương Thân

Nguyễn Văn Đài
Hội Anh Em Dân Chủ

Vũ Mạnh Hùng
Hội Giáo Chức Chu Văn An

Rodolphe Prom
Destination Justice

Nguyễn Tường Thụy
Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam

Nhà Xuất Bản Tự Do (Liberal Publishing House)

Linh mục Đặng Hữu Nam
Giáo xứ Mỹ Khánh, Giáo phận Vinh

Christophe Deloire
Tổng Thư Ký
Ký Giả Không Biên Giới (Reporters Without Borders)

Safeguard Defenders

Linh mục JB Nguyễn Đình Thục
Giáo xứ Song Ngọc, Giáo phận Vinh

Rolin Wavre
Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM)

Đỗ Hoàng Điềm
Việt Tân

Dương Thị Phương Hằng
Nghiệp Đoàn Báo Chí Việt Nam

Trịnh Thị Ngọc Kim
Nghiệp Đoàn Sinh Viên Việt Nam

Watchdogs Unleashed

**
Danh sách những người bị bắt giữ trong vụ Đồng Tâm:

Danh sách 27 cư dân Đồng Tâm bị bắt giữ tùy tiện trong cuộc tấn công rạng sáng 9/1/2020
Danh sách 27 cư dân Đồng Tâm bị bắt giữ tùy tiện trong cuộc tấn công rạng sáng 9/1/2020

Bản Anh ngữ:

February 25, 2020

Ambassador Elisabeth Tichy-Fisslberger
President
Human Rights Council
United Nations
Geneva, Switzerland

Re: Request to investigate the gross human rights violations in Dong Tam, Vietnam

Dear Ambassador,

We, the undersigned human rights organizations, write to draw your attention to the recent crackdown in Dong Tam near Hanoi.

On January 9, Vietnamese authorities reportedly mobilised 3,000 riot police to raid Hoanh Hamlet, Dong Tam Commune, killing 84-year-old community leader Le Dinh Kinh and arresting at least 27 residents (names included below). This occurred in the context of a prolonged land dispute in which the Hanoi municipal authorities tried to seize valuable land for redevelopment—threatening the livelihood and displacement of nearly 10,000 long-time residents.

Prior to the attack, police locked down the whole area and suspended phone and internet service. Independent journalists and international media outlets were banned from travelling to Dong Tam to report on the attack. Trinh Ba Phuong, a citizen journalist, based 25 miles away in Hanoi, was detained and put under house arrest for broadcasting a livestream on Facebook, reporting on the events as riot police stormed Dong Tam.

Since then, both Trinh Ba Phuong and his brother Trinh Ba Tu, as well as a number of other activists, continue to be harassed and threatened with arrest for trying to shed further light onto the police action. Vietnamese authorities pressured Facebook to remove content about Dong Tam and government trolls have targeted the accounts of human rights activists.

A month after the attack, at least 27 residents are still being held incommunicado and their well-being is unknown. They are all barred from legal access. Under the pretext of blocking “terrorist financing”, the Ministry of Public Security ordered Vietcombank to freeze the bank account to which hundreds of individuals donated money to support Le Dinh Kinh’s family with funeral expenses. The holder of the account, social activist Nguyen Thuy Hanh, has not been able to withdraw 528 million Vietnamese dong ($23,000 USD).

This appalling police brutality in Dong Tam and the repression following reveals the escalation of human rights abuse in Vietnam. The Vietnamese government continues to show complete disregard for international conventions including the UN Convention Against Torture and the International Covenant on Civil and Political Rights.

Therefore, we urgently call on you and the UN Human Rights Council to:

– Arrange for a Special Rapporteur to investigate the Dong Tam incident and provide recommendations on holding any officials responsible for gross human rights abuses accountable.

– Urge the Vietnamese government to release all individuals arbitrarily detained during the police raid on Dong Tam on January 9th and to cease all forms of retaliation against the residents of Dong Tam and their supporters

– Insist that the Vietnamese government allow independent media organisations and civil society to freely travel to Dong Tam and speak with local residents without fear of retribution

Signed,

Nathalie Seff
Executive Director
Action by Christians for the Abolition of Torture (ACAT France)

Nguyen Le Hung
Bau Bi Tuong Than Association

Nguyen Van Dai
Brotherhood For Democracy

Vu Manh Hung
Chu Van An Educational Profession Association

Rodolphe Prom
Destination Justice

Nguyen Tuong Thuy
Independent Journalists Association of Vietnam

Liberal Publishing House

Reverend Anthony Dang Huu Nam
My Khanh Parish, Vinh Diocese

Christophe Deloire
General Secretary
Reporters Without Borders (RSF)

Safeguard Defenders

Reverend JB Nguyen Dinh Thuc
Song Ngoc Parish, Vinh Diocese

Rolin Wavre
Swiss-Vietnam Committee (COSUNAM)

Do Hoang Diem
Viet Tan

Duong Thi Phuong Hang
Vietnamese Journalists Union

Trinh Thi Ngoc Kim
Vietnamese Students Union

Watchdogs Unleashed

List of those who were arrested during the Dong Tam incident:

List of those who were arrested during the Dong Tam incident.
List of those who were arrested during the Dong Tam incident.

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.