Cảnh báo rủi ro về mời gọi đầu tư từ công ty bất động sản của Phạm Nhật Vượng

Ảnh chụp màn hình Youtube VOA
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Công ty Quản lý và Đầu tư Bất động sản, VMI, mới ra đời cách đây 1 tháng và có 90% vốn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, hiện mời chào đầu tư vào bất động sản với mỗi suất đầu tư chỉ có mức tối thiểu là 38 triệu đồng, kèm theo cam kết lợi nhuận lên đến 8,5-9,5% cho những ai đầu tư trong 3 hoặc 5 năm.

Tuy nhiên, theo quan sát của VOA, những người am hiểu về kinh doanh lên tiếng cảnh báo về tính pháp lý và mức độ an toàn của loại hình đầu tư kiểu này.

VMI bắt đầu đi vào hoạt động hôm 6/10, với vốn điều lệ 18 nghìn tỷ đồng, hầu hết là tiền của ông Vượng. Có 5% vốn đầu tư vào VMI là tiền của Vinhomes, tức công ty phát triển bất động sản trong tập đoàn Vingroup thuộc sự sở hữu, điều hành của ông Vượng

Ban đầu, VMI giới thiệu mô hình kinh doanh là họ đầu tư vào các bất động sản sẵn có hoặc hình thành trong tương lai của Vinhomes, sau đó chia giá trị bất động sản thành 50 phần và khách hàng có thể tham gia đầu tư từng phần thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Các nhà đầu tư sẽ được VMI chứng nhận quyền tài sản và được phân chia lợi nhuận phát sinh từ quyền tài sản này tương ứng với tỷ lệ đầu tư, hãng cho hay, được báo chí Việt Nam dẫn lại.

Từ ngày 2 đến 9/11, thông qua báo chí, VMI quảng bá việc chia nhỏ sản phẩm bất động sản bao gồm nhà thấp tầng Vinhomes có giá 7 tỷ đồng/căn thành 200 phần, khoảng 38 triệu đồng/phần, để thu hút các nhà đầu tư.

Sau 5 năm, theo thỏa thuận đầu tư, khách hàng sẽ được hưởng mức lợi nhuận tối thiểu 8,5%/năm, hoặc 9,5%/năm với nhà đầu tư tiên phong, và tối đa là mức tăng giá của căn nhà trên thị trường, các bài báo về mô hình đầu tư của VMI cho hay.

Theo quan sát của VOA, một số diễn đàn trên mạng và những người am hiểu về kinh doanh lên tiếng cảnh báo cần thận trọng với việc góp vốn, đầu tư còn mới mẻ kể trên.

Nhiều người cho rằng đó là một hình thức “ảo hóa” tài sản thật bằng cách chia nhỏ một sản phẩm bất động sản thành hàng chục hay hàng trăm phần để thu hút vốn, thay vì dùng kênh chứng khoán, ngân hàng.

Trong số những người bình luận về vấn đề này, nhà quan sát Dương Quốc Chính, Facebooker có 65 nghìn người theo dõi, đưa ra nhận định với VOA rằng động thái mới nhất của tỷ phú Vượng nằm trong bối cảnh chung là thị trường chứng khoán đi xuống, cộng với việc khó huy động vốn từ ngân hàng và cả trái phiếu doanh nghiệp.

Đó là những yếu tố làm cho Vinhomes rơi vào tình trạng “khát vốn nặng.” Bên cạnh đó, tham vọng sản xuất ô tô VinFast cũng là “cỗ máy hút tiền” của Vingroup. “Vì thế, ông Vượng mới nghĩ ra VMI để làm kênh hút tiền của nhà đầu tư nhỏ,” ông Chính nói.

Nhận định về sự vận hành của VMI và Vinhome, ông Chính đưa ra hình ảnh “ông Vượng rất khôn, chơi chiêu lấy từ túi nọ bỏ vào túi kia” vì cả Vinhomes lẫn VMI đều là của ông Vượng mà thôi, ông Chính lý giải.

“Ông ấy lập ra VMI rồi dùng nó mua bất động sản, đã và đang hình thành, của Vinhomes, rồi bán lẻ lại cho nhà đầu tư nhỏ dưới hình thức hợp tác kinh doanh. Nhà đầu tư kiếm lời từ lợi nhuận gia tăng giá trị bất động sản trong thời gian đầu tư. Vấn đề là chắc gì nó đã gia tăng?!”, ông Chính nói với VOA.

Facebooker thường bình luận, phản biện về nhiều vấn đề kinh tế, xã hội ở Việt Nam dự đoán rằng vì cả hai công ty đều của tỷ phú Vượng, nên ông ấy có thể dễ dàng chuyển giá qua lại giữa Vinhomes và VMI.

“Lợi nhuận của VMI sẽ được tráo qua lại với Vinhomes. Nếu muốn VMI giảm lãi, ông Vượng thổi giá bất động sản Vinhomes lên, khi đó lợi nhuận được đẩy từ VMI sang Vinhomes, và ngược lại. VMI và Vinhomes là bình thông nhau. Nếu thị trường chứng khoán lên, tiền từ chứng khoán bơm qua Vinhomes rồi lấy về qua VMI. Nếu thị trường chứng khoán đi xuống, tiền từ nhà đầu tư bơm qua VMI sẽ chảy sang lợi nhuận của Vinhomes. Ông Vượng ăn được cả 2 đầu!”, ông Chính phân tích với VOA.

Nhìn nhận rằng lâu nay, nhiều người đánh giá cao và tin tưởng tỷ phú Vượng và Vingroup vì bất động sản của họ thường tăng giá cao, nên có thể các nhà đầu tư sẽ “đóng tiền ào ào” vào VMI, ông Chính tiên liệu.

Nguồn: VOA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Volker Türk, Cao ủy Nhân quyền LHQ (phải) và bà Ravina Shamdasani, Phát ngôn nhân của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ. Ảnh: Reuters

LHQ quan ngại việc Việt Nam bắt giữ chuyên gia năng lượng Ngô Thị Tố Nhiên

Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc bày tỏ quan ngại về việc chính quyền Việt Nam bắt giữ chuyên gia năng lượng xanh Ngô Thị Tố Nhiên, người từng cộng tác với các cơ quan của LHQ và Hoa Kỳ, chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Joe Biden đến Hà Nội và ký các thỏa thuận kinh doanh và nhân quyền, theo Reuters.

Tử tù Lê Văn Mạnh (ảnh phải) và cảnh người thân của anh than khóc tức tưởi bên nấm mộ mới đắp

Công lý đã bị tử hình?

Sau vụ cháy chung cư thảm khốc lấy đi 56 sinh mạng ở Hà Nội thì cái chết của Lê Văn Mạnh là sự kiện bi thương tiếp nối. Chúng ta chỉ có thể cầu nguyện cho những linh hồn khổ đau ấy được đến một thế giới khác tốt đẹp hơn. Rồi sao nữa? Để chờ đợi đến lượt chính chúng ta hoặc con em chúng ta trở thành những nạn nhân thê thảm của một xã hội mục nát và băng hoại, nơi mà Công lý đã bị tử hình từ lâu?

Ảnh phải: Con hươu mang đôi sừng màu máu là con giống duy nhất tử tù Lê Văn Mạnh làm trong tù. Cái chết của anh kết thúc 19 năm giam cầm và kêu oan không ngừng nghỉ; và ảnh trái: cảnh người thân của anh than khóc tức tưởi bên nấm mộ mới đắp

Ly rượu máu người

Bởi vậy, cần phải nói rõ với nhau, xử tử Lê Văn Mạnh không phải là một hành động bột phát từ giới chức tòa án cấp thấp ở Thanh Hóa mà là một quyết định có cân nhắc tính toán của chóp bu chính trị trong đảng.

Nhưng vì sao họ phải làm như vậy?